ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 PHN LÝ THUYẾT: Chương 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN. 1. Hệ cô lập: Định nghĩa, ví dụ. 2. Động lượng là gì? Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng? Chứng minh. 3. Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu tơn dưới dạng khác. Chứng minh. 4. Nêu định nghĩa công? (viết biểu thức, giải thích đại lượng kèm theo đơn vị). Biện luận về dấu của công? Ý nghĩa? Cho ví dụ. 5. Nêu định nghĩa công suất? (viết biểu thức, giải thích đại lượng kèm theo đơn vị) 6. Nêu định nghĩa và công thức động năng, thế năng trọng trường; thế năng đàn hồi của lò xo. (viết biểu thức, giải thích đại lượng kèm theo đơn vị) 7. Viết biểu thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường; cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi; Chứng minh cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của trong lực bảo toàn; Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng. Chương 5: CHẤT KHÍ 8. Trình bày thuyết động học phân tử của chất khí. Định nghĩa khí lý tưởng. 9. Định nghĩa, định luật về các đẳng quá trình của khí lí tưởng. 10. Vẽ các đường đẳng quá trình trong các hệ tọa độ khác nhau. Giải thích. VD: Vẽ hai đường đằng nhiệt trên hệ trục tọa độ OpT – Chỉ ra đường ứng với nhiệt độ cao hơn. 11. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Từ phương trình trạng thái suy phương trình của các đẳng quá trình. Chương 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 12. Nêu định nghĩa nội năng? Các cách làm biến đổi nội năng? Khía niệm nhiệt lượng? 13. Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I NĐLH. Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lí I cho các đẳng quá trình của khí lí tưởng. 14. Phát biểu nguyên lý II của NĐLH. Nêu cấu tạo sơ lược của ĐCN. Chương 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ 15. Lập bảng so sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 16. Phát biểu và viết công thức của định luật Huc về biến dạng cơ của vật rắn. Tù biểu thức của định luật Húc suy ra biểu thức tính lực đàn hồi. Hệ số đàn hồi k của một vật rắn phụ thuộc gì? 17. Viết công thức nở dài của vật rắn. Chứng minh công thức nở khối của vật rắn. 18. Sự nóng chảy là gì? Nêu ý nghĩa nhiệt nóng chảy riêng ? 19. Sự sôi là gì? Nêu ý nghĩa nhiệt hóa hơi riêng. 20. Lực căng bề mặt của chất lỏng: Phương, chiều và độ lớn? 21. Nêu các định nghĩa độ ẩm tuyệt đối, cực đại, tỉ đối. Ý nghĩa của chúng. PHN BÀI TẬP Các bài tập trong SGK là bắt buộc. CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 1. Một quả bóng có khối lượng 0,4kg đang bay với vận tốc v 1 = 10m/s thì va chạm vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với vận tốc v 2 = 6m/s. cho rằng thời gian va chạm là 0,1s. Tính: a. Độ biến thiên động lượng của quả bóng. Trang 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 b. Lực trung bình mà quả bóng tác dụng vào bức tường. 2. Một viên bi khối lượng m 1 = 500g đang chuyển động với vận tốc v = 4m/s đến chạm vào bi thứ hai đứng yên có khối lượng m 2 = 400g. Xác định chuyển động của viên bi thứ hai và kiểm tra xem trong va chạm đó động năng của hệ hai viên bi có bảo toàn không. Xét các trường hợp sau: a. Sau va chạm hai viên bi dính liền nhau và cùng chuyển động. b. Sau va chạm viên bi thứ nhất bị dính lại sàn. c. Sau va chạm viên bi thứ hai chuyển động theo hướng cũ của viên bi thứ nhất với vận tốc v2 = 5m/s. d. Sau va chạm viên bi thứ hai chuyển động theo hướng cũ của viên bi thứ nhất với vận tốc v2 = 4m/s. e. Sau va chạm viên bi thứ hai chuyển động theo hướng hợp với hướng cũ của viên bi thứ nhất một góc 60 0 với vận tốc v 2 = 5m/s. 3. Vật m 1 = 0.5kg chuyển động với vận tốc 6m/s đến va chạm vào vật m 2 dang đứng yên.sau va chạm hai vật cùng chuyển động theo hướng ban đầu của m 1 với vân tốc lần lượt là 1m/s và 3m/s. Tìm khối lượng của m 2. 4. Một viên đạn khối lượng 1kg được bẳn thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc ban đầu v 0 = 300m/s. a. Tìm độ biến thiên động lượng của nó sau khi ném 5s? b. Giả sử sau 5s viên đạn nổ thành hai mảnh có khối lượng m 1 =3m 2 mảnh thứ nhất bay chếch lên theo phương hợp với phương thẳng đứng 1 góc 60 độ với vận tốc v 1 = 300m/s. Xác định chuyển động của mảnh đạn thứ hai. 5. Một viên đạn khối lượng 1kg được bẳn lên cao từ mặt đất với vận tốc ban đầu v 0 = 300m/s theo phương chếch 60 0 so với phương ngang. Khi lên đến điểm cao nhất của quỹ đạo viên đạn nổ thành hai mảnh có khối lượng m 1 =3m 2 mảnh thứ nhất bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v 1 = 300m/s. a. Xác định chuyển động của mảnh đạn thứ hai. b. Sau khi chạm đất mảnh thứ nhất tiếp tục đi sâu trong đất thêm 20cm nữa mới dừng lại. Tính lực cản trung bình mà đát đã tác dụng lên mảnh đạn. 6. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 700kg đang chuyển động trong vũ trụ với vận tốc v = 200m/s thì khai hỏa động cơ. Một lượng nhiên liệu có khối lượng 80kg cháy và phụt ra tức thời với vận tốc v 2 = 500m/s đối với tên lửa. Xác định chuyển động của tên lửa ngay sau khi khối khí phụt ra trong các trường hợp: a. a. 21 vv ↑↑ b. 21 vv ↑↓ c. 21 vv ⊥ 7. Một hòn đá khối lượng m = 0.5kg rơi tự do từ độ cao h 0 = 20 m xuống đất. a. Xác định vận tốc của nó khi vừa chạm đất. b. Xác định vị trí mà tại động năng bằng thế năng. c. Nếu khi xuống đất hòn đá tiếp tục đi xuyên trong đất thêm 5cm nữa mới dừng lại. Xác định lực cản trung bình do đất tác dụng lên hòn đá. 8. Một ô tô có khối lượng M = 1 tấn chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu đi được quãng đường 100m thì đạt vận tốc là 72km/h. Hệ số ma sát lăn là 0,05. Tính công của lực kéo động cơ (lấy g = 10m/s 2 ) Một vật có khối lượng m = 1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng BC dài 10m và nghiêng 1 góc 30 0 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát của vật trên mặt phẳng nghiêng là 0,1. Xác định vận tốc của vật khi nó ở chân và ở vị trí chính giữa M của mặt phẳng nghiêng đó. Cho g = 10m/s 2 . 9. Một vật có khối lượng 2kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 5m, góc nghiêng 30 0 so với phương ngang. Tính công của lực ma sát và hệ số ma sát biết vận tốc ở chân dốc là 8m/s. 10. Một lò xo có chiều dài l 1 = 21cm khi treo vật m 1 = 100g và có chiều dài l 2 = 23cm khi treo vật m 2 = 300g. Tính công cần thiết để kéo lò xo dãn ra từ 25cm đến 28cm. Lấy g = 10m/s 2 . Trang 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 11. Một xe ô tô có khối lượng m = 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang. Động cơ sinh ra lực lớn nhất bằng 10 3 N. Tính thời gian tối thiểu để xe đạt được vận tốc v = 5m/s trong hai trường hợp: a. Công suất cực đại của động cơ bằng 6kW. b. Công suất cực đại ấy là 4kW. Bỏ qua mọi ma sát. 12. Một vật có khối lượng 200g được thả rơi không vận tốc đầu từ điểm O cách mặt đất 80m. Bỏ qua ma sát và cho g = 10m/s 2 . Hãy xác định: a. Vận tốc khi vật chạm đất tại điểm M. b. Độ cao của vật khi nó rơi đến điểm N có vận tốc 20m/s. c. Vận tốc của vật tại vị trí Q cáh mặt đất 50m. d. Vận tốc và độ cao của vật tại vị trí K có động năng bằng 9 lần thế năng. 13. Một vật có được ném thẳng đứng lên cao từ điểm O cách mặt đất 20 m với vận tốc đầu là 20m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Hãy tính: a. Độ cao cực đại M mà vật đạt được. b. Vận tốc khi vật chạm đất tại điểm M. c. Độ cao của vật khi nó rơi đến điểm N có vận tốc 30m/s. d. Vận tốc của vật tại vị trí Q cách mặt đất 10m. e. Vận tốc và độ cao của vật tại vị trí P khi động năng bằng nửa thế năng. 14. Một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của một dốc AB dài 20m, cao 10m. Bỏ qua ma sát, cho g = 10m/s 2. Hãy tính: a. Vận tốc của vật tại chân dốc. b. Thế năng của vật tại N là vị trí mà động năng của vật bằng 2 lần thế năng. Vận tốc của vật tại đây bằng bao nhiêu? c. Vận tốc khi vật đến điểm K cách A 27m. d. Khoảng cách từ A đến L là vị trí vật có vận tốc là 12m/s. CHƯƠNG 5, 6 - CHẤT KHÍ – CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 15. Một lượng khí lí tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10l đến thể tích 6l, áp suất khí tăng thêm 0,5at. Tìm áp suất ban đầu của lượng khí đó. 16. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1at vào một bình có dung tích V = 2l. Mỗi lần bơm được 50cm 3 không khí. Xác định áp suất không khí trong bình sau 100 lần bơm. Cho rằng trong quá trình bơm nhiệt độ của khí không đổi. 17. Trong quá trình đẳng nhiệt với một lượng khí người ta ghi nhận được: Nếu áp suất một lượng khí biến đổi 2.10 5 N/m 2 thì thể tích biến đổi 3l. Nếu áp suất biến đổi 5.10 5 N/m 2 thì thể tích biến đổi 5l. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí lượng khi đó. 18. Chất khí trong xilanh động cơ nhiệt có áp suất 0.8 atm và nhiệt độ 50 0 C. Sau khi bị nén thể tích giảm đi 5 lần và áp suất tăng tới 7atm. Hỏi nhiệt độ cuối của quá trình nén đó. 19. Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pít - tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pít – tông dịch chuyển. a. Nếu không khí nóng thực hiện một công có đọ lớn 4000J thì nội năng của nó biến thiên một lượng bao nhiêu? b. Giả sử không khí nhận thêm nhiệt lượng 10 000J và công thực hiện thêm là 1 500J thì nội năng của lượng khí biến thiên một lượng bao nhiêu? 20. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sau đây của một lượng khí trên hệ trục tọa độ tùy chọn: Ban đầu có các thông số trạng p 0 , T 0 , V 0 sau đó thực hiện biến đổi trạng thái qua các giai đoạn: - Giãn nở đẳng áp đến thể tích V 1 Trang 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - Nung nóng đẳng tích đến nhiệt độ T 2 - Giãn nở đẳng nhiệt về áp suất ban đầu. 21. Một lượng khí áp suất 1atm nhiệt độ 27 0 C chiếm thể tích 5l biến đổi đẳng tích tới nhiệt độ 327 0 C, rồi sau đó biến đổi đẳng áp tăng đến 120 0 C. Tìm áp suất và thể tích của khối khi đó ở trạng thái cuối. CHƯƠNG 7 - CHẤT RẮN CHẤT- LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ 22. Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1cm 2 để làm thanh này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 100 0 C. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 23. Một dây dẫn điện bằng nhôm có chiều dài 1km, đường kính 1mm ở 20 0 . a. Tính chiều dài của dây điện này ở nhiệt độ 30 0 C. b. Để có chiều dài dây như câu a mà bằng cách kéo dãn dây thì phải tác dụng vào một đầu dây một lực kéo là bao nhiêu (một đầu dây cố định và giả sử sự biến dạng của dây là đàn hồi) (Các hằng số tra ở bảng SGK) 24. Một thanh nhôm và một thanh thép có cùng độ dài l 0 ở 0 0 C. Khi nung nóng tới 100 0 C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,50mm. Xác định l 0 . (Các hằng số tra ở bảng SGK) Một bình nhôm khối lượng 0,5kg chứa 0,118kg nước ở nhiệt độ 20 0 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối luợng 0,2 kg đã được đun nóng tới 75 o C. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 25. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 123 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,40C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã đun nóng tới 100 0 C vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5 0 C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 26. Thả một cục nước đá ở -5 0 C vào cốc đồng của một nhiệt lượng kế đang chứa 500g nước ở 25 0 C. Người ta thấy sau khi cục nước đá tan hết nhiệt độ của nước trong cốc là 13 0 C. Biết khối lượng của cốc đồng là 200g. Xác định khối lượng của cục nước đá đó. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 27. Thả một thỏi đồng được nung nóng đến 300 0 C vào cốc đồng của một nhiệt lượng kế chứa 1lít nước ở 25 0 C. Khi có cân bằng nhiệt thì người ta thấy nước trong cốc chỉ còn 800ml. Xác định khối lượng thỏi đồng đó. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 28. Tính nhiệt lượng cần truyền cho một cục nước đá khối lượng m = 100g ở nhiệt độ -5 0 C để nó biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100 0 C. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 29. Không khí ở 28 0 C có độ ẩm tuyệt đối là 20,40g/m 3 ; độ ẩm tỉ đối là 75%. Xác định độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ đó? 30. Một vòng xuyến có đường kính ngoài 46mm, đường kính trong 42mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 0,045N. Xác định lực tối thiểu để bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của nước ở 20 0 C. (Các hằng số tra ở bảng SGK) 31. Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 0 C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa nhiệt độ không khí là 30 0 C và độ ẩm tỉ đối là 53%. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 23 0 C là 20,60g/m 3 , ở 30 0 C là 30,29g/m 3 . Hãy cho biết không khí buổi sáng hay buổi trưa mang nhiều hơi nước hơn? Trang 4 . có các thông số trạng p 0 , T 0 , V 0 sau đó thực hiện biến đổi trạng thái qua các giai đoạn: - Giãn nở đẳng áp đến thể tích V 1 Trang 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - Nung nóng. = 23cm khi treo vật m 2 = 300g. Tính công cần thiết để kéo lò xo dãn ra từ 25cm đến 28cm. Lấy g = 10m/s 2 . Trang 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 11. Một xe ô tô có khối lượng. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ LỚP 10 PHN LÝ THUYẾT: Chương 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN. 1. Hệ cô lập: Định