Không nên đóng kịch là một gia đình hạnh phúc Một số gia đình khi bắt đầu rạn nứt đều có tâm lý đóng kịch trước mắt mọi người và con cái về một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên,điều đó sẽ khiến cuộc hôn nhân không thể cứu vãn nổi và làm tổn thương những người khác. Trút bỏ bộ váy quyến rũ, Phương thở dài mệt mỏi sau một buổi tối cùng chồng đi dự tiệc đóng vai một cặp vợ chồng hạnh phúc. Vợ chồng rạn nứt đã mấy tháng nay. Ngày nghỉ ở nhà cùng nhau cả ngày song chẳng ai buồn mở mồm nói chuyện. Vậy mà giữa chốn đông người, hai người nói chuyện hỉ hả, nhìn nhau đắm đuối hệt như vẫn đang mãn nguyện lắm với hạnh phúc lứa đôi. Có ai biết rằng, Phương đang cố cam chịu để Phong chồng cô được thăng quan tiến chức trong đợt bình bầu lãnh đạo sắp tới. Vợ chồng cùng đi đến thống nhất không ly hôn để Phong không tuột chức Phó giám dốc. Chuyện vợ chồng rạn nứt tạm thời được gác lại. Anh chị Minh – Long cũng thống nhất sẽ duy trì cuộc hôn nhân cho đến khi cậu con trai thi xong Đại học. Trong khoảng thời gian trước đo, hai vợ chồng vẫn giữ kín những mối bất hoà để cùng nhau chăm sóc, động viên con thi đậu được vào đại học. Khá nhiều cặp vợ chồng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” nhưng phải “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Với người ngoài, con cái, họ vẫn là một gia đình hạnh phúc. Tiêu chí “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy vào” được nhiều cặp vợ chồng áp dụng có hiệu quả trong tình huống đối diện với người ngoài nhưng lại phản tác dụng đối với cuộc sống vợ chồng của chính họ. Vì sau mỗi lần phải trình diễn, phải gượng ép, phải thế hiện tình yêu thương với người bạn đời trong khi bản thân không có cảm xúc chỉ làm cho cuộc sống thêm nặng nề và cuộc hôn nhân giống như một vở kịch. Trước mặt thể hiện tình cảm với nhau nhưng sau đó ghét bỏ nhau, mắng chửi nhau thậm chí đay nghiến, ruồng rẫy nhau thì liệu có nên. Những cặp dôi như vậy, họ biện minh là vì con cái, vì vô vàn lý do nhưng thực chất đã thể hiện sự hèn nhát khi đối mặt với những vấp váp của cuộc sống vợ chồng. Đối mặt với những thực tế của cuộc hôn nhân khiến người ta đau khổ nhưng lại khiến người ta mạnh mẽ lên rất nhiều. Thậm chí, nếu dám đối diện một cách thẳng thắn và cùng nhau vượt qua những khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua ấy sẽ khiến cuộc sống vợ chồng thêm gắn bó. Đôi khi, nhận được những lời khuyên hữu ích của gia đình, bạn bè, con cái trở thành sợi dây giúp cha mẹ kết nối hạnh phúc. Tâm lý “vì con” hoặc đôi khi chỉ vì sĩ diện khiến nhiều cập vợ chồng nín nhịn những xung đột của bản thân để giữ hình ảnh trước mắt con cái và mọi người khiến cuộc hôn nhân bị gượng ép lại không được hàn gắn càng trở nên bi đát. Ở một chừng mực, hoàn cảnh nào đó, đóng vai hôn nhân hạnh phúc đôi khi khiến người trong cuộc nảy sinh cảm xúc, tình cảm thật những khi họ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Mơ ước hàn gắn cuộc sống vợ chồng thành một gia đình hạnh phúc như xưa có thể trỗi dậy mãnh liệt. Nhưng đó là ở trường hợp những cặp vợ chồng từ trong sâu thẳm vẫn còn thương yêu nhau, còn tôn trọng và không xúc phạm lẫn nhau. Còn đa phần, hôn nhân khi đã rạn nứt nhưng lại đóng kịch càng làm các cặp vợ chồng thêm xa cách. Coi mỗi lần đóng kịch như một chiến tích, và có cảm giác bằng lòng với cuộc sống như vậy. Đôi khi, vì bằng lòng, họ không còn nghĩ đến việc hàn gắn cuộc hôn nhân và cứ duy trì tình trạng như vậy cho đến một thời điểm nhất định. Khi vợ chồng đóng kịch, mọi bất hoà mâu thuẫn lẫn nhau không được giải quyết vì họ lúc nào cũng phải sắm vai gia đình hạnh phúc. Khiến những mâu thuẫn, bất hoà ấy cứ tích tụ lại ngày một nhiều hơn đến mức khó hàn gắn. Đóng vai vợ chồng hạnh phúc trong khi cuộc sống hôn nhân giữa cả hai đang như địa ngục chỉ khiến người trong cuộc càng thêm mệt mỏi mỗi khi đối diện với những cái không có thực. Sự so sánh đan xen giữa những cái đang “diễn” (không có thực) với những cái đang xảy ra, đang hiện hữu hàng ngày giữa đời sống vợ chồng sẽ khiến người trong cuộc bị tổn thương vô hạn, nhất là người phụ nữ. Sau đó là tổn thương đến con cái, gây buồn lòng cho người thân một khi biết được sự thật. Con trẻ biết sự thật về gia đình mình, về mối quan hệ của bố mẹ thường có cảm giác bị lừa dối dẫn đến mất niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của gia đình, của cuộc sống nhất là trẻ ở tuổi vị thành niên vốn nhạy cảm lại có diễn biến tâm lý rất phức tạp. Trẻ thường suy nghĩ rất nhiều về những gì không hay chúng biết được, chứng kiến thấy từ mối quan hệ của cha mẹ chúng. Khi hình ảnh gia đình hạnh phúc bị sụp đổ, trẻ dễ có tâm trạng chán nản, buồn bã đẫn đến có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ nhỏ rất sợ cha mẹ rạn nứt về tình cảm rất đến ly hôn nhưng càng sợ hơn nữa nếu chúng phát hiện cha mẹ – những người mà trẻ luôn tôn trọng và tin tưởng đang lừa dối chúng. Theo các chuyên gia tâm lí, vợ chồng cần đối mặt với những sóng gió của hôn nhân để cùng nhau giải quyết, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Đôi khi, bạn bè, gia đình và con cái sẽ là những điểm tựa giúp vợ chồng hàn gắn hạnh phúc. Nếu cuộc hôn nhân không thể cứu vãn được nữa, hãy dũng cảm thoát khỏi nó, đừng tự đánh mất phần đời còn lại của mình. . Không nên đóng kịch là một gia đình hạnh phúc Một số gia đình khi bắt đầu rạn nứt đều có tâm lý đóng kịch trước mắt mọi người và con cái về một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên,điều. trạng như vậy cho đến một thời điểm nhất định. Khi vợ chồng đóng kịch, mọi bất hoà mâu thuẫn lẫn nhau không được giải quyết vì họ lúc nào cũng phải sắm vai gia đình hạnh phúc. Khiến những mâu. Theo các chuyên gia tâm lí, vợ chồng cần đối mặt với những sóng gió của hôn nhân để cùng nhau giải quyết, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Đôi khi, bạn bè, gia đình và con cái sẽ là những điểm tựa