Tự tạo games bằng Game Maker Trước đây để chơi games bạn phải mua các đĩa games tại các cửa hàng hay là bạn phải tải từ trên mạng về để chơi. Tuy nhiên nếu như bạn muốn tự tạo cho mình các trò chơi thì bạn có thể dùng Game Maker. Chương trình này cho phép bạn có thể tạo được rất nhiều trò chơi ở nhiều thể loại như: hành động, khám phá, đua xe, bắn máy bay, võ thuật, logic có thể nói là gần như mọi thể loại games hiện nay. Ngoài ra nó còn cho phép bạn tự tạo cũng như đưa thêm các đối tượng mới, hình ảnh, âm thanh…. vào trò chơi của mình. Do khuôn khổ giới hạn của bài viết, nên tôi chỉ xin hướng dẫn bạn một trò chơi khá đơn giản, đó là trò chơi “luyện phản xạ nhấp chuột”, các trò chơi khác bạn có thể tự thực hiện. Mục đích của trò chơi này là bạn phải nhấp trúng quả banh đang di chuyển trong bốn bức tường, và mỗi khi bạn nhấp trúng quả banh thì nó sẽ chuyển động theo một quy luật khác. Bạn có thể tạo một hay nhiều quả banh di chuyển cùng một lúc cũng được. Bạn thực hiện như sau: - Tạo trò chơi tập phản xạ chuột: Đầu tiên bạn vào phần File/New để tạo trò chơi mới. - Đưa các đối tượng vào trò chơi (Add/ Add Sprite): Phần này cho phép bạn đưa các đối tượng liên quan vào trong trò chơi. Đối với trò chơi này thì có hai đối tượng đó là bức tường và quả banh. Để đưa nhanh đối tượng vào trò chơi thì bạn có thể nhấp trên thanh Toolbar (Add a Sprite), khi đó nó sẽ hiện ra một cửa sổ khác, bạn đặt tên cho nó trong phần Name (ví dụ: quả banh), tiếp theo nhấp vào phần Load Sprite, sau đó chọn đối tượng nào đó trong danh sách của chương trình (ví dụ: ball_green), (nếu muốn đưa các đối tượng mà bạn tự thiết kế vào thì bạn chỉ việc thiết kế nó bằng các chương trình đồ họa để đưa vào). Tiếp theo nhấn OK. Bạn thực hiện tương tự để đưa các đối tượng khác vào. Nếu bạn muốn chỉnh sửa một đối tượng nào đó, thì trong cửa sổ bên trái của chương trình có liệt kê tất cả các đối tượng mà bạn đã đưa vào (Sprites), bạn nhấp chuột phải vào nó và chọn Properties để chỉnh sửa. - Đưa âm thanh vào trò chơi games (Add Sound): Để đưa âm thanh vào thì bạn thực hiện tương tự như phần đưa các đối tượng vào trò chơi. - Gán các sự kiện cho đối tượng (Add Objects): Phần này là phần quan trọng nhất của việc tạo trò chơi games. Vì các đối tượng là bất động, do đó bạn phải gán các sự kiện cho nó để nó chuyển động hay thực hiện những chức năng nào đó trong trò chơi. Đối với trò chơi này thì chỉ có quả banh là chuyển động, còn bức tường thì đứng im, cho nên bạn chỉ cần gán sự kiện chuyển động cho quả banh, quả banh sẽ chuyển động theo các hướng bất kỳ, chuyển động này sẽ được thay đổi khi bạn nhấp chuột trúng nó, đồng thời khi bạn nhấp chuột trúng nó sẽ có một âm thanh phát ra. Đầu tiên bạn cần đưa hai đối tượng cần gán sự kiện là quả banh và bức tường vào phần Objects (mặc dù bức tường đứng im nhưng sự kiện của quả banh có liên quan đến bức tường nên bạn cũng phải đưa vào), tương tự như phần đưa đối tượng vào phần Sprites. Tiếp theo bạn làm như sau: * Gán sự kiện cho quả banh (Add Events): Bạn nhấp vào phần Add a Objects trên thanh Toolbar, khi đó nó sẽ hiện ra một cửa sổ khác, trong phần Sprite, bạn nhấp vào nút màu trắng có hình mũi tên để chọn quả banh. Tiếp theo bạn nhấp vào nút Add Event bên dưới: 1. Gán sự kiện di chuyển cho quả banh (Create): Khi chọn phần Create thì nó sẽ đưa phần này vào trong khung Events, kế tiếp bạn nhấp chọn phần Create này, tiếp theo trong phần Move bên phải, bạn nhấp kéo biểu tượng mũi tên 8 cạnh màu đỏ (Start moving in a direction) vào khung Actions, khi đó nó sẽ hiện ra một cửa sổ khác, bạn dùng chuột nhấp vào các cạnh mũi tên trong phần Directions để xác lập các hướng di chuyển cho quả banh, sau đó chọn tốc độ di chuyển trong phần Speed (nên chọn là 8). Sau đó nhấp OK. 2. Gán sự kiện di chuyển của quả banh khi đụng vào bức tường (Collision): Khi quả banh chạm vào bức tường thì nó sẽ bị dội ra. Đầu tiên bạn nhấp vào phần Add Event và chọn Collision, tiếp theo chọn bức tường, khi đó nó sẽ gán sự kiện này vào phần Events, tiếp theo bạn nhấp chọn nó, sau đó cũng trong phần Move bên phải, bạn nhấp và kéo biểu tượng có hình mũi tên đâm vào tường và dội ra (Bounce against solid objects) vào phần Actions. Tiếp theo nhấn OK. 3. Gán sự kiện nhấp chuột trái khi nhấp trúng quả banh (Left Pressed): Khi chơi games này thì bạn dùng chuột để chơi, do đó khi bạn nhấp chuột trúng quả banh thì nó sẽ di chuyển theo hướng khác, đồng thời phát ra âm thanh và ghi điểm. Bạn cũng vào phần Add Event, rồi chọn phần Mouse, tiếp theo chọn phần Left Pressed (nhấp chuột trái) để đưa nó vào phần Events. Sau đó nhấp chọn nó, tiếp theo trong phần Move, bạn nhấp kéo mũi tên 8 cạnh màu đỏ vào phần Actions (di chuyển theo 8 hướng), sau đó kéo biểu tượng mũi tên cong màu đỏ có dấu x và ? (Jump to a random position – Di chuyển theo hướng bất kỳ vào phần Actions, tiếp theo bạn kéo biểu tượng hình cái loa (play a sound) trong phần Main 1 vào phần Actions, sau đó chọn âm thanh nào đó, âm thanh này sẽ phát ra khi bạn nhấp chuột trúng quả banh, sau đó trong phần Score bạn kéo nút có 3 chấm tròn màu vàng (Set a score) vào phần Actions, tiếp theo xác lập giá trị của nó là 1 và đánh dấu chọn vào phần Relative rồi nhấn OK là xong. * Gán sự kiện cho bức tường: Bức tường trong trò chơi này là đứng im do đó bạn không cần phải gán sự kiện chuyển động cho nó, tuy nhiên bạn vẫn phải đưa nó vào phần Objects vì trong phần gán sự kiện cho quả banh có liên quan tới bức tường (phần Collision). - Tạo căn phòng cho trò chơi (Add Room): Phần này cho phép bạn tạo một căn phòng có kích thước nào đó để các đối tượng của trò chơi di chuyển trong đó, đối với trò chơi này là bạn phải xây 4 bức tường để cho các quả banh di chuyển trong 4 bức tường đó. Để xây bức tường thì bạn nhấp vào phần Add a Room trên thanh Toolbar. Khi đó nó sẽ hiện ra một cửa sổ khác. Trong phần Settings bạn đặt tên và chọn kích thước của căn phòng, tiếp theo bạn nhấp vào phần Objects, trong phần Object to add with left mouse bên dưới, bạn chọn bức tường để xây căn phòng, bạn dùng chuột trái để xây, muốn xóa bỏ thì nhấp chuột phải. Sau đó làm tương tự để đưa quả bóng vào trong 4 bức tường (bạn có thể đưa bao nhiêu quả bóng vào cũng được, tuy nhiên muốn chơi tốt thì chỉ đưa vào tối đa 4 quả bóng). Sau cùng bạn nhấp vào nút Stick (Close the form, saving the changes) để lưu lại. - Bây giờ bạn nhấn vào nút Run game trên chương trình để kiểm tra trò chơi của mình có hoạt động không, nếu không họat động thì bạn chỉnh sửa lại. Nếu chạy tốt thì bạn chỉ việc lưu nó lại hay xuất nó ra thành một file .exe để thành một trò chơi độc lập là xong. Lưu ý: Các bước tạo ra bất kỳ trò chơi nào cũng đều gần giống nhau, cho nên bạn chỉ cần lưu ý đến các bước chính là: đưa đối tượng vào trong trò chơi, âm thanh, gán sự kiện cho đối tượng, xây dựng phòng chơi. Đối với các trò chơi đơn giản thì bạn có thể thực hiện trong vài giờ, còn đối với các trò chơi dạng hành động hay khám phá… thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm chí bạn có thể mất vài tháng để tạo nên chúng. Chương trình có dung lượng 3,9 MB, tương thích với mọi Windows, yêu cầu Card màn hình từ 16 MB trở lên vào Direct 8X trở lên, bạn có thể download bản dùng thử tại địa chỉ: _http://www.gamemaker.nl/download/gmaker.zip. sn: updateSofts E39F743A8F7AD9E68398E056 (c) petitGarcon@updatesofts.com 5 phần mềm đồ họa cho các hình ảnh sinh động: 1. SWiSHmax Phần mềm cho phép các bạn có thể tạo các cảnh hoạt hình đẹp mắt với khoảng 230 kiểu hiệu ứng khác nhau như khối hình bị nổ hay tạo thành những cơn lốc xoáy. Phần mềm cho phép các bạn có thể tạo các hình khối cơ bản tới phức tạp, tạo các đường chuyển động cho các hình khối hoặc các dòng TEXT. Thông qua phần mềm này bạn có thể tạo cho mình những hình ảnh sinh động để gửi cho bè bạn hoặc cũng có thể làm sinh động trang web của bạn. đ/c download: www.swishzone.com size: 8,97 MB 2. Macromedia Flash MX 2004 Phần mềm chuyên dụng của MacroMedia – 1 công ty phần mềm chuyên cho ra đời các ứng dụng xử lý đồ họa mang tính hoạt hình cao. Phần mềm Flash MX 2004 cho phép bạn tạo các hoạt cảnh động, tuy không đạt được nhiều hiệu ứng cao như SWiSHmax nhưng nó là cha đẻ của Flash nên được hỗ trợ rất nhiều công cụ để lập trình các hiệu ứng cũng như nó có khả năng client- server giúp cho người phát triển có thể tạo những Website kết nối với cơ sở dữ liệu động, hiển thị dữ liệu ngay trên các tools của Flash MX 2004. Phần mềm này mang tính chuyên nghiệp cao. đ/c download: www.macromedia.com size: 72 MB 3.CoffeCup GIF Animator 7.0 Phần mềm hỗ trợ cho các bạn tạo các ảnh GIF động cho website của bạn, khi sử dụng phần mềm này các bạn có thể theo từng bước của chương trình sử dụng những bức ảnh BMP hoặc JPG để tạo các frame cho ảnh GIF động của mình. Ngoài ra, chương trình cũng cho phép các bạn có thể import các frame của các đoạn phim AVI để chuyển thành ảnh GIF hoặc có thể sửa đổi các frame có sẵn trong ảnh GIF động của bạn.Chương trình cho phép bạn có thể xuất ảnh GIF động của bạn ra định dạng của Flash cùng với mã code hỗ trợ trên trang HTML. đ/c download: http://www.coffeecup.com/gif-animator/ size: 1,86 MB 4. KoolMoves 4.5.3 Tiện lợi, dễ sử dụng cùng với những hình ảnh mẫu đã có sẵn mà Kool Moves đã cung cấp cho bạn. Bạn có thể dễ dàng tạo cho mình những hình ảnh hoặc những hoạt cảnh hấp dẫn mà KoolMoves đã hỗ trợ cho các bạn hầu hết các hiệu ứng hoặc các hình ảnh mẫu sống động có sẵn. Phần mềm này hỗ trợ mạnh về Web cho các bạn hơn những phần mềm trên nên các bạn có thể tạo cho mình không chỉ những hình ảnh sống động mà cả những trang web bắt mắt. download: http://www.koolmoves.com size: 2,58 MB 5. CoffeeCup Flash Firestarter 6.5 Phần mềm tiện ích của Coffeecup cho phép bạn có thể tạo được nhanh chóng những flash cùng với những hình ảnh sống động. CHương trình hỗ trợ sẵn cho các bạn mạnh về thiết kế cho Website. Bên cạnh đó chương trình cũng có tích hợp thêm nhiều tính năng như sửa đổi âm thanh, tạo các trang web sống động và tạo được các biểu tượng logo công ty dễ dàng. download: http://www.coffeecup.com/firestarter size: 3,79 MB (theo t/c Xã hội thông tin số Xuân 2005) Top 5 phần mềm tạo ra những bức ảnh nghệ thuật 1. Paint Shop Pro 9.0 Jasc cho ra đời phần mềm Paint Shop Pro phiên bản 9.0 dùng để sử dụng như một phần mềm hiển thị các bức ảnh hoặc các tác phẩm nghệ thuật “số”. Ngoài ra, phần mềm cũng cho các bạn có được những công cụ độc đáo để sửa chữa những lỗi trên các tác phẩm nghệ thuật hoặc trên những bức ảnh mà bạn có. Bạn có thể sửa chữa những khiếm khuyết như độ tối hoặc độ chói do đèn Flash gây ra, hoặc cũng có thể chỉnh sửa nhanh chóng nhiễu hoặc các vệt diềm đỏ xung quanh các đối tượng trên bức ảnh của bạn. PAin Shop Pro 9 sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các “nhiếp ảnh gia số” để có được những tác phẩm đẹp mang tính chuyên nghiệp cao. download: http://www.jasc.com/products/paintshoppro/ size: 98,73 MB 2. ADOBE PhotoShop CS Đó tất nhiên là một phiên bản của Adobe PhotoShop, được xếp vào chương trình hàng đầu cho ra đời các sản phẩm xử lý ảnh, với phiên bản 7.0 các bạn có . Macromedia Flash MX 200 4 Phần mềm chuyên dụng của MacroMedia – 1 công ty phần mềm chuyên cho ra đời các ứng dụng xử lý đồ họa mang tính hoạt hình cao. Phần mềm Flash MX 200 4 cho phép bạn tạo. t/c Xã hội thông tin số Xuân 200 5) Top 5 phần mềm tạo ra những bức ảnh nghệ thuật 1. Paint Shop Pro 9 .0 Jasc cho ra đời phần mềm Paint Shop Pro phiên bản 9 .0 dùng để sử dụng như một phần. ngay trên các tools của Flash MX 200 4. Phần mềm này mang tính chuyên nghiệp cao. đ/c download: www.macromedia.com size: 72 MB 3.CoffeCup GIF Animator 7 .0 Phần mềm hỗ trợ cho các bạn tạo