1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quốchọc Huế 09-10

4 72 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học: 2009 - 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phót Câu 1: (1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới : “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !” (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) 1.1 Xác định các phép tu từ từ vựng có trong đoạn trích. Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó. 1.2 Xét về cấu tạo, câu văn “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ? Câu 2: (2,0 điểm) Trong văn bản tự sự : 2.1 Người kể chuyện có vai trò gì ? 2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện trong những ngôi kể nào ? 2.3 Xác định ngôi kể và ưu thế của việc lựa chọn ngôi kể trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Câu 3: (2,5 điểm) Suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương. Câu 4: (4,0 điểm) 4.1 Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đều dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng” ? 4.2 Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ? 4.3 Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế ? Em hãy lí giải những vấn đề nêu trên bằng một bài văn. Hết SBD thí sinh: Chữ kí GT 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học: 2009 - 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phót HƯỚNG DẪN CHẤM Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm Câu 1 (1,5 điểm) 1.1 - Xác định phép tu từ : + Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng) + Phép nhân hóa (tre) - Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên : + Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn. + Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 1.2 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “ Tre…lúa chín.” thuộc kiểu câu đơn. - Vì câu trên chỉ có một kết cấu C-V. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (2,0 điểm) 2.1 Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự : Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện ( giới thiệu nhân vật và tình huống; tả người, tả cảnh; đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể…). 2.2 Người kể chuyện có thể xuất hiện trong các ngôi kể : - Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là một nhân vật trong truyện và xưng tôi. - Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. 2.3 Xác định ngôi kể, ưu thế của sự lựa chọn ngôi kể trong hai tác phẩm : * Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long): + Ngôi kể: Ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. + Ưu thế: Giúp người kể chuyện có thể vừa linh hoạt miêu tả bao quát các đối tượng, vừa đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều, 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 giọng kể đa dạng, phong phú… * Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): + Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - người kể chuyện là Phương Định, nhân vật chính xưng tôi. + Ưu thế: Phù hợp với nội dung tác phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc. 0,25 0,25 Câu 3 (2,5 điểm) ■ Yêu cầu về kỹ năng : - Học sinh viết bài có kết cấu ba phần: Mở - Thân - Kết; bài viết có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội), có thể kết hợp các phương thức biểu đạt; học sinh biết cách giải thích, chứng minh, phân tích … để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo. ■ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Đây là đề bài mở, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý : - Học sinh nắm bắt được nội dung vấn đề: Ý nghĩa sâu sắc, lớn lao, kì diệu của tình yêu thương. (có thể là tình cảm yêu thương người thân, gia đình, quê hương, bạn bè … và rộng hơn là tình yêu thương giữa con người với con người.) - Trình bày được các ý chính : + Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Tình yêu thương giúp con người biết thông cảm, thấu hiểu, vị tha …để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. + Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu; bắc nhịp cầu nhân ái, xóa bỏ những ngăn cách, hận thù … 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 Câu 4 (4,0 điểm) ■ Yêu cầu về kỹ năng : - Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần: Mở - Thân - Kết; cần gắn ba câu hỏi của đề bài trong cùng một kết cấu bài văn, không trả lời từng câu hỏi một; bài thể hiện kỹ năng nghị luận về đoạn thơ, hướng tới lí giải vấn đề xã hội. - Văn phong phù hợp; bố cục hợp lý; diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách cảm nhận. 0,5 0,25 ■ Yêu cầu về kiến thức : - Học sinh nắm chắc ý nghĩa của bài thơ, đặc biệt là khổ cuối để lí giải các vấn đề trong ba câu hỏi. - Sau đây là một số gợi ý : * Tại sao trong suốt bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đều dùng từ “vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ánh trăng” ? + “vầng trăng” là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc sống… + “ánh trăng” là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh… * Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ? + Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa. + Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận, soi chiếu lại mình. + Nhân vật trữ tình sống ân tình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc đời, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi bản chất. * Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế ? + Con người nên có những lúc “giật mình” trước khi, trong khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. + Con người phải luôn có những lúc “giật mình” như thế trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn. 1,0 1,5 0,75 Hết - Giám khảo chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm sáng tạo. - Điểm toàn bài không làm tròn. . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học: 2009 - 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phót Câu 1: (1,5. Chữ kí GT 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Năm học: 2009 - 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phót HƯỚNG DẪN

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:00

w