TƯ LIỆU ĐỘI File 1

10 167 0
TƯ LIỆU ĐỘI File 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu hỏi Nhà sử học bổ sung. I. Phần I, Câu hỏi trắc nghiệm: * Câu 31: Cao Lỗ là vị tướng tài dưới thời kỳ nào? a. Văn Lang. b. Âu Lạc. c. Nam Việt. Đáp án b, Âu Lạc. - Mở rộng: Cao Lỗ hay còn gọi là Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần, là một vị tướng tài của Thục phán An Dương Vương. Đến nay, chúng ta chưa biết về năm sinh của ông, ông mất vào năm 179 TCN, quê ở làng Đại Than, huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình) tỉnh Bắc Ninh. Ông là người chế ra nỏ “Liên Châu”, người đời thường gọi là nỏ thần và được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây dựng thành Cổ loa. * Câu 32: Hãy cho biết khoa thi đầu tiên của nhà Lý tổ chức để tuyển chọn nhân tài vào năm nào? a. 1071. b. 1073. c. 1075. Đáp án c, 1075. * Câu 33: Bình ngô Đại cáo, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam được Nguyễn Trãi viết vào năm nào? a. 1428. b. 1429. c. 1430. Đáp án a, 1428. - Mở rộng: Sau bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt viết vào năm 1077, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Bình ngô Đại cáo được viết bằng văn biền ngẫu, chữ Hán, gồm 74 liên (148 vế câu). Đây là văn bản chính trị có ý nghĩa lịch sử lớn, tuyên bố thắng lợi của kháng chiến 1417 – 1428, thiết lập quốc gia tự chủ của vương triều Lê (1428 – 1788). * Câu 34: Ai là người chịu trách nhiệm biên soạn Đại Việt sử ký tục biên dưới thời vua Lê Nhân Tông? a. Nguyễn Trãi. b. Phan Phu Tiên. c. Lương Thế Vinh. Đáp án b, Phan Phu Tiên. - Mở rộng: Phan Phu Tiên là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học và là nhà giáo nổi tiếng. Ông là người có công biên soạn cuốn Việt Nam thi tập là hợp tuyển tập thi ca đầu tiên của Việt Nam * Câu 35: Hãy cho biết ai là giám đốc nội dung của tờ Gia định báo – tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta? a. Nguyễn Bỉnh Khiêm. b. Lương Định Của. c. Trương Vĩnh Ký. Đáp án c, Trương Vĩnh Ký. * Câu 36: Triều định Huế ký với Pháp bản hiệp ước, chính thức dâng toàn bộ đất đai của Nam Kỳ cho Thực dân Pháp vào thời gian nào? a. 13/3/1874. b. 15/3/1874. c. 17/3/1874. Đáp án b, 15/3/1874 - Mở rộng: Ngày 15/3/1874, tại Sài Gòn, Pháp và triều đình Huế đã ký bản hiệp ước Pháp – Việt gồm 22 điều khoản, dâng toàn bộ đất đai của Nam Kỳ cho Thực dân Pháp. * Câu 37: Khởi nghĩa Yên Thế được diễn ra trong thời gian nào và do ai chỉ huy? a. 10/2/1911 do Phan Bội Châu chỉ huy. b. 10/2/1912 do Cường Để chỉ huy. c. 10/2/1913 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy. Đáp án c, 10/3/1913 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy. * Câu 38: Hiệp định sơ bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với chính phủ Pháp với giải pháp “hòa để tiến” được ký kết vào thời gian nào? a. 3/3/1946. b. 6/3/1946. c. 9/3/1946. Đáp án: 6/3/1946, đáp án b. * Câu 39: Ngày 20/7/1946, tổ chức nào đã được thành lập? a. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (nay là Tổng Công đoàn Việt Nam) b. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (còn gọi là Hội Liên Việt). c. Hội Nông dân Việt Nam Đáp án: a, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Nay là tổng Công đoàn Việt Nam). * Câu 40: Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? a. 26/7/1954. b. 28/7/1955. c. 30/6/1956. Đáp án c, 30/6/1956. * Câu 41: Hãy cho biết, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm nào? a. 179 TCN b. 180 TCN c. 181 TCN Đáp án a, 179 TCN * Câu 42: Bình Khôi công chúa là danh hiệu của: a. Trưng Trắc b. Trưng Nhị c. Lê Chân. Đáp án b, Trưng Nhị. - Mở rộng: Bình Khôi công chúa là danh hiệu mà Trưng Trắc phong cho em gái mình là Trưng Nhị, sau khi phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi được quân của Tô Định. Trưng Nhị là một nữ tướng có tài thao lược, lập được nhiều chiến công. Tài năng của bà không chỉ tung hoành trên chiến trường, cướp cờ, diệt tướng làm quân quan nhà Hán phải khiếp sợ mà bà còn có tài xây thành, đắp lũy, xây dựng vị trí đóng quân vững vàng. * Câu 43: Lý Thái Tông làm vua trong khoảng thời gian nào? a. 1028 – 1054 b. 1030 – 1056 c. 1032 – 1058 Đáp án a, 1028 – 1054. - Mở rộng: Trải qua 26 năm làm vua (1028 – 1054), Lý Thái Tông đã có nhiều cống hiến lớn. Lý Thái Tông còn có tên là Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ, sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch, Canh tí (29/7/1000). Nối ngôi lúc 28 tuổi. * Câu 44: Bộ Luật đầu tiên của nước ta – Bộ Luật hình Thư được ban hành dưới thời nào? a. Thời Đinh b. Trần c. Lý - Đáp án, c, triều Lý. * Câu 45: Chùa Một cột – tức chùa Diên Hựu được xây dựng vào năm mấy? a. 1407. b. 1409. c. 1411. Đáp án, câu b – 1409. - Mở rộng: Đây là một quần thể kiến trúc to lớn gấp vài lần chùa Một Cột ngày nay. Văn bia chùa Đọi ở Hà Nam viết về chùa ấy như sau: “Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở hoa sen ngàn cánh, trên đó dựng một tòa điện đỏ sẫm, trong điện đặt pho tượng Phật bằng vàng, quanh hồ có hành lang bao bọc, ngoài hành lang có ao Bích Trì, có cầu vồng bắc qua, phía sân trước cầu hai bên tả, hữu có bảo tháp lưu ly”. * Câu 46: Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược vào năm nào? a. 1696. b. 1697. c. 1698. Đáp án c, năm 1698. * Câu 47: Khi Thực dân Pháp xâm lược lần đầu tiên nước ta, trước một triều đình Huế bạc nhược, một người Việt Nam đã qua Mỹ để cầu viện, người đó là ai? a. Nguyễn Thành Ý. b. Bùi Viện. c. Lê Tuấn Đáp án b, Bùi Viện. - Mở rộng: Bùi Viện, hiệu Mạnh Dực, sinh vào năm 1839, ở làng Trịnh Phố, huyện Trực Định phủ Kiến Xương, Nam Định (nay là xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho nghèo. Bùi Viện là một người có những đường lối cải cách táo bạo, cho rằng nên dùng chính sách hòa bình giao thiệp với ngoại bang, tránh bạo động với một đối thủ nặng ký, đồng thời dùng đường lối ngoại giao khôn khéo giao thiệp với các nước gần xa để cân bằng thế lực với người Pháp đang ép buộc triều đình. * Câu 48: Tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam, Sài Gòn – Mỹ Tho, được xây dựng vào thời gian nào? a. tháng 11/1871. b. tháng 11/ 1881. c. tháng 11/1891. Đáp án b, tháng 11/1881. * Câu 49: Tại hội nghị Véc – Xây năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, hãy cho biết bản yêu sách được viết bằng mấy thứ tiếng và gồm mấy điểm? a. 3 thứ tiếng và 8 điểm. b. 5 thứ tiếng và 9 điểm. c. 6 thứ tiếng và 10 điểm Đáp án a, 3 thứ tiếng và 8 điểm. - Mở rộng: đó là tiếng Pháp, Việt và Hán; 8 điểm: + Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. + Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. + Tự do báo chí và tự do ngôn luận. + Tự do lập hội và hội họp. + Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. + Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ. + Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng các chế độ ra các đạo luật. + Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. * Câu 50: Hãy cho biết tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được hoàn thành vào thời gian nào? a. ngày 2/10/1932 b. ngày 2/10/1934 c. ngày 2/10/1936 Đáp án c, ngày 2/10/1936. * Câu 51: Bộ Luật Hồng Đức – một công trình lập pháp lớn của triều Hậu Lê được xây dựng và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông vào năm mấy? a. 1481. b. 1483. c. 1485. Đáp án b, 1483. - Mở rộng: Luật có 722 điều, chia thành 16 chương. Đây là một bộ luật khá hoàn chỉnh, có quy mô và cũng là một bộ luật thành văn đầu tiên của nước nhà. Bộ luật này được các đời vua kế tiếp ở các thế kỷ XVII – XVIII bổ sung và sửa đổi với tên gọi là “Lê triều hình luật”. * Câu 52: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chính thức diễn ra vào năm nào? a. 1771. b. 1773. c. 1775. Đáp án a, 1771. - Mở rộng: Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở ấp Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Tây Sơn thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam vốn gồm hai vùng: Thượng Đạo (nay thuộc Vùng Gia Lai – Kontum) và vùng đồng bằng gọi là Hạ đạo (nay thuộc tỉnh Bình Định). Vùng rừng núi thượng đạo với rừng núi rậm rạp thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ cách mạng. * Câu 53: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì? a. Đại Việt. b. Đại Cồ Việt. c. Vạn Xuân. Đáp án c, Vạn Xuân. * Câu 54: Dưới triều Trần, bộ sách lịch sử đầu tiên của dân tộc ta đã được biên soạn vào năm 1272 do Lê Văn Hưu, đó là: a. Đại Việt sử ký. b. Đại Việt sử ký toàn thư. Đáp án a, Đại Việt sử ký * Câu 55: Danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước) thời nhà Trần là ai? a. Nguyễn Bỉnh Khiêm. b. Lê Quí Đôn. c. Mạc Đĩnh Chi. Đáp án c, Mạc Đĩnh Chi. * Câu 56: Nữ giới chung – tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn vào năm nào? a. 1916. b. 1918. c. 1920. Đáp án b, 1918. - Mở rộng: tờ báo này do bà Sương Nguyệt Anh là chủ bút. Gồm 18 trang, trong đó 8 trang dành cho quảng cáo. Nội dung đăng những bài xã luận, thơ, tiểu thuyết, một vài tin tức và có cả một phần dạy làm bếp. * Câu 57: Khoa thi Nho học cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam được tổ chức tại Trung kỳ vào thời gian nào? a. 15/5/1913. b. 15/5/1916. c. 15/5/1919. Đáp án c, 15/5/1919. II. Phần II, câu hỏi tổng hợp Câu 31: Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng tiền Việt Nam được Quốc hội quyết định cho lưu hành trong cả nước vào thời điểm nào? Đáp án: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhân dân ta vô cùng phấn khởi vì thoát khỏi cảnh xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và phong kiến để bước vào thời kỳ kiến thiết đất nước. Bước vào thời kỳ đầu của chế độ mới, Chính phủ và nhân dân ta phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, vừa phải chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm vừa phải xây dựng nền tài chính quốc gia. Theo đó, ngày 28/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Bộ Tài chính để phục vụ cho việc chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính tiền tệ của nước Việt Nam độc lập. Nhận thấy rõ những khó khăn của ngành tài chính trong buổi đầu của chế độ mới, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp tháo gỡ, trong đó có việc cho phát hành đồng tiền Việt Nam. Chính vì vậy, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thảo luận và đã quyết định giao cho Bộ Tài chính tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam. Ngày 31/1/1946, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh lịch sử (Sắc lệnh số 18b) cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính phát hành tờ bạc Việt Nam để thay thế đồng bạc đông dương. Ngày 3/2/1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam chính thức ra đời và hoạt động ngay sau khi Bộ Tài chính ra Nghị định phát hành lần đầu tiên tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào. Sự ra đời của đồng tiền Việt Nam đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Kể từ đây, nền tiền tệ của chế độ Thực dân phong kiến đã bị xóa bỏ, thay vào đó là một nền tiền tệ VN độc lập và tự chủ được thiết lập. * Câu 32: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đối đầu nhau như thế nào? Đáp án: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh (1627 – 1672), quân của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đánh nhau bảy lần vào các năm 1627, 1630, 1643, 1648, 1655 – 1660, 1661 và 1672. Sau 7 lần đánh nhau không phân biệt thắng bại, cuối cùng hai bên phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Nam – Bắc. * Câu 33: ngày 1/5/1938 đã diễn ra một sự kiện mà theo Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Ngày đó thật là lớn và đối với Đông Dương có thể nói là vĩ đại”, hãy cho biết đó là sự kiện gì? Đáp án: Ngày 1/5/1938 đã diễn ra cuộc biểu dương lực lượng của 25.000 người lao động và các tầng lớp nhân dân nhân KN ngày Quốc tế lao động tại Hà Nội. Hàng năm, ngày Quốc tế Lao động trở thành cơ hội để các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức cách mạng biểu dương lực lượng và tuyên truyền cách mạng dưới nhiều hình thức như mi1ttinh, biểu tình, rải truyền đơn, bãi công,…Nhưng ngày 1/5/1938, lần đầu tiên lễ kỉ niệm được tổ chức công khai, với qui mô chưa từng có. Cuộc mittinh được tiến hành có ý thức kỷ luật và tổ chức cao, thu hút 25.000 người thuộc đủ các ngành các giới, chia thành 25 đoàn (như công nhân đường sắt, thợ may, nông dân, phụ nữ, nhà văn, nhà báo,…), với những biểu tượng riêng cho ngành, giới của mình. * Câu 34: Hãy cho biết tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm các nền văn hóa nào? Đáp án: Tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm Văn Hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Óc eo. * Câu 35: Hãy kể tên một số vị tướng tham gia khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán vào năm 40? Đáp án: Năm 40, Hai Bà Trưng phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở tại quê hương. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ngoài Trưng Trắc, Trưng Nhị, còn có rất nhiều người thuộc các tầng lớp, lứa tuổi, từ nhiều địa phương và nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó phần lớn lực lượng tham gia chủ yếu là phụ nữ. Có thể kể tên đó là: nữ tướng Lê Chân, nữ tướng Thánh Thiên (tức Ngọc Lâm), Nàng A (Quách A hay còn gọi là Khâu Ni công chúa), Bà chúa Bầu, Xuân Dương, Bà Vĩnh Huy, Bát Nạn công chúa, Ngọc Quang công chúa, Thiều Hoa công chúa,… * Câu 36: “Đội quân tóc dài” là tên gọi của phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hãy cho biết quá trình hình thành và phát triển của “đội quân” này? Đáp án: “Đội quân tóc dài” ra đời trong phong trào Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của cách mạng miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng yêu nước nổi dậy thành cao trào Đồng Khởi. Trong cuộc nổi dậy này đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài tình Nguyễn Thị Định. Chị em đã đấu tranh trực diện đòi địch chấm dứt càn quét, bắn giết nhân dân với những khẩu hiệu đấu tranh sắc bén, đã tranh thủ được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, làm cho địch phải lùi bước trước sức đấu tranh của quần chúng. Trong khí thế của phong trào Đồng Khởi, ngày 8/3/1961, Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập là ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam tham gia cùng nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Cũng từ đó, “đội quân tóc dài”- lực lượng đấu tranh ba mũi kiên cường của phụ nữ miền Nam vững bước tiến lên. Đội quân ấy xuất hiện trong cao trào Đồng Khởi Bến Tre sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân” ở đây mang ý nghĩa đầy đủ nhất của danh từ ấy là một số đông người có tuyển chọn, có tổ chức, có huấn luyện, được sàng lọc trong đấu tranh cách mạng và có tiếp viện hậu bị…Đó là đội quân chính trị nên vũ khí chính của nó chính là tinh thần, lý lẽ chứ không phải súng đạn. * Câu 37: Trung ương cục miền Nam ra đời như thế nào? Đáp án: Sau Đồng Khởi năm 1960, cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, Mỹ - Diệm buộc phải bỏ chiến tranh đơn phương chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Tháng 1/1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta cả về hai mặt chính trị và quân sự…đấu tranh chính trị mạnh mẽ…tích cực tiêu diệt sinh lực địch…tạo điều kiện và nắm thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng miền Nam, đầu năm 1961, Bộ Chính trị quyết định giải thể Xứ ủy Nam bộ, thành lập Trung ương cục miền Nam. * Câu 38: Ông là nhà tình báo chiến lược của ta có nhiều ảnh hưởng chính trị trong chính quyền Sài Gòn. Cuộc đời hoạt động của ông đã được nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý xây dựng thành nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết “ván bài lật ngửa” nổi tiếng, hãy cho biết ông là ai? Đáp án: Đó là đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo. Ông là đại tá của hai quân đội đối nghịch trong chiến tranh Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và là một trong những thành viên chủ chốt trong hai cuộc đảo chính bất thành ở Sài Gòn vào những năm 1964 – 1965. Ông sinh ngày 14/2/1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Bến Tre. Ông còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thuần, còn gọi là Albert Thảo. Mọi người thười gọi ông là Chín Thảo vì ông thứ 8 trong gia đình. . Tho, được xây dựng vào thời gian nào? a. tháng 11 /18 71. b. tháng 11 / 18 81. c. tháng 11 /18 91. Đáp án b, tháng 11 /18 81. * Câu 49: Tại hội nghị Véc – Xây năm 19 19, Nguyễn Tất Thành thay mặt “Nhóm những. thời gian nào và do ai chỉ huy? a. 10 /2 /19 11 do Phan Bội Châu chỉ huy. b. 10 /2 /19 12 do Cường Để chỉ huy. c. 10 /2 /19 13 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy. Đáp án c, 10 /3 /19 13 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy. *. được tổ chức tại Trung kỳ vào thời gian nào? a. 15 /5 /19 13. b. 15 /5 /19 16. c. 15 /5 /19 19. Đáp án c, 15 /5 /19 19. II. Phần II, câu hỏi tổng hợp Câu 31: Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng

Ngày đăng: 07/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan