1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiếu Cầu Hiền

7 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 25 - 26 CHIẾU CẦU HIỀN (Cầu Hiền Chiếu) Ngô Thì Nhậm Ngày soạn: 27.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục têiu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lich sử nước ta. - Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia - Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại. B. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC GV: hình tượng người nghĩa sĩ nông dân được NĐC vẽ lên ở những phương diện nào?Em hãy nhận xét về tinh thần chiến đấu của người nghĩa sĩ nông dân? Yêu cầu: * Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân được xây dựng: - Hoàn cảnh xuất thân - Tình cảm, thái độ của người nông dân nghĩa sĩ đối với kẻ thù xâm lược. - Tinh thần chiến đấu. - Quan niệm sống * Tình thần chiến đấu của nghĩa sĩ nông dân: - Vũ khí: + Hoả mai bằng rơm con cúi + Gươm đeo bằng lười dao phay + Ngọn tầm vông - Trang phục: manh áo vải -> vũ khí và trang phục thô sơ. - Tinh thần chiến đấu: 1 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường + Đạp rào lướt tới, coi giặc như không + Xô cửa xông vào, liều mình chẳng có -> chiến đấu anh dũng làm áp đảo kẻ thù - Kết quả: + Đốt xong nhà dạy đạo + Chém rớt đầu quan hai họ + Đâm ngang chém ngược + Làm cho mã tà, ma ní hồn kinh -> Với việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh liên tiếp tác giả đã cho người đọc thấy được sức mạnh của tinh thần chiến đấu => Tóm lại: tuy trang bị thô sơ, binh pháp, khái niệm chiến trường chẳng có gì nhưng các nghĩa sĩ đã chiến đấu vô cùng anh dũng và đạt hiệu quả cao. 3. GTBM 4. hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn -> Nêu những nét khái quát về Ngô Thì Nhậm? HS thực hiện và trả lời Gv ghi bảng GV: yêu cầu HS đọc văn bản + giải nghĩa từ khó -> nêu cảm nhận của em sau khi đọc văn bản HS thực hiện + nêu cảm nhận ban đầu về văn bản GV: văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nào? HS trả lời Gv ghi bảng I. Khái quát về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - (1746 - 1803), hiệu Hi Doãn - Quê: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) - Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc. - Năm 1778, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư. -> Có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn 2. Tác phẩm a. Đọc b. Hoàn cảnh ra đời - 1788 Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu 2 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: Chiếu - văn bản do vua chúa ban ra để triều đình hoặc toàn dân tộc độc để thực hiện 1 mệnh lệnh hoặc yêu cầu trọng đại nào đó của đất nước hoặc hoàng tộc, bản thân nhà vua. Chiếu có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các đại thần văn tài võ lược thay vua, theo lệnh vua viết. GV: văn bản có thê chia thành mấy phần, nội dung của mỗi phần ra sao? HS trả lời Gv chốt lại GV: tìm những chi tiết biểu hiện vai trò, vị trí của người hiền tài đối với đất nước? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng diệt quân Thanh và bọn tay sai, nhà Lê sụp đổ, các tri thức của triều đại cũ mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực. - Quang trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết "Chiếu cầu hiền" kêu gọi những người tài giỏi ra giúp dân, giúp nước. c. Thể loại và hình thức văn tự: - Chiếu - Hình thức: chữ Hán d. Bố cục - 4 phần: + Phần 1: "Từng nghe…người hiền vậy" - vai trò và sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước + Phần 2: "Trước đây…hay sao" - suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước hiện tại, ước nguyện đươcj nhiều người hiền ra giúp. + Phần 3: "Chiếu này ban xuống…bán rao" - yêu cầu và biện pháp cầu hiền, tuyển hiền + Phần 4: còn lại - mong muốn và lời khích lệ người hiền. II. Đọc hiểu 1. Lí lẽ và tấm lòng của vua Quang Trung trong chủ trương cầu hiền a. Vai trò và vị trí của người hiền tài đối với đất nước - Chi tiết: + Người hiền như ngôi sao sáng trên trời + Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử -> hiền tài là tinh hoa, tinh tú của nôn sông 3 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: Đề cao, so sánh họ như sao sáng trên trời cao; là tinh hoa tinh tú của non sông đất nước.Nhưng ngôi sao chỉ co thể phát huy tác dụng tỏa ánh sáng nếu biết châu về ngôi bắc thần- làm sứ giả cho thiên tử. Đó là mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử, là sứ mệnh thiêng liêng của con người nói chung GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật ấy? HS phát biểu Gv chốt lại GV: hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ của sĩ phu Bắc Hà? Qua đó em có nhận xét gì? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: Nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong các triều đình phong kiến xưa nay để làm cơ sở cho việc chiêu hiền, cầu hiền của nhà vua là có cơ sở, là hợp lòng trời, lòng người. Vì vậy, lời kêu gọi có sức thuyết phục, đặc biệt là đối với các nho sĩ Bắc Hà lúc bấy giờ GV: theo em cách diễn đạt đó có tác dụng mối quan hệ giữa hiền tài và Thiên tử, khẳng đinh: + Có tài mà không được dùng không phải là ý trời - Nghệ thuật: so sánh -> nhấn mạnh vai trò và vị trí của người hiền tài và mối quan hệ không thể tách rời của người hiền tài và Thiên tử (sao sáng - Bắc thần) -> Có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà b. Thái độ của nho si Bắc Hà và tấm lòng của vua Quang Trung * Thái độ của nho sĩ Bắc Hà - Chi tiết: + Ở ẩn trong ngòi khe + Trốn trành việc đời + Kiêng dè không dám lên tiếng + Gõ mõ canh cửa + Ra biển vào sông + Chết duối trên cạn + Muốn lẩn tránh suốt đời -> Các chi tiết, hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng - cách ứng xử: không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước 4 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường như thế nào? HS phát biểu Gv chốt lại GV: Người nghe không thể tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của chính mình GV: tấm lòng của vua Quang Trung được thể hiện qua các chi tiết nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: Qua đó nêu đặc điểm nổi bật trong tấm lòng của nhà vua Quang Trung? HS phát biểu Gv chốt lại GV: yêu cầu HS đọc lại đoạn văn "Kìa như hay sao?", tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để thay mặt nhà vua thuyết phục nho sĩ? GV: Tác giả đã sử dụng nhứng thủ pháp nghệ thuật nào? HS tìm Gv ghi bảng => Tác dụng: vừa ý nhị, vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng, có tài hoa văn chương * Tấm lòng của vua Quang Trung - Từ ngữ: + Cầu: tấm lòng chân thành khát khao + Ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi: sự mong đợi của nhà vua + Ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng: thái độ khiêm tốn của nhà vua. -> Tấm lòng: chân thành, tha thiết, mong mỏi của nhà vua * Lí lẽ thuyết phục của nhà vua Quang Trung - Những khó khăn, nhiệm vụ mới mẻ và chồng chất, phức tạp của triều đình mới - Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù đã rất tận tâm và cố gắng nhưng không thể làm hết, làm tốt, trọn vẹn công việc nhiều và lớn lao này - Theo quy luật cứ 10 nhà 1 ấp phải có người trung thành tín nghĩa -> trên nghìn năm văn hiến phải có nhiều người tài - Nghệ thuật: câu hỏi tu từ + hình thức bày tỏ 5 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường GV: đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung được thể hiện qua chi tiết nào? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: qua đó em có nhận xét gì về chính sách, chủ trương càu hiền của vua Quang Trung? Qua đó em thấy hình ảnh vua Quang Trung hiện lên như thế nào? HS trả lời Gv chốt lại -> tác giả tiếp tục kết hợp nêu lí lẽ, phân tích bằng tình cảm. Cáhc nêu thực tế chân thực, không tránh né, lời lẽ mềm mỏng và kiên quyết. Khẳng định đất nước có nhiều nhân tài để đi đến kết luận: người hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới ð Vua Quang Trung: Vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ. Lời lẽ: khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao 2. Đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung - Chi tiết: + Các quan viên lớn, nhỏ, dân trăm họ: có tài năng học thuật, mưu hay được dâng sớ tâu bày + Lời hay, mưu hay được dùng, được khen thưởng, khuyến khích không kể thứ bậc. Lời không hợp không đúng, có sơ suất không bắt tội, chỉ trích + Tiến cử nghề nghiệp hay giỏi + Người mà tài năng còn bị che kín dâng sớ tiến cử -> Chính sách và chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung: + Mở rộng, tự do, dân chủ và tiến bộ. Không chỉ trọng trí thức, tìm người giỏi mưu hay, biết hoạch định chính sách lớn + Không chỉ khuyến khích tiến cử mà còn cho phép tự tiến cử. Biện pháp nêu ra cụ thể và dễ thực hiện -> Hình ảnh vua Quang Trung: thể hiện tầm chiến lược lãnh đạo sâu rộng, một thiên tài quân sự, một nhà quản lí tổ chức tài ba. à à Biện pháp cầu hiền: đúng đắn, rộng mở, 6 Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường + GV: Nhận xét về lập luận của bài chiếu? + GV: Lời lẽ của bài chiếu như thế nào? + GV: Tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh như thế nào? + GV: Những nghệ thuật trên có tác dụng gì cho lời kêu gọi? thiết thực và dễ thực hiện - Bài chiếu kết thúc bằng lời kêu gọi, động viên mọi người tài đức ra giúp nước: “Những ai … tôn vinh” ð Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ 3. Nghệ thuật bài chiếu: Bài văn nghị luận mẫu mực: - Lập luận: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục. - Lời lẽ: mềm mỏng, khiêm nhường nhưng ràng buộc khiến kẻ sĩ phải thấy được trách nhiệm của mình. - Từ ngữ, hình ảnh: + Sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. + Từ ngữ chỉ không gian: trời, đất, sao gió mây (vũ trụ); triều đường, triều chính, dãy đất văn hiến, trăm họ (nơi cần người hiền tài) à Tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi ð Tác dụng: + Tạo ấn tượng tốt về vua Quang Trung để thuyết phục sĩ phu Bắc Hà. + Thể hiện sự uyên bác và tài năng văn chương Ngô Thì Nhậm. 5. Củng cố và dặn dò - Đối tượng mà bài chiếu hướng đến. - Các luận điểm đưa ra để thuyết phục. - Nghệ thuật bài chiếu. - Tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung. - Chuẩn bị bài: ĐỌC THÊM: XIN LẬP KHOA LUẬT 7 . xuống…bán rao" - yêu cầu và biện pháp cầu hiền, tuyển hiền + Phần 4: còn lại - mong muốn và lời khích lệ người hiền. II. Đọc hiểu 1. Lí lẽ và tấm lòng của vua Quang Trung trong chủ trương cầu hiền a. Vai. Giáo án 11 Cơ bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 25 - 26 CHIẾU CẦU HIỀN (Cầu Hiền Chiếu) Ngô Thì Nhậm Ngày soạn: 27.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A " ;Chiếu cầu hiền& quot; kêu gọi những người tài giỏi ra giúp dân, giúp nước. c. Thể loại và hình thức văn tự: - Chiếu - Hình thức: chữ Hán d. Bố cục - 4 phần: + Phần 1: "Từng nghe…người hiền

Ngày đăng: 07/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w