BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HH Thời gian làm bài: phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 139 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO 3 2M thu được 0,15 mol NO; 0,05mol N 2 O và dung dịch D. cô cạn dung dịch D thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 89,8 g B. 120,4 g C. 90,3 g D. 110,7 g Câu 2: Khi cho Fe tác dụng với dd AgNO 3 dư,trong dd thu được sau phản ứng gồm A. Fe(NO 3 ) 2 ,Fe(NO 3 ) 3 B. Fe(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 2 ,AgNO 3 D. Fe(NO 3 ) 3 ,AgNO 3 Câu 3: Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước được 200 ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y bằng A. 1,00 B. 1,52 C. 0,82 D. 1,12 Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , Al, Al 2 O 3 , Fe. Cho X tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A 1 , dung dịch B 1 , khí C 1 . Khí C 1 lấy dư cho tác dụng với X nung nóng được hỗn hợp chất rắn A 2 . Dung dịch B 1 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư được dung dịch B 2 . Chất rắn A 2 cho tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng được dung dịch B 3 và khí C 2 . Cho B 3 tác dụng với bột Fe được dung dịch B 4 . Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là A. 3 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 5: Nước Svayde có công thức hoá học là: A. [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 B. Cu(NH 3 ) 2 . 2H 2 O C. [Cu(NH 3 ) 2 ](OH) D. Cu(NH 3 ) 4 Câu 6: Đồng thau là hợp kim nào sau đây: A. Cu – Ni B. Cu – Fe C. Cu- Cr D. Cu – Zn Câu 7: − Cho 3,2 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V 1 lít NO. − Cho 3,2 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thoát ra V 2 lít NO (biết NO là sản phẩm khử đuy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Quan hệ giữa V 1 và V 2 là: A. V 1 =0,6V 2 B. V 1 =V 2 C. V 1 =1,67V 2 D. V 2 =2V 1 Câu 8: Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối K 2 Cr 2 O 7 A. Không thay đổi B. Chuyển từ màu da cam sang màu vàng C. Từ màu da cam sang không màu D. Chuyển từ màu vàng sang màu da cam Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58 gam KMnO 4 trong môi trường axit H 2 SO 4 . Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 ban đ ầu l ần l ư ợt l à: A. 76% và 24% B. 33% và 67% C. 67% và 33% D. 24% và 76% Câu 10: Có các dung dịch AlCl 3 , NaCl, MgCl 2 , H 2 SO 4 . Chỉ được dùng thêm một thuốc thử , thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó: Trang 1/4 - Mã đề thi 139 A. Dung dịch quì tím B. Dung dịch Ba(OH) 2 dư C. Dung dịch BaCl 2 dư D. Dung dịch AgNO 3 Câu 11: Tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu ta dùng dung dịch nào sau đây: A. FeSO 4 B. Fe 2 (SO 4 ) 3 C. AgNO 3 D. H 2 SO 4 đặc nóng Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam X vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, dư được 43,2g SO 2 . Cho 23,4 gam X vào bình chứa 850 ml dung dịch H 2 SO 4 1M loãng, dư sau khi phản ứng hoàn toàn được khí Y. Dẫn toàn bộ lượng khí Y vào ống đựng bột CuO dư, nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Số mol của Al, Fe, Cu trong hỗn hợp X lần lượt là A. 0,15; 0,2; 0,2. B. 0,15; 0,15; 0,2. C. 0,2; 0,2; 0,2. D. 0,2; 0,15; 0,15. Câu 13: Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau: X + Y → không xảy ra phản ứng; Y + Cu → không xảy ra phản ứng X + Cu → không xảy ra phản ứng; X + Y + Cu → xảy ra phản ứng X, Y có thể là A. Fe(NO 3 ) 3 và NaHSO 4 . B. AgNO 3 và NaHSO 4 . C. NaNO 3 và NaHSO 4 . D. NaNO 3 và NaHCO 3 Câu 14: Các kim loại Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO 4 , FeCl 2 , FeCl 3 số cặp chất có phản ứng với nhau là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 15: Khối lượng CuSO 4 .5H 2 O cần thêm vào 300 gam dung dịch CuSO 4 10% để thu được dung dịch có nồng độ CuSO 4 25% là: A. 121,3 g B. 60 g C. 115,4g D. 40 g Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 2 gam sắt bột trong không khí thu được 2,762 gam một oxit sắt duy nhất. Công thức của oxit sắt là: A. Fe x O y B. Fe 2 O 3 C. FeO D. Fe 3 O 4 Câu 17: Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570 o C thì tạo ra sản phẩm: A. FeO và H 2 B. Fe(OH) 2 và H 2 C. Fe 2 O 3 và H 2 D. Fe 3 O 4 và H 2 Câu 18: Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe 2 O 3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Tính thể tích ( đktc) khí NO và NO 2 lần lượt là: A. 0,672 lít và 0,224 lít B. 6,72 lít và 2,24 lít C. 2,24 lít và 6,72 lít D. 0,224 lít và 0,672 lít Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị , bằng dung dịch HNO 3 được 5,6 lít ( đktc) hỗn hợp khí A nặng 7,2 gam gồm NO và N 2 . Kim loại đã cho là: A. Fe B. Al C. Cr D. Zn Câu 20: Điện phân 250ml dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ, khi ở catot bắt đầu có bọt khí thì ngừng điện phân, thấy khối lượng catot tăng 4,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO 4 ban đầu là: A. 0,45M B. 0,15M C. 0,35M D. 0,3M Câu 21: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để đánh trong nước? A. Li 2 SO 4 . Al 2 (SO 4 ) 3 . 24 H 2 O B. K 2 SO 4 . Al 2 (SO 4 ) 3 . 24 H 2 O C. Na 2 SO 4 . Al 2 (SO 4 ) 3 . 24 H 2 O D. (NH 4 ) 2 SO 4 . Al 2 (SO 4 ) 3 . 24 H 2 O Trang 2/4 - Mã đề thi 139 Câu 22: Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất lưỡng tính? A. Al 2 O 3 B. NaHCO 3 C. Cr 2 O 3 D. CrO 3 Câu 23: Cho a gam hỗn hợp Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,7a gam và V lít khí (đktc). Giá trị của a và V là A. 16,5 gam; 4,48 lít. B. 33,07 gam; 4,48 lít. C. 35,5 gam; 5,6 lít.` D. 17,45 gam; 3,36 lít. Câu 24: Fe phản ứng với dãy các chất nào sau đây đều tạo hợp chất sắt(III)? A. Cl 2 ,HNO 3 (l),H 2 SO 4 đ,t o B. AgNO 3 ,Fe 2 (SO 4 ) 3 ,HCl C. Cl 2 ,S,H 2 SO 4 (l),CuSO 4 D. HCl,H 2 SO 4 (l),Cl 2 Câu 25: Cho bột Zn dư vào dung dịch B chứa 2,835 gam Zn(NO 3 ) 2 và 3,76 gam Cu(NO 3 ) 2 được dung dịch X. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X được 2,97 gam kết tủa. Giá trị của V là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 30 hoặc 40 B. 50 C. 30 D. 30 hoặc 50 Câu 26: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X chứa 2 muối AlCl 3 và FeSO 4 được kết tủa Y. Lấy kết tủa Y đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z gồm: A. Fe 2 O 3 B. Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 B. FeO D. Al 2 O 3 và FeO Câu 27: Dùng 100 tấn quặng có chứa Fe 3 O 4 để luyện gang (chứa 95% Fe), cho biết rằng hàm lượng Fe 3 O 4 trong quặng là 80%, hiệu suất quá trình là 93%. khối lượng gang thu được là: A. 56,71 tấn B. 55,82 tấn C. 56,25 tấn D. 60,96 tấn Câu 28: Có thể dùng 1 hóa chất để phân biệt Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . hóa chất này là: A. HCl loãng B. H 2 SO 4 loãng C. HNO 3 loãng D. HCl đặc Câu 29: Thép là hợp kim của sắt trong đó có chứa A. 2% → 5% C B. 0,01% → 2% C C. 0,1% → 5% C D. 5% → 8% C Câu 30: Không thể điều chế Cu từ CuSO 4 bằng cách: A. điện phân nóng chảy muối B. dùng Fe để khử hết Cu 2+ ra khỏi dung dịch muối C. cho tác dụng với dd NaOH dư, sau đó lấy kết tủa Cu(OH) 2 đem nhiệt phân rồi khử CuO tạo ra bằng C. D. điện phân dung dịch muối Câu 31: Tính chất hóa học của ion Cr 3+ trong dd là A. Chỉ có tính oxi hóa B. Chỉ có tính khử C. Vừa có tính khử,vừa có tính oxi hóa D. Vừa có tính axit,vừa có tính bazơ Câu 32: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. hoàn tan hỗn hợp chất rắn này vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được 672ml khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của x là: A. 0,24 B. 0,12 C. 0,15 D. 0,21 Câu 33: Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, nóng đỏ vào lọ thuỷ tinh đựng đầy khí clo, đáy lọ chứa một lớp nước mỏng ? A. dây đồng không cháy. B. đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ thuỷ tinh có màu xanh nhạt. C. đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, lớp nước sau pư không màu. D. dây đồng cháy tạo khói màu đỏ Câu 34: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau đây tăng theo thứ tự nào? Trang 3/4 - Mã đề thi 139 A. Al < Ag < Cu B. A, B, C đều sai. C. Cu < Al < Ag D. Al < Cu < Ag Câu 35: Khi cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch chứa FeCl 3 , CuSO 4 , AlCl 3 thu được kết tủa. nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn X. chất rắn X gồm: A. FeO, CuO, Al 2 O 3 B. Fe 3 O 4 , CuO, BaSO 4 C. Fe 2 O 3 , CuO, BaSO 4 D. Fe 2 O 3 , CuO Câu 36: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào dung dịch chứa Ca(OH) 2 dư thì thu được 5 gam kết tủa. m có giá trị là: A. 3,12g B. 4,0g C. 3,22g D. 4,2 g Câu 37: Cho một mảnh Ba kim loại dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Trong dung dịch có hiện tượng : A. Có bọt khí, có kết tủa B. Có kết tủa và hiện tượng tan dần kết tủa C. Có bọt khí, có kết tủa và kết tủa tan dần, đến một thời điểm nào đó kết tủa không tan nữa. D. Al 3+ bị đẩy ra khỏi dung dịch muối Câu 38: Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít H 2 (đktc). nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl thì giải phóng 1,792 lít khí H 2 (đktc). Kim loại đó là: A. Al B. Mg C. Fe D. Cr Câu 39: Đun nóng hỗn hợp X gồm bột Fe và S. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp này khi tác dụng với dung dịch HCl có dư thu được chất rắn không tan Z và hỗn hợp khí T. Hỗn hợp Y thu được ở trên bao gồm các chất: A. FeS 2 , Fe, S B. FeS 2 , FeS, S C. FeS 2 , FeS D. Fe, FeS, S Câu 40: Hỗn hợp A gồm Fe 3 O 4 , FeO, Fe 2 O 3 mỗi oxit đều có 0,5 mol. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để hoà tan hỗn hợp A là: A. 9 lít B. 4 lít C. 8 lít D. 6 lít HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 139