C¸i roi ngµy Êy - tiếng khóc thầm động thấu tâm can! Đinh Phạm Thái* Ngày nào con nghịch, con chơi Bỏ nhà đi hết một hơi tối ngày Làn roi rơi xuống thân gầy Làm đau tay mẹ làm cay mắt bà Bây giờ con ở đâu xa Nắm xương không cửa không nhà mãi đi Trường Sơn một dải xanh rì Đất đen, đất đỏ, đất gì chôn con. Chân run, quờ chiếc gậy mòn Sợ cầm phải cái roi còn đâu đây. (Thơ Hà Tĩnh- Thế kỉ XX) Lời bình: Tứ thơ sáng tạo, độc đáo cùng với việc vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống, bài thơ “Cái roi ngày ấy” của Đinh Phạm Thái đã diễn tả thật cảm động về tình mẫu tử đẹp đẽ, sâu nặng, thiêng liêng của bà mẹ liệt sĩ có con hi sinh trong chiến tranh mấy mươi năm về trước. Cảm xúc trữ tình hoá thân vào người mẹ được thấm đượm toàn bài cũng như từng khổ thơ đều dựa trên cái nền tự sự.Tuổi già thường nặng ưu tư, hay nhớ về kỉ niệm buồn vui trong quá khứ. Cậu bé con mẹ “ngày nào” chắc là học sinh lớp ba, lớp bốn trường làng những năm bảy mươi thế kỉ trước. Con trai tuổi ấy thì hiếu động và nghịch ngợm. Cái tội “Bỏ nhà đi hết một hơi tối ngày” có lẽ vào dịp nghỉ hè; phải được“dạy đến nơi”để nhớ mà chừa. Nếu không, hôm sau lại quên ăn trưa, đua bạn đi xa suốt ngày, chơi những trò nghịch dại trèo cây, bơi lội tắm sông, tắm hồ… nguy hiểm thì sao? Cái kinh nghiệm “Thương con, cho đòn cho roi” phải được “thực thi”. Vì lo, vì cần dạy mà phải đánh, đánh bằng thứ roi mót thôi; mà đánh thì bà và mẹ lại lại thương lắm, xót lắm: Làn roi rơi xuống thân gầy/ Làm đau tay mẹ làm cay mắt bà. Dạy con thời ấy bằng những trận đòn roi như vậy là chuyện thường tình. Giá như thuận cảnh, con mẹ bây giờ đã là người đàn ông trưởng thành,vợ con đề huề, hiếu đễ, phụng dưỡng bố mẹ già…mẹ có nhớ lại thì cũng là một kỉ niệm vui, tự hào… Nhưng giờ đây, nó là nỗi bi kịch triền miên. Trong dòng hồi ức của mẹ đã đượm một nỗi buồn . Chữ “rơi” là nhã ngữ, dùng để tránh, không nói là làn roi quất, làn roi đánh, cho… đỡ đau lòng hơn; chữ “thân gầy” gợi hình cũng chứa đựng bao buồn thương, tội nghiệp. Nó như báo trước cái thực tại nghiệt ngã, đau xót. Qua tuổi thiếu niên, con mẹ lớn lên là một chàng thanh niên tuấn tú. Gặp buổi nước nhà binh lửa, con lên đường vào Nam đánh giặc. Nhưng con đã “lấy TRUNG làm HIẾU”, con mãi mãi không về với mẹ! Còn gì đau đớn hơn cái nghịch cảnh như câu ca ai oán thuở nào: Lá vàng còn ở trên cây/ Lá xanh đã rụng cực thay , hỡi Trời! Dù là con đã vì nghĩa lớn mà hi sinh, nhưng lẽ đời là “Sống cái nhà, già cái mồ”. Đằng này con của mẹ thì một nắm di cốt vẫn còn “không cửa không nhà mãi đi”… rồi không biết có được chôn cất ở một nơi nào đó giữa bạt ngàn “Trường Sơn một dải xanh rì”? Những câu thơ lục bát với nhịp chẵn , không cách tân, có khả năng thuật chuyện hồi ức gọn rõ, lại chứng tỏ hiệu lực diễn tả chiều sâu nội tâm thật tinh tế…Ở khổ thứ hai đã có từ hỏi và thực chất là những câu hỏi: “con ở đâu xa”,“… đất gì chôn con”. Nhưng không đánh dấu hỏi, bởi vì, bà mẹ già nơi làng quê biết hỏi vào đâu, biết hỏi vào ai bây giờ! Hỏi cũng chỉ là tự hỏi vào cõi lòng đấy thôi. Thời gian dằng dặc, không gian mịt mờ, tất cả đều vời vợi, làm sao có thể mách bảo để đưa con về với mẹ, với quê hương bản quán cho có “mồ yên mả đẹp” như đời sống tâm linh ở cõi thế gian này. Một nguyện vọng sâu xa, chính đáng của tình cảm thiêng liêng mà chỉ là nỗi niềm đau đáu, vô vọng. Khổ thơ kết gọn lại chỉ là một cặp câu và cách phục bút tài tình đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cùng cái tứ bất ngờ, độc đáo để cho mạch cảm xúc được đẩy lên cung bậc cao nhất. Mở đầu là cái roi thực đánh con “ngày ấy” và kết thúc là cái roi ảo làm đau đớn mẹ bây giờ và mãi mãi. Với ai thì “Năm tháng khuây dần chuyện xót đau”(Vũ Cao), còn với mẹ, nó là kết quả tích tụ của nỗi đau tinh thần nhức nhối. Gìơ đây, mẹ đã già nua: mắt mờ, chân yếu. Bệnh nội thương buồn phiền, day dứt đêm ngày khiến mẹ cứ như trong mộng du- vô thức, cứ như thấy mình có “tội” với con, để đến nỗi mỗi lần Quờ chân tìm chiếc gậy mòn, lại cứ Sợ cầm phải cái roi còn đâu đây. Bài thơ không có câu từ nào nói đến tiếng khóc vì “nước mắt đã lặn vào trong”. Nhưng bạn đọc thì ai cũng cảm được tiếng khóc thầm động thấu tâm can và rưng lệ…Với năm cặp câu lục bát, hàm súc như một bàì thơ Đường đã gói trọn tình mẫu tử, nó có sức lay động và ám ảnh mãi tâm hồn ta về nỗi đau chiến tranh của những bà mẹ, của những gia đình liệt sĩ, và cũng là của chung đát nước, dù “Lửa chiến tranh tắt đã lâu rồi”, dù tất cả mọi nhà, mọi người đang an hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Viết đến đây, tôi muốn dẫn lời thơ bất hủ của tiền nhân truyền lại: Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử/ Tử ư quốc sự tử do sinh. Nghĩa là: Người đời xưa nay có ai là không chết. Nhưng chết mà vì nước thì chết vẫn còn như sống mãi. Để góp một lời an ủi rằng: những người liệt sĩ, những người con của các Mẹ:“Thác là thể phách, còn là tinh anh”!(Nguyễn Du) Phạm Văn Chữ Lời chú: * Bài thơ đoạt giải nhì, không có giải nhất, cuộc thi thơ lục bát báo Giáo dục và Thời đại năm 1998. * Tác giả Đinh Phạm Thái nguyên là giảng viên Trường ĐH Bách khoa- HN, quê ở xã Sơn Hoà- Hương Sơn- Hà Tĩnh. Ông cho biết: Bài thơ có cơ sở thực tế từ câu chuyện của gia đình ông. Hồi chiến tranh chống Mĩ, ông có người cháu, con anh ruột ở quê nhà, rất ngoan và học rất giỏi; học xong cấp 3 (THPT) được Nhà nước cho sang Liên xô du học. Nhưng cháu đã viết đơn tình nguyện xin tạm gác chuyện đi học để lên đường đánh Mĩ. Sau mấy tháng luyện tập, cháu đã “đi suốt một hơi”, vào Nam chiến đấu cho đến tận ngày hi sinh. Cho đến nay, 1998, sau bao nhiêu năm, gia đình đã tìm mọi cách nhưng vẫn chưa đưa được phần mộ của cháu về quê nhà. Bà chị dâu của ông, đã già lắm, cứ đêm ngày thổn thức vì nỗi này. . mòn Sợ cầm phải cái roi còn đâu đây. (Thơ Hà Tĩnh- Thế kỉ XX) Lời bình: Tứ thơ sáng tạo, độc đáo cùng với việc vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống, bài thơ Cái roi ngày ấy của Đinh. day dứt đêm ngày khiến mẹ cứ như trong mộng du- vô thức, cứ như thấy mình có “tội” với con, để đến nỗi mỗi lần Quờ chân tìm chiếc gậy mòn, lại cứ Sợ cầm phải cái roi còn đâu đây. Bài thơ không. độc đáo để cho mạch cảm xúc được đẩy lên cung bậc cao nhất. Mở đầu là cái roi thực đánh con ngày ấy và kết thúc là cái roi ảo làm đau đớn mẹ bây giờ và mãi mãi. Với ai thì “Năm tháng khuây dần