Lòng tin và bản cáo bạch ppt

7 123 0
Lòng tin và bản cáo bạch ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lòng tin và bản cáo bạch Trong một thị trường minh bạch, phân tích tài chính một cách đúng đắn sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình tài chính và tiềm năng của một công ty. Một trong những hoạt động quan trọng trước khi quyết định đầu tư mua cổ phiếu của một công ty là phân tích tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra nghi ngại trước tính xác tín của thông tin. Liệu rằng những con số trên bản cáo bạch là chính xác? Liệu có sự bóp méo số liệu trong những báo cáo này? Liệu các báo cáo tài chính có thực sự minh bạch? Chúng ta đều thấy sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính thường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trên bình diện quốc tế, sự thiếu trung thực phổ biến nhất là biến lỗ thành lãi nhằm tránh cổ phiếu tụt giá gây sự hưng phấn giả tạo đối với các nhà đầu tư. Sự việc đình đám gần đây là việc Yoshiaki Tsutsumi, một doanh nhân nổi tiếng thế giới, người được coi là Bill Gates của Nhật Bản đã bị cáo buộc vì tội làm sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính khiến các nhà đầu tư chịu thiệt hại khi đầu tư dựa trên những số liệu giả mạo này. “Nổi tiếng” hơn là việc Tập đoàn Parmalat đã bóp méo tình hình tài chính bằng việc định giá tài sản quá cao, giấu giếm những khoản lỗ khổng lồ khiến giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thực nội tại của Parmalat. Và nghiêm trọng nhất có thể kể đến vụ phá sản của tập đoàn lớn thứ 7 của Mỹ: Enron. Trong những báo cáo tài chính của mình, Enron đã lập nên 3.000 doanh nghiệp ma nhằm giấu món nợ 22 tỷ USD và trốn thuế. “Trò ảo thuật” trong báo cáo tài chính của Enron rất tinh vi, qua mặt được cả Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) trong một thời gian dài. Góp phần trong việc làm sai trái đó có đóng góp lớn từ sự thiếu trách nhiệm của những công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Cú đổ vỡ mang tên Enron khiến những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Microsoft, General Electric, Xerox phải sốt sắng điều chỉnh lại hoạt động kế toán của mình. Hiện nay, nguồn thông tin và số liệu chủ yếu các nhà đầu tư có thể sử dụng là bản cáo bạch của các công ty. Tuy nhiên, phần lớn những thông số trong bản cáo bạch còn khá sơ sài, đặc biệt là những công ty có cổ phần được giao dịch trên thị trường OTC. Thực tế mỗi nhà đầu tư với những quan điểm khác nhau sẽ có sự phân tích dựa trên những chỉ số tài chính khác nhau và có thể đưa ra những kết quả khác biệt. Tuy nhiên, nếu có sự gian dối trong các số liệu của bản cáo bạch, quá trình phân tích tài chính sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Trên bình diện quốc tế, sự không trung thực trong các báo cáo tài chính ngoài việc chịu sự thẩm tra các cơ quan kiểm toán có thẩm quyền, còn chịu áp lực từ một số công ty hay cá nhân kiểm toán và phân tích tài chính được coi là thám tử Sherlock Holmes trên thị trường chứng khoán. Ở Mỹ có nhà phân tích tài chính nổi danh Howard Schilit. Ông phân tích tài chính và bán những bản phân tích của mình ra công chúng. Tờ tin hàng tháng do Schilit phát hành có giá 10.000 USD/năm. Sự tin cậy của nhà đầu tư dành cho Schilit là có thể đo đếm được khi giá cổ phiếu của những công ty trong danh sách đen của Schilit đã giảm hơn 25%. Trong số đó có những công ty sau này phá sản như Worldcom và Sunbeam. Sau khi những gian dối tài chính của những tập đoàn khổng lồ bị phanh phui, tờ thời báo uy tín The Finance Times đã nhận định: “Để tránh những vụ Enron hay Worldcom trong tương lai, các cơ quan chức năng xem xét lại các quy định về kế toán và tài chính đồng thời phải có sự cải tổ công tác kiểm toán đối với tập đoàn và chú trọng đến chất lượng các cuộc kiểm toán”. Ở nước ta, thiết nghĩ cơ quan hữu trách nên gấp rút xây dựng và phát triển nên những hệ thống giám sát thông tin và kiểm toán tài chính độc lập và công tâm. Một thị trường minh bạch rất cần có những cơ quan điều tra tài chính nhằm phát hiện ra những gian dối trong báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư tiếp cận với sự thật nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trên thị trường chứng khoán. Đó là một trong những nhân tố rất cần thiết hiện nay ở thị trường chứng khoán nước ta. . Lòng tin và bản cáo bạch Trong một thị trường minh bạch, phân tích tài chính một cách đúng đắn sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình tài chính và tiềm năng của. mình. Hiện nay, nguồn thông tin và số liệu chủ yếu các nhà đầu tư có thể sử dụng là bản cáo bạch của các công ty. Tuy nhiên, phần lớn những thông số trong bản cáo bạch còn khá sơ sài, đặc biệt. xác tín của thông tin. Liệu rằng những con số trên bản cáo bạch là chính xác? Liệu có sự bóp méo số liệu trong những báo cáo này? Liệu các báo cáo tài chính có thực sự minh bạch? Chúng ta

Ngày đăng: 07/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan