Căng thẳng chuyện chi tiêu trong gia đình Chi tiêu trong gia đình như thế nào để cả hai bên đều cảm thấy hài lòng: tài chính gia đình được kiểm soát một cách chủ động, khoa học rõ ràng là một bài toán khó. Một số nguyên tắc cơ bản dưới đây có thể là lời giải. Vợ chồng tranh cãi, căng thẳng với nhau không chỉ là do những bất đồng về sở thích cá nhân hoặc những vấn đề to tát trong cuộc sống, nhiều khi nó xuất phát từ những chuyện nhỏ nhặt phát sinh quanh chuyện chi tiêu trong gia đình. Không nói chuyện tiền nong khi căng thẳng Khi căng thẳng, chuyện tiền nong được đưa ra bàn cãi thì sẽ trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng. Điều này thậm chí còn trở thành đổ dầu vào lửa nếu cả hai đã có những khúc mắc về việc chi tiêu của người kia từ trước đó. Cùng nhau nói chuyện, giải quyết mọi vấn đề nhất là vấn đề tiền bạc vào những lúc cả hai đang vui vẻ sẽ dễ dàng đi đến những sự thống nhất nhanh và quyết định đúng đắn hơn. Cùng thỏa thuận khi mua sắm Cùng nhau lên kế hoạch, cùng nhau đi mua sắm và sử dụng để cả hai cùng vui vẻ mới là một sự chi tiêu hợp lý. Ý kiến của cả hai không chỉ thường đưa đến một quyết định đúng đắn hơn mà còn làm cho không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ và đầm ấm. Nếu một người muốn mua nhà chung cư, một người muốn mua nhà mặt đất thì cũng phải bàn bạc, phân tích cho nhau kĩ lưỡng để người còn lại tâm phục, khẩu phục rồi mới đi đến quyết định cuối cùng, đừng khăng khăng và nhất nhất làm theo ý mình. Minh bạch chi tiêu Đừng để chồng băn khoăn: "Tiền đưa cho cô ấy cũng tương đối mà sao lúc nào cũng thấy chi tiêu có vẻ khó khăn thế". Hoặc vợ thì thắc mắc: "Bấy nhiêu lương sao anh ấy lại chẳng đưa được cho mình đồng nào". Những khoản chi tiêu minh bạch, công khai hoặc một cuốn sổ chi tiêu rõ ràng sẽ làm cho người còn lại cảm thấy không phải hoài nghi. Tạo lập ngân sách tiết kiệm Có nhiều khoản bạn sẽ phải dùng đến ví dụ như việc học hành cho con cái sau này, những khoản khi ốm đau, đối nội – đối ngoại hoặc đầu tư tài chính… đều trông vào ngân sách tiết kiệm nên gia đình bạn không thể không có khoản này, dù nhiều hay ít. Thứ nhất, nó đang chứng tỏ bạn chi tiêu không bị thâm hụt, thứ hai chúng sẽ làm cho cả vợ chồng bạn yên tâm về mặt tâm lí, thứ ba, trước những tình huống phát sinh bạn sẽ có sẵn một khoản để đối phó mà không phải đôn đáo đi vay mượn hoặc không thể quyết định được việc gì khi trong tay không có khoản tiết kiệm nào. Tiết kiệm trong thời kỳ bão giá Khi cuộc khủng hoảng tài chính tác động lên toàn thế giới, mỗi nhà chi tiêu cũng trở nên càng khó khăn hơn. Lương không tăng là bao nhưng những khoản chi tiêu sinh hoạt thì tăng vòn vọt, mỗi gia đình càng phải cân nhắc đắn đo hơn trước, chi tiêu như thế nào để không bị lạm phát hoặc vẫn có khoản tiết kiệm là một việc khó. Cắt giảm những khoản chi không cần thiết là việc nhiều người đã làm. Dự trù khoản phát sinh Có những món chi tiêu mà bạn sẽ không thể nào lường trước được vì thế một khoản dự trù phát sinh để trong nhà cho những việc như tiền điện nước đột ngột tăng giá, đám cưới phát sinh hoặc tiền biếu ông bà khi về quê… Hãy giữ lại một khoản nhất định nhưng không nhiều quá cho những k . Căng thẳng chuyện chi tiêu trong gia đình Chi tiêu trong gia đình như thế nào để cả hai bên đều cảm thấy hài lòng: tài chính gia đình được kiểm soát một cách. từ những chuyện nhỏ nhặt phát sinh quanh chuyện chi tiêu trong gia đình. Không nói chuyện tiền nong khi căng thẳng Khi căng thẳng, chuyện tiền nong được đưa ra bàn cãi thì sẽ trở thành. cãi, căng thẳng với nhau không chỉ là do những bất đồng về sở thích cá nhân hoặc những vấn đề to tát trong cuộc sống, nhiều khi nó xuất phát từ những chuyện nhỏ nhặt phát sinh quanh chuyện chi