Bệnh vảy phấn hồng Gibert 1. Đại cương: Là bệnh cấp tính, bán tự miễn, có khả năng lây nhiễm, thường hay gặp ở người trẻ, tổn thương da có những đặc điểm dễ chẩn đoán, toàn thân ít ảnh hưởng. 2. Dịch tễ học: Là bệnh thường gặp trên thế giới, nhất là vùng ôn đới. Tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (chiếm 60% trường hợp). Bệnh thường gặp ở người trung niên, nhưng cá biệt có thể gặp ở trẻ em và người già. Đây là một bệnh lây truyền, ở vùng Transvaal bệnh có tính chất như một dịch trong gia đình và trong trường học. Năm 1982 Lassar quan sát thấy bệnh có liên quan đến việc mặc quần áo mới hoặc quần áo cũ (cất đi một thời gian sau đó mặc mà không giặt lại). 3. Căn nguyên: Một số tác giả cho nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc do virus nhưng chưa được chứng minh. Một số tác giả khác cho là do virus Epstein – Barr (là một loại virus AND thuộc họ Herpes virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) thậm chí một số tác giả còn chứng minh bằng cách làm lây truyền qua vảy da hoặc thanh dịch của mụn nước nơi tổn thương. 4. Mô học: Sự thay đổi tổ chức bệnh học không đặc hiệu, phù và thâm nhiễm nhẹ ở trung bì có hiện tượng xốp bào (Spongiosis) ở lớp thượng bì, có thể có á sừng. Nếu có mụn nước thì ở dưới lớp sừng. 5. Lâm sàng: Lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50% trường hợp, bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tổn thương tiên phát thường hay xuất hiện ở trên thân người (thân mình, cánh tay,cẳng tay, cổ), có thể có ở mặt, đầu, thân dương vật. Tổn thương là các dát, đám tròn hoặc bầu dục giới hạn rõ, màu đỏ nhạt trên phủ vảy nhẹ, kích thước từ 2 – 5cm đường kính hoặc đôi khi lớn hơn. Tiến triển từ 5 đến 15 ngày (có thể sớm hơn hoặc kéo dài khoảng 2 tháng). Tổn thương thứ phát thường xuất hiện nhiều đồng loạt sau 2 – 3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thương mới kế tiếp phát triển vài tuần sau với các đặc điểm: viền đỏ xung quanh hơi gờ cao lên mặt da, vảy khô xám phủ trên, trung tâm tổn thương lõm, teo da nhăn màu nâu. Sau một thời gian ở ngực, lưng, tổn thương sắp xếp thành các đường vệt song song theo chiều xương sườn. Vị trí thường gặp: Thân mình (cổ, ngực, lưng, bụng), cánh tay, cổ tay, đùi cẳng chân. Ở trẻ em tổn thương hay gặp ở mặt. Hiếm gặp tổn thương ở vùng bán niêm mạc. Tổn thương ở lòng bàn tay cũng có thể có và biểu hiện bằng đỏ da bong vảy, có mụn nước nhỏ. Triệu chứng toàn thân: ngứa nhẹ, sốt, mệt mỏi, hạch nách sưng. Tiến triển: Tổn thương da thường biến mất sau 3 – 6 tuần, nhưng một số trường hợp kéo dài dai dẳng lâu hơn, khi khỏi không để lại sẹo, để lại vết hơi tăng hoặc giảm sắc tố. Tổn thương tái phát sau vài tháng hoặc vài năm có thể gặp ở 2% trường hợp. Tổn thương đơn độc cũng có thể thấy. Bệnh có thể ở dạng không điển hình, biến dạng với khoảng 20% trường hợp. Các tổn thương thứ phát có thể thành đám lớn, nó có thể tràn lan hay thậm chí chỉ có vài tổn thương. Cùng lúc đó có thể có tổn thương ở đầu ngón tay. Đặc biệt ở trẻ em tổn thương có thể ở dạng sẩn mày đay ở giai đoạn sớm và có vảy phủ trên, hoặc tổn thương ở trẻ em dạng mày đay điển hình với điểm xuất huyết (tổn thương xuất huyết cấp tính cũng có ở người lớn), sẩn mụn nước, mụn mủ cũng có thể gặp. Tổn thương dạng sẩn hay gặp ở Châu Phi hơn Châu Âu. Sẩn lichen hay gặp ở rìa tổn thương. Vẩy phấn vằn vèo và có bờ viền Vidal, một đôi khi thấy hình thái này ở người lớn. Tổn thương ít nhưng rải rác rộng, thông thường nó khu trú ở một vùng của cơ thể đặc biệt là nách và bẹn, kéo dài vài tháng, hình thái này là hình thái tràn lan. 6. Chẩn đoán: 6.1. Chẩn đoán xác định: Khi tổn thương điển hình: dát đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, viền vảy xung quanh, trung tâm lõm hơi teo da, tổn thương mẹ, tổn thương con. Chẩn đoán tương đối dễ. 6.2. Chẩn đoán phân biệt: Khi tổn thương không điển hình: ban mày đay, ban xuất huyết thì chẩn đoán phân biệt với: - Nhiễm độc da dị ứng thuốc. - Viêm da tiết bã: thường tiến triển chậm, vị trí thường gặp ở vùng da đầu, trán, ngực, lưng… có vảy mỡ. - Ban giang mai dạng vảy phấn: thường có các triệu chứng khác của giang mai như hạch, phản ứng huyết thanh (+). - Ban mày đay ở trẻ em. - Vảy nến thể giọt. Các tổn thương da nhiễm sắc ở mặt, viêm da liên cầu ở trẻ em cũng dễ nhầm với bệnh này. 7. Điều trị: Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết, tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng crème corticoide. Tại chỗ có thể dùng tia cực tím liều dưới đỏ da. Bài viết của tôi được tham khảo một số tài liệu sau: Sách: 1. Arthur Rook, Wilkinson D.S, Ebling F.J.G. (1972), Textbook of Dermatology. Blackvell Scientific Puplication , Oxford London Edinburgh Melbourme. Volume one: 601-605. 2. Saurat J.H, Grosshans E, Laugier P, Lachapelle J.M. (1991), Pityriasis rosé de Gibert. Dermatologie et Vénéréologie. Masson-Paris-Milan-Barcelone- Bonn: 70-73. 3. Andrew J, Fletcher, Mark H, Beers. (1992), Pityriasis rosea. The Merck Manual of diagnosis and therapy. Merck Research Laboratory. USA: 2437-2438. 4. Gérald E, Piérad, Eric Caumes, Claudine Franchimont, Jorge Arrese, Estrada. (1993), Pityriasis rosé de Gibert. Dermatologie Tropicale. L’Université de Bruxelles: 487-488. Tạp chí: 1. Drago F, Broccolo F, Zaccaria E, Malnati M, Cocuzza C, Lusso P, et al. Pregnancy outcome in patients with pityriasis rosea. J Am Acad Dermatol. May 2008;58(5 Suppl 1):S78-83. 2. Rasi A, Tajziehchi L, Savabi-Nasab S. Oral erythromycin is ineffective in the treatment of pityriasis rosea. J Drugs Dermatol. Jan 2008;7(1):35-8. 3. Chuh AA, Chan PK, Lee A. The detection of human herpesvirus-8 DNA in plasma and peripheral blood mononuclear cells in adult patients with pityriasis rosea by polymerase chain reaction. J Eur Acad Dermatol Venereol. Jul 2006;20(6):667-71. Nêú bạn cần tham khảo thêm một số trang Web: 1. Tạp chí điện tử: Medline/PubMed. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/PubMed. 2. Sách điện tử: vào thư mục của thư viện y học quốc gia hoa kỳ. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/sites/entrez. 3. Sách điện tử: Freebooks4doctors. http://www.freebooks4doctors.com. Tìm chủ đề da liễu bạn có thể xem hoặc tải về. 4. Sách điện tử: MedicalStudent. http://www.medicalstudent.com. Ngoài ra còn một số trang Web khác. . Bệnh vảy phấn hồng Gibert 1. Đại cương: Là bệnh cấp tính, bán tự miễn, có khả năng lây nhiễm, thường hay gặp ở người. trán, ngực, lưng… có vảy mỡ. - Ban giang mai dạng vảy phấn: thường có các triệu chứng khác của giang mai như hạch, phản ứng huyết thanh (+). - Ban mày đay ở trẻ em. - Vảy nến thể giọt. Các. em và người già. Đây là một bệnh lây truyền, ở vùng Transvaal bệnh có tính chất như một dịch trong gia đình và trong trường học. Năm 1982 Lassar quan sát thấy bệnh có liên quan đến việc mặc