Kết quả 3GHz nhưng với Sempron AM2 3500+ được ko ? Nếu được thì đây,chỉ 1 lưu ý nhỏ là tui sử dụng HSF df giống potterviet và chưa test SP2004 !!!! (xem thêm ở thread này:_http://forum.amtech.com.vn/showthread.php?t=21381 ) Còn 3GHz với Athlon 64 AM2 3000+ thì ở VN cũng có người vượt qua luôn rồi, đó là cha Ken , n&n và jackalkhoa bên amtech. Đó là những người post kết quả lên chứ những người ko post chắc cũng nhiều Nói chung bây giờ mức 3GHz với AMD K8 AM2 cũng bình thường, hầu như ai biết cách sử dụng cũng đạt đến được. AMD Athlon 64 3000+ vs. Intel Pentium 4 630 SO SÁNH 2 BỘ XỬ LÍ AMD ATHLON 64 3000+ 1,8GHz và INTEL PENTIUM 4 630 3GHz Bài viết này có các mục sau : 1.Giới thiệu khái quát. 1.1.Cách đặt tên CPU. 1.2.Đặc điểm kỹ thuật cơ bản. 1.3.Các công nghệ tiêu biểu. 2.Đánh giá hiệu năng. 2.1.Ứng dụng thông thường. 2.2.Game. 2.3.Ứng dụng làm việc chuyên nghiệp. 3.Nhận xét. 1.Giới thiệu khái quát: 1.1.Cách đặt tên CPU: Trên thị trường Việt Nam hiện nay, AMD Athlon 64 3000+ được nhiều người quan tâm và thường được so sánh với Intel Pentium 4 530/630/631 3GHz (3 model CPU của Intel có cùng tốc độ và khả năng xử lí, chỉ khác nhau về core và các tập lệnh hỗ trợ). 1.1.a.AMD: Trong tên gọi của CPU AMD Athlon 64 3000+, không hề xuất hiện xung nhịp thực của CPU. Đây là điều hơi khác lạ đối với người Việt Nam vì họ thường đánh giá khả năng của CPU theo tên gọi “có xung nhịp kèm theo”, ví dụ như 1 mẫu đối thoại sau: A: Máy nhà B dùng CPU gì vậy ? Máy tôi dùng Pentium 4 2GHz. B: Máy của tôi dùng CPU Pentium 4 3GHz. A: Vậy là máy bạn nhanh hơn máy tôi rồi. Cách nghĩ và gọi tên như vậy là do thói quen dùng CPU Intel . Cách so sánh hiệu năng như trên sẽ đúng nếu 2 CPU đó được sản xuất theo cùng 1 công nghệ , vì khi đó, CPU nào có xung nhịp cao hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn. Nhưng nếu ta so sánh 2 CPU của 2 hãng khác nhau, công nghệ chế tạo khác nhau thì hiệu năng không còn đi đôi với xung nhịp. Ví dụ như khi so sánh 2 CPU AMD và Intel có cùng tốc độ 1,8GHz, CPU AMD có hiệu năng vượt trội hoàn toàn so với CPU Intel. Chính từ điều trên mà hãng AMD đã không còn đặt tên CPU của mình dựa theo xung nhịp nữa. Bắt đầu từ dòng Athlon XP của thế hệ K7 trở đi, AMD đã đặt tên sản phẩm của mình là tên sản phẩm cộng với 1 con số phía sau . Vd: AMD Athlon XP 2500+ : con số 2500+ có ý nghĩa là CPU Athlon XP này có hiệu năng tương đương 1 CPU 2500MHz cùng cấp của Intel. Tương tự như vậy, CPU Athlon 64 3000+ 1800MHz được AMD xác định là có hiệu năng tương đương CPU 3000MHz của Intel. Sự tương đương ở đây được đánh giá trên nhiều mặt và có giá trị tương đối. 1.1.b.Intel: Sau một thời gian AMD đưa ra cách đặt tên mới cho dòng CPU để bàn, Intel cũng đã nhận ra khuyết điểm về tên gọi CPU có kèm theo xung nhịp. Khuyết điểm đó là họ không thể đưa ra thị trường các CPU có tốc độ ngày càng cao được. Vi kiến trúc NetBurst được Intel áp dụng cho dòng CPU Pentium 4 có thể áp dụng để sản xuất các CPU có xung nhịp cao như 4-5GHz hoặc hơn nữa nhưng xung nhịp cao luôn đi đôi với vấn đề như lượng điện năng tiêu thụ, hiệu năng không tỉ lệ thuận với mức xung tăng thêm, và đặc biệt là vấn đề tản nhiệt. Khi tung ra dòng CPU Pentium 4 dùng đế cắm LGA 775, Intel đã không còn kèm theo xung nhịp trong tên gọi CPU nữa. Họ đặt tên CPU theo từng serie. Ví dụ như Pentium 4 630. 630 là tên 1 model CPU thuộc serie 6xx. Mỗi model có 1 tốc độ xung nhịp và chức năng nhất định. 1.2.Đặc điểm kỹ thuật cơ bản: Thông tin từ CPU-Z: AMD Athlon 64 3000+ . độ ngày càng cao được. Vi kiến trúc NetBurst được Intel áp dụng cho dòng CPU Pentium 4 có thể áp dụng để sản xuất các CPU có xung nhịp cao như 4-5 GHz hoặc hơn nữa nhưng xung nhịp cao luôn đi. 1 tốc độ xung nhịp và chức năng nhất định. 1.2.Đặc điểm kỹ thuật cơ bản: Thông tin từ CPU-Z: AMD Athlon 64 3000+ . Bài viết này có các mục sau : 1.Giới thiệu khái quát. 1.1.Cách đặt tên CPU. 1.2.Đặc điểm kỹ thuật cơ bản. 1.3.Các công nghệ tiêu biểu. 2.Đánh giá hiệu năng. 2.1.Ứng dụng thông thường.