Để sống không hối tiếc Nếu bạn muốn duy trì sự thanh thản cho tâm hồn và sống một cuộc đời mà khi ngoái đầu nhìn lại không cảm giác hối tiếc, sao bạn không thử áp dụng những gợi ý sau? Hãy tâm niệm rằng không bao giờ là quá muộn để điều chỉnh lại cuộc sống và rút kinh nghiệm cho bản thân. 1. Tha thứ cho bản thân: Trong đời ai cũng có lúc phạm sai lầm. Điều quan trọng là bạn chịu sửa đổi để rút kinh nghiệm. 2. Học hỏi: Tất cả những người xung quanh bạn đều có cái hay để bạn học hỏi, chẳng hạn ông bạn có thể giúp bạn tìm hiểu về lịch sử, bố bạn có thể chỉ dẫn bạn môn bóng đá, mẹ bạn truyền lại cho bạn nghệ thuật nấu nướng… 3. Yêu thương: Hãy bày tỏ cho những người xung quanh biết bạn yêu quý họ đến mức nào và thể hiện tấm lòng quý mến đó bằng nhiều cách khác nhau. 4. Trân trọng những gì bạn đang sở hữu: Chỉ cần ghi ra mười món quà bạn đã nhận được và dán lên nơi nào đó mà bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc biết bao. Ước muốn những gì bạn cho rằng lẽ ra mình phải có là hoàn toàn không khôn ngoan. Thay vào đó, hãy biết chấp nhận và hạnh phúc với những gì mình đang có. 5. Tiết giảm những thói quen xấu: Những thói quen này sẽ sớm làm con người bạn tàn tạ, chẳng hạn như ăn thức ăn nhiều đường và mỡ, uống nhiều rượu, lười luyện tập thể dục và không ngủ đủ giấc. Có thể khi còn trẻ bạn chưa thấy tác hại của những thói quen này nhưng chắc chắn về già bạn sẽ không tránh khỏi. 6. Nói lời xin lỗi: Dừng ngay khi bạn nhận ra rằng mình đã xúc phạm, lừa dối, thờ ơ hay độc ác với một người nào đó. Hãy mạnh dạn nói lên lời xin lỗi: “Thật đáng tiếc, xin thứ lỗi cho tôi”. Dù người ấy có quay lưng với bạn hay không màng đến lời tạ lỗi, ít ra bạn cũng có trách nhiệm với hành động của bản thân. 7. Sống cởi mở: Cuộc đời rất phức tạp, ta nên sống cởi mở và thoải mái để tâm hồn mình cảm thấy hạnh phúc và thư thái. 8. Chú trọng đến tình cảm hơn là vật chất: Hãy quan tâm đến tình cảm và sở thích thay vì chạy theo vật chất. Nếu đời bạn cứ mãi nghĩ đến vật chất và vẻ bề ngoài, về sau bạn sẽ tiếc nuối vì đã bỏ qua những điều lẽ ra nên chú trọng. 9. Tránh lãng phí thời gian: Không hoang phí thời gian vào những người và việc không đáng. Hãy dành thời giờ quý báu cho những gì mang đem lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn. 10. Xây dựng tổ ấm: Nếu có thể, hãy bắt tay vào tạo dựng cho mình một mái ấm, chớ hẹn lần hẹn lữa. 11. Đối đãi tốt với người bạn đời: Hãy luôn “tương kính như tân”. Cố gắng không cắn đắng nhau về chuyện tiền nong và luôn đặt tình nghĩa lên trên hết. Không những lưu tâm và tôn trọng ước mơ của người bạn đời mà còn phải giúp người ấy đạt được những mơ ước đó. 12. Quan tâm đến con cái: Hãy dành thời gian cho con cái càng nhiều càng tốt. Hãy vui đùa với chúng thay vì bỏ tiền mua quà cho chúng. 13. Chăm chỉ làm việc: Hãy luôn là một nhân viên mẫu mực, chuyên cần, siêng năng, một tấm gương tốt cho các nhân viên khác noi theo. Ngoài ra, hãy nghĩ cách cải thiện môi trường công tác để gia tăng hiệu quả làm việc. 14. Mỗi ngày mỗi sống tốt hơn: Mỗi ngày một nỗ lực đối xử tốt hơn với mọi người, chẳng hạn như chào hỏi những người rụt rè, nhường nhịn xe cộ trên đường… 15. Tránh bị ám ảnh về những gì không có thật: Đừng để tâm trí ám ảnh về những điều người ta gán cho bạn. 16. Thận trọng trong cư xử: Tránh thái độ hay cử chỉ thiếu tôn trọng ai đó trước mặt người thứ ba. . Để sống không hối tiếc Nếu bạn muốn duy trì sự thanh thản cho tâm hồn và sống một cuộc đời mà khi ngoái đầu nhìn lại không cảm giác hối tiếc, sao bạn không thử áp dụng. không bao giờ là quá muộn để điều chỉnh lại cuộc sống và rút kinh nghiệm cho bản thân. 1. Tha thứ cho bản thân: Trong đời ai cũng có lúc phạm sai lầm. Điều quan trọng là bạn chịu sửa đổi để. lỗi: “Thật đáng tiếc, xin thứ lỗi cho tôi”. Dù người ấy có quay lưng với bạn hay không màng đến lời tạ lỗi, ít ra bạn cũng có trách nhiệm với hành động của bản thân. 7. Sống cởi mở: Cuộc