1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TulieuCTDPNV6

6 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phòng GD Duy Xuyên GIÁO ÁN THAM KHẢO : Trường THCS Trần Cao Vân CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG ( Tiết Văn học ) Tuần 18 Tiết 69 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: * TRUYỀN THUYẾT NGŨ HÀNH SƠN. S: G: A. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS : -Nắm được một số truyện dân gian địa phương, nơi mình sinh sống. - Biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 6, Tập I để thấy rõ sự khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyền thuyết Ngũ Hành Sơn. Qua đó thấy được ý thức, niềm tự hào về cội nguồn, về sự hình thành vùng đất mới. Bồi dưỡng cho HS lòng yêu mến đối với quê hương, đất nước biết giữ gìn những thắng cảnh của quê hương mình. B. Chuẩn bị : - GV : Đọc sách Văn nghệ dân gian QN- ĐN tập I, Sở VHTT QN-ĐN, 1985. Một số tài liệu có tập hợp truyện dân gian. Chọn truyện để dạy và đọc thêm. Giới thiệu cho HS các tài liệu này để HS có sự chuẩn bị. - Bảng phụ, tranh phong cảnh Ngũ Hành Sơn. - HS : Sưu tầm truyện dân gian ở địa phương. - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. Bảng phụ nhóm ghi kết quả sưu tầm. C. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS. D. Tổ chức các hoạt động dạy - học : HĐ1 : Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết nền văn học dân gian đa dạng sâu sắc của dân tộc Việt Nam qua truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao,…Ở địa phương chúng ta, vùng đất QN – ĐN, cũng hình thành một dòng văn học dân gian khá đặc sắc về nội dung, phong phú về thể loại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn sơ lược về mảng văn học ấy. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn học dân gian đất Quảng . H: Em hiểu văn học dân gian hình thành và phát triển ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt à HĐ3: HDHS đọc, kể chuyện và tìm hiểu bố cục: Đọc văn bản hướng dẫn học sinh cách đọc. Nhận xét cách đọc của học sinh . Hướng dẫn HS xác định vị trí địa lý của Ngũ Hành Sơn H: Chỉ ra một số từ Hán Việt trong truyện và nêu tác dụng của chúng . Gọi HS kể lại truyện . Nhận xét cách kể . H: Hãy thử phân đoạn truyền thuyết này. I. Giới thiệu chung về văn học dân gian đất Quảng. Nền văn học sáng tác chủ yếu bằng tiếng Việt ra đời cách đây khoảng thế kỷ XV,phát triển đến ngày nay VHDG QN – ĐN vừa mang đặc điểm chung của VHDG Việt Nam vừa có những đặc điểm riêng . Cũng giống như truyền thuyết dân tộc VN , truyền thuyết đất Quảng có nhiều yếu tố thần kỳ (đây là đặc điểm vốn có của truyền thuyết) nhưng yếu tố hiện thực vẫn khá rõ. II. Tìm hiểu truyền thuyết Ngũ Hành Sơn : 1/ Đọc và tìm hiểu chung : + Đọc. +Bố cục: Đ1: Từ đầu con người: Vùng đất khi chưa có conngười. Chốt ý ghi bảng. HĐ4: HDHS trả lời, thảo luận các câu hỏi : H: Yếu tố kỳ ảo , tưởng tượng cũng đóng vai trò quan trọng trong truyền thuyết. Theo em thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo ? Em hãy nêu thứ tự các chi tiết ấy trong truyện. * Treo bảng phụ các chi tiết thần kỳ. H: Chi tiết nào gợi nhớ những chi tiết vốn có của các truyền thuyết đã học, đã đọc? Em có suy nghĩ gì về những nét tương đồng đó ? *Chốt : Nét tương đồng đó nhằm thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc, gắn liền với sự ra đời hình thành mảnh đất này với giang sơn tổ tiên. H: Ông già ngư phủ từ đâu tới. Việc gì xảy ra với ông? H: Tại sao rùa Vàng giao việc bảo vệ trứng cho lão ngư dân? Hình ảnh lão ngư dân gợi cho em suy nghĩ gì về con người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này? Cho một số nhóm trình bày (Cần có các ý : Điều ấy phù hợp với sự thật lịch sử với việc cha ông ta là những người từ các tỉnh miền Bắc chuyển vào Nam lập nghiệp, khai khẩn vùng đất này. Lão ngư dân được thần giao trọng trách là thuận lòng trời, thuận ý tổ tiên. Điều ấy nói rằng đất này, người dân xứ này cùng một nguồn gốc, một lãnh thổ dân tộc Việt). * Cho học sinh đọc đoạn cuối truyện. H:Em có nhận xét gì về chi tiết trứng rồng nở ra nàng tiên còn vỏ trứng thì lớn mãi thành năm ngọn núi Ngũ Hành. *Cho HS xem phong cảnh Ngũ Hành Sơn . Liên hệ thực tế bồi dưỡng lòng yêu mến quê hương , ý thức giữ gìn thắng cảnh tự nhiên cuả quê hương. HĐ5: Tổng kết H: Qua phần tìm hiểu truyện em hãy nêu khái quát ý nghĩa truyện. H: Em thử nhận xét nghệ thuật kể chuyện của truyền thuyết này. HĐ6: Luyện tập: Cho HS kể chuyện. H: Truyện có nhiều chi tiết thần kỳ. Hãy phát biểu cảm nghĩ về một chi tiết thần kỳ mà em thích nhất. Đ2:"Ngày kia trứng rồng": Rồng đẻ trứng và bảo vệ trứng. Đ3: Còn lại : Trứng Rồng nở. 2/Tìm hiểu truyện : a) Chi tiết thần kì : - Rồng đến nơi đây đẻ trứng, rùa vàng bới cát ủ trứng, trao móng rồng để ngư ông bảo vệ trứng, trứng rồng nở thành nàng tiên xinh đẹp, vỏ trứng lớn mãi thành núi Ngũ Hành. -Nét tương đồng đó nhằm thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc , gắn liền với sự ra đời hình thành mảnh đất này với giang sơn tổ tiên. b) Ông già ngư phủ : - Đến từ phương Bắc, bảo vệ trứng Rồng. -Đất và người cùng một nguồn gốc, một lãnh thổ dân tộc Việt. -Núi sông hùng vĩ sản sinh ra những con người xinh đẹp, tài năng. III. Tổng kết: -Giải thích nguồn gốc hình thành Ngũ Hành Sơn; Lòng tự hào và yêu quý những thắng cảnh quê hương, những giá trị truyền thống của cha ông để lại. - Cách kể chuyện ngắn gọn, tiếp thu sáng tạo truyền thuyết dân tộc. - Truyện có yếu tố thần kỳ nhưng vẫn có cái lõi sự thật lịch sử. IV.Luyện tập: Cảm nghĩ về một chi tiết thần kì có trong truyện mà em tâm đắc nhất. E.Dặn dò:- Hãy tìm đọc thêm một số truyền thuyết có chủ đề tương tự . VD: Truyền thuyết Miếu Thất Vi,sự tích Gò Nổi(trang 441 ) - Tiếp tục sưu tầm và chuẩn bị kĩ các nội dung như SGK hướng dẫn Soạn bài đọc thêm truyền thuyết Miếu Thất Vi. TRUYỆN DÂN GIAN QNĐN A/Truyền thuyết : NGŨ HÀNH SƠN *Theo lời kể của ông Phan Phụng Nguyên, 82 tuổi, làng Phong Thử, xã điện Thọ, điện Bàn* Ngày xưa, khi nơi đây còn là một miền hoang địa, những bãi cát ngày đêm bốc hơi nóng hừng hực. Hơi mát của gió biển không thổi tan hết được sơn lam chướng khí tụ mù mịt trên một vùng đất chưa hề có con nguời. Ngày kia, Rồng đến nơi đây đẻ trứng. Đẻ xong, Rồng lập tức quay về biển Đông. Rùa vàng hiện lên, bới cát ủ cho trứng Rồng nở. Rồi nhân có một lão ngư dân bị đắm thuyền từ phương Bắc trôi dạt tới, Rùa Vàng cứu thoát, đưa lên bờ và dạy rằng << Ta là thần Kim Quy. Ta muốn nhà ngươi bảo vệ giọt máu này của Long Quân >>. Ông già ngư phủ hỏi: <<Làm cách nào để bảo vệ đuợc? >>. Rùa vàng bèn tháo chiếc móng chân của mình rao cho ông già và dạy cách bảo vệ trứng rồng. Chính nhờ có móng rùa này, mà lão ngư phủ chống lại được lũ diều hâu và những thú dữ khác, bảo vệ được quả trứng rồng. Trứng rồng ngày một lớn, và sau một ngàn ngày đêm thì nở ra một nàng Tên xinh đẹp khác thường. Còn vỏ trứng rồng thì cứ lớn mãi, lớn mãi lên thành năm ngọn núi Ngũ Hành. MIẾU THẤT VI. Tương truyền vào cuối thời Chúa Nguyễn trị vì, nhân dân làng La Qua gặp hạn hán, mất mùa và đói kém liên tiếp ba năm. Tiếng than van của dân lành động thấu đến Diêm Vương. Diêm Vương bèn sai bảy người con gái của mình lên cứu hạn cho dân làng. Ngay đêm hôm ấy, bảy nàng con gái của Diêm Vương lên trần gian, và sau một đêm mưa gió tràn trề, đem dòng nước trong mát tưới khắp ruộng đồng. Rạng sáng dân làng nhìn thấy trên cánh đồng làng bỗng xuất hiện bảy tảng đá lớn có hình mặt người thiếu nữ xinh đẹp. Trong ánh triêu dương, dân làng nghe bảy tảng đá xưng là Nhân sính thạch thần, truyền sẽ giúp dân làng ấm no, sung túc, nhưng đồng thời bảy vị thần nữ sẽ không dung tha những ai ngạo mạn, bất chính, phản bội xóm làng. Ngay hôm đó, người trong làng đặt lễ cúng tế và lập một miếu thờ bảy vị thần. Từ ngày bảy tảng đá thần xuất hiện trên cánh đồng Cổ Lâm, thôn Trung Phú, nhân dân nơi đây ngày một thuần lương, cuộc sống ngày càng no đủ. Dân làng tin đó là nhờ Thất Vi nữ thần linh thiêng trấn áp được hạn hán, yêu ma quấy phá. Nhưng bảy vị nữ thần xinh đẹp này vẫn không đủ sức chống lại bạo lực của Tây Dương Thần. Do đó, Diêm Vương lại cử con trai út của mình là Lai Đại tướng quân, lên giúp sức bảy chị đánh bại Tây Dương Thần mắt xanh. Hòn đá thứ tám xuất hiện trên cánh đồng Cổ Lâm. Dân làng cũng tạc tượng Lai Đại tướng quân và lập miếu thờ cạnh miếu Thất Vi. Con trai và con gái La Qua, anh dũng và nhan sắc hơn người là nhờ ảnh hưởng của Lai Đại tướng quân và bảy vị thần nữ xinh đẹp này.(1) * Chú thích : (1): Ngày nay miếu Thất Vi vẫn còn. Trải qua những giai đoạn chiến tranh đế quốc, miếu không hư hỏng, theo dân làng, là do linh khí của Lai Đại tướng quân và Thất Vi nữ thần xưa kia đã đánh tan Tây Dương thần, nên súng đạn của bọn mắt xanh Pháp, Mỹ không chạm vào được. Miếu Thất Vi tại thôn Trung Phú, cách thị trấn Vĩnh Điện khoảng 1000m về phía Nam, thuộc xã Điện Minh, huyện Điện Bàn. Truyện này, nếu loại bỏ yếu tố thần kì đi, ta sẽ thấy rõ truyền thống và niềm tự hào của nhân dân địa phương về sự sống sung túc và tinh thần chống ngoại xâm của mình. 888888********8888888888********888888 B.TRUYỆN CỔ TÍCH . CON RÙA THAM ĂN. *Theo lời kể của ông Nguyễn Nhất, 68 tuổi, xã Điện Phương. Ngày xưa xưa thật là xưa, khi loài vật biết nghe và nói được tiếng người, ở một làng nọ, có một con rùa rất tham ăn. Rùa ta thường dùng lắm mưu mẹo để đi kiếm ăn khắp vùng, và không có bất cứ một đám giỗ, một tiệc cưới của nhà nào ở trong vùng mà Rùa không nhớ ngày tháng hoặc biết tin để tìm tới, có mặt đúng lúc. Ngày kia khi nghe tin nhà trời sắp đãi tiệc lớn cho muôn loài, để thưởng công đã giúp nhà trời tạo nên cuộc sống tốt đẹp trong vũ trụ. Nghe được rồi, Rùa háo hức, mấy đêm liền không ngủ được. Phải tìm ra mưu kế gì để được đi dự tiệc lớn ở nhà trời. Tấm thân Rùa nặng nề thế này, làm sao mà bay lên trời thẳm? Rùa cứ nằm suy nghĩ, có lúc thầm oán cha mẹ đã không sinh thêm cho mình đôi cánh như loài chim. Cuối cùng, Rùa nghĩ ra được một kế. Sáng hôm sau, Rùa tới gặp chúa tể của loài chim, báo tin về bữa tiệc lớn của nhà trời, và đề nghị được làm kẻ dẫn đường cho muôn chim đi dự tiệc, với điều kiện mỗi con chim phải cho Rùa mượn một chiếc lông dài và đẹp. Nghe êm tai, chúa tể của loài chim đồng ý. Ba ngày sau, Rùa đã có đôi cánh sặc sỡ muôn màu. Tới giờ lên đường, Rùa lại đề nghị muôn chim bay thành đường vòng cung, Rùa ở giữa, mỗi chim ghé cánh lên nhau, và hai con chim lớn bay hai bên nghiêng cánh đỡ hai bên hông Rùa. Hành trình tốt đẹp. Tới cửa nhà trời, cả đoàn ngừng lại. Rùa lại lên tiếng : - Ở nhà trời, muôn việc đều có thứ tự, lớp lang. Tôi xin tự nguyện làm đại diện cho các vị, khi nào thiên sứ nói " mời chư vị ", có nghĩa là mời tôi. Tôi sẽ ăn trước, và thông báo nhà trời mời các vị vào một tiệc lớn hơn. Muôn chim đồng ý. Quả nhiên, thiên sứ ra mời : - Xin mời chư vị vào dự tiệc. Rùa khoan thai bước vào. Mọi quan khách đều loá mắt trước cặp cánh muôn màu xinh đẹp của Rùa, và không ngớt lời khen ngợi món trang sức lộng lẫy của vị khách lạ. Rùa chễm chệ ngồi ăn. Chén mãi, chén mãi, gần sạch bàn tiệc, Rùa mới nhờ thiên sứ ra mời muôn chim. Đoàn đại biểu loài chim vào, thấy món ăn đã gần sạch, tức quá , nhưng đành chịu. Tiệc tan, nhà trời đưa tiễn tất cả thực khách ra về. Đoàn chim tức giận vì bay xa, bụng đói, nên hội ý nhau cùng đòi lại tất cả những chiếc lông đã cho Rùa mượn. Trả lông xong, Rùa chẳng biết làm sao về làng, mới làm lành, nhắn riêng với con chim hạc, nhờ ghé lại nhà Rùa, bảo vợ Rùa đem tất cả chăn, nệm, ra trải trước sân, để đón Rùa. Chim hạc về tới nơi, liền bảo vợ Rùa : - Bác Rùa ăn no quá, còn nằm nghỉ trên cửa nhà trời. Bác ấy nhờ tôi nhắn lại với bác, có bao nhiêu dao, kéo, bồ cào, cuốc chĩa đem ra dựng hết ngoài sân để đón bác ấy về. Vốn vẫn hay tuân phục lời chồng, vợ Rùa nhất nhất làm theo, rút hết những tấm vải nhiều màu sặc sỡ đang phơi vào, và đem tất cả dao, kéo, cuốc chĩa, bồ cào ra dựng ngoài sân, mũi chỉa lên trời. Đứng trên cửa nhà trời nhìn xuống, Rùa thấy vợ lăng quăng chạy ra, chạy vào, yên trí là vợ đã đem tất cả chăn, nệm ra lót ngoài sân. Rùa thích chí, bước từng bước, đầu gật gù tự khen mưu mình đã đạt. Chờ vợ vào hẳn trong nhà, Rùa liền nhắm ngay sân nhà mình nhảy xuống. Rùa đã rơi trên tất cả dao, kéo do vợ cắm sẵn. Tấm mai Rùa vỡ tan tành. Vợ Rùa rước thầy thuốc chữa trị cho chồng. Thầy thuốc khéo tay đã ghép những mảnh mai Rùa lại. Vì vậy, ngày nay chiếc mai rùa nào cũng có hình dạng của nhiều mảnh chắp lại. C.Truyện cười. CHO THẦY BÓI NGỦ BÀN THỜ. Xóm trên có một bà goá cở tuổi Thủ Thiệm(1). Bà này rất khinh người, cả xóm đều ghét. Thủ Thiệm bèn đến chơi, nói ngay : - Bậu ơi ! Chồng bậu đã chết rồi, bậu ở một mình cũng buồn. Thôi, bậu lấy qua cho vui nhà nghe ! Bà goá nguýt dài, thách thức : - Bộ ông mà đòi lấy tôi răng, làm như cái xứ này hết đàn ông rồi Để bao giờ tui dọn bàn thờ chồng tui xuống đất rồi tui lấy ông hỉ ! Thủ Thiệm không nói, không rằng, ra về. Hôm sau, biết được người đàn bà goá kia đi chơi bên kia sông, ở nhà không còn ai, Thủ Thiệm bèn tìm một lão thầy bói, dắt tới nhà bà goá. Ông nói với lão thầy bói : - Tôi nghe tiếng thầy đui mù mà bói rất giỏi, nên tui mời thầy về nhà tui đây, để nhờ thầy bói cho vợ chồng tui một quẻ. Bà nhà tui đi chơi đâu đó chưa về. Chừ thầy ngồi chơi, tui nấu cơm mời thầy ăn rồi nằm nghỉ chờ nhà tui về. Nói xong ông đi lục tìm gạo nấu cơm, mời thầy bói ăn. Trong lúc ấy, ông leo lên bàn thờ chồng người đàn bà goá, dọn hết đồ thờ xuống đất, rồi chờ lão thầy bói ăn xong, ông dắt lão lên bàn thờ nằm : - Mời thầy lên phảng nằm nghỉ. Chắc đến xế nhà tui mới về. Lão thầy bói tưởng đó là bộ ván ngựa thiệt, nên yên chí nằm ngủ một giấc. Còn Thủ Thiệm thì chuồn mất. Đến xế, người đàn bà goá về, thấy nhà cửa bừa bãi, mâm chén lung tung, đồ thờ chồng nằm dưới đất, ngó lên bàn thờ thấy lão thầy bói đương ngủ, ngáy khò khò. Bà goá tức quá, lôi lão thầy bói xuống, nắm tóc vừa giựt, vừa đánh, vừa chửi : - Mồ tổ mày, sao mày ở đâu tới mà dám lên bàn thờ chồng tao mà ngủ, hỉ? Lão thầy bói hoảng quá lắp bắp : - Dạ dạ tui lạy bà. Chồng bà dắt tui về đây chờ bà về để coi cho vợ chồng ông bà một quẻ. Ổng nấu cơm mời tui ăn rồi dắt tui lên phảng ngủ, chờ bà về. Tui có biết chi mô. Chớ ông đi mô rồi. Lạ quá he ! Chớ còn bà thờ chồng mô rứa? Lúc này, người đàn bà goá kia mới nhớ đến Thủ Thiệm chửi : - Mồ tổ, thằng cha Thủ Thiệm chớ không ai vô đây hết ! (Truyện này do Trương Giáng ghi ). *Chú thích : (1) : Thủ Thiệm là tên người có thật ở Quảng Nam, chứ không phải là một nhân vật truyền thuyết. Ông tên là Nguyễn Tấn Nhơn, quê làng An Hoà, nay là xã Tam Hải ( Tam Kì ), sau đổi tên là Thiệm. Có lần ông giữ chức thủ sắc ( giữ sắc thần của làng ) nên gọi là Thủ Thiệm. Ông lớn lên hồi phong trào Cần Vương, được đi học khá, có theo con đường khoa cử, nhưng cuối cùng ông về làng làm nghề cắt thuốc chữa bệnh. Nghe nói, ông có tham gia phong trào Cần Vương, làm thơ cổ vũ phong trào, bị tù, nhưng không còn vết tích gì.

Ngày đăng: 07/07/2014, 13:00

Xem thêm: TulieuCTDPNV6

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w