1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi tham khảo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần 2 pptx

5 803 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN BỘ MÔN ĐLCM của ĐCSVN HỌ VÀ TÊN:_________________________________LỚP:________________ Đề 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (SV đánh dấu vào phương án đúng nhất, mỗi câu đúng được tính 0.25 điểm) Câu 1: Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin vào năm nào? a.Năm 1917. c. Năm 1920. b. Năm 1919. d. Năm 1921. Câu 2: Trong các đồng chí sau đây, đồng chí nào là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta? a. Nguyễn Ái Quốc. c. Trần Văn Cung. b. Trần Phú. d. Trịnh Đình Cửu. Câu 3: Tháng 10/1941, Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) công bố Bản Chương trình cứu nước với 44 điều nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chính là: a. Chống đế quốc và chống phong kiến. b. Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và nhân dân Việt Nam được sung sướng, tự do. c. Xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng và xây dựng các căn cứ cách mạng. Câu 4: Thuận lợi cơ bản của đất nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945? a. Cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. b. Hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thiết lập. c. Nhân dân quyết tâm bảo vệ chế độ mới. d. Cả a, b và c. Câu 5: Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 25/11/1945 xác định kẻ thù chính của dân tộc ta lúc bấy giờ là: a. Quân Tưởng Giới Thạch và tay sai. c. Thực dân Pháp xâm lược. b. Thực dân Anh xâm lược. d. Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt. Câu 6: Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù, Đảng ta tuyên bố "tự giải tán" vào ngày, tháng, năm nào? a. Ngày 11/11/1945. c. Ngày 6/3/1946. b. Ngày 25/11/1946. d. Ngày 14/9/1946. Câu 7: Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh được thể hiện lần đầu tiên trong văn kiện nào? a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. b. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. c. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh. d. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Câu 8: Trong kháng chiến chống Pháp, nhiệm vụ nào sau đây được xem là nhiệm vụ chính? a. Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng. b. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho dân tộc. c. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Câu 9: Giải pháp ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/7/1954) đã thể hiện: a. Tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch là chênh lệch lớn. b. Việt Nam là một nước nhỏ, lại phải đương đầu với đế quốc xâm lược lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp. c. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của Việt Nam là lâu dài, gian khổ, quanh co, giành thắng lợi từng bước là vấn đề có tính quy luật. d. b và c. Câu 10: Khẩu hiệu: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” được Bác Hồ nói vào ngày, tháng, năm nào? a. Ngày 02/9/1945. c. Ngày 26/3/1961. 1 b. Ngày 19/12/1946. d. Ngày 17/7/1966. Câu 11: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: a.Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững. b.Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và hiện đại. c.Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại. d. Cả a, b và c. Câu 12: Hạn chế của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới là: a.Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu. b. Lực lượng sản xuất chưa phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm cho xã hội. c.Đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển. d. Cả a, b và c. Câu 13: Công Yếu tố nào được xem là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa? a. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. b. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. c. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. d. Xây dựng Đảng vững mạnh, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. Câu 14: Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là gì? a. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. b. Có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần được nâng cao. c. Quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. d. Cả a, b và c. Câu 15: Từ năm 1986 đến năm 1996, nhận thức nào đánh dấu sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường có sự thay đổi cơ bản và sâu sắc? a. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. b. Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. c. Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. d. Cả a, b và c. Câu 16: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: a. Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” . b. Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao cao đời sống nhân dân. c. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. d. Cả a, b và c. Câu 17: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng xác định, trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo tiêu chí nào? a. Kết quả lao động. c. Mức đóng góp và các nguồn lực khác. b. Hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. d. Cả a, b và c Câu 18: Trong các cuộc cách mạng dưới đây, cuộc cách mạng nào được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định là then chốt? a. Cách mạng khoa học - kỹ thuật. c. Cách mạng tư tưởng - văn hóa. b. Cách mạng quan hệ sản xuất. d. Không có cuộc cách mạng nào là then chốt. Câu 19: Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là: a. Cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản. b. Cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản. c. Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản. Câu 20: Trong thời kỳ đổi mới nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nào đúng: a. Đổi mới hệ thống chính trị trước tạo điều kiện đổi mới kinh tế. b. Đổi mới kinh tế trước hết để tạo điều kiện đổi mới hệ thống chính trị. 2 c. Đổi mới hệ thống chính trị song song với đổi mới kinh tế, không ưu tiên đổi mới lĩnh vực nào trước. Câu 21: Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới là: a. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. b. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. c. Vai trò lãnh đạo của Đảng được ẩn trong vai trò của Quốc hội. Câu 22: Trong giai đoạn đổi mới, Đảng xác định nhà nước pháp quyền có nội dung: a. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. b. Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội. c. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. d. Cả a, b và c. Câu 23: Trong những năm 1943 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng văn hóa của nước Việt Nam độc lập là: a. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. b. Chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân. c. Cải thiện đời sống nhân dân. d. Cả a, b và c. Câu 24: Đề cương văn hóa Việt Nam được Đảng thông qua vào năm nào? a. Năm 1940. c. Năm 1942. b. Năm 1941. d. Năm 1943. Câu 25: Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm: a. Phát triển xã hội. b. Thực hiện công bằng xã hội. c. Phát huy sức mạnh của nhân tố con người. d. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Câu 26: Phương châm đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng? a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Câu 27: Từ Đại hội nào Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ? a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Câu 28: Quan điểm nào sau đây được xem là bước phát triển quan trọng trong nhận thức của Đảng về vị trí của văn hóa và công tác văn hóa trong quan hệ với các mặt công tác khác? a. Nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. b. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội. c. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. d. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Câu 29: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước quan niệm về sức mạnh, vị thế quốc gia dựa trên tiêu chí nào? a. Sức mạnh quân sự. c. Sức mạnh chính trị. b. Sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ. d. Cả a, b và c. Câu 30: Chủ trương: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ” theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là: a. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. 3 b. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. c. Mở rộng quan hệ với các nước nhưng không để nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và bị sự chi phối của bên ngoài. d. Cả a, b và c. II. TRẢ LỜI NGẮN GỌN: (Mỗi câu trả lời đúng được tính 0.5 điểm ) Câu 1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam? Câu 2. Tên gọi của Đảng ta qua các thời kỳ? Câu 3. Tính tất yếu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)? Câu 4. Vai trò của kinh tế nhà nước? Câu 5. Vai trò của văn hóa đối với vấn đề bảo vệ môi trường? 4 Câu 6. Trong chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được xác định như thế nào? Câu 7. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại được đề ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006)? 5 . chốt? a. Cách mạng khoa học - kỹ thuật. c. Cách mạng tư tưởng - văn hóa. b. Cách mạng quan hệ sản xuất. d. Không có cuộc cách mạng nào là then chốt. Câu 19: Liên minh giữa giai cấp công nhân. Cải thi n đời sống nhân dân. d. Cả a, b và c. Câu 24 : Đề cương văn hóa Việt Nam được Đảng thông qua vào năm nào? a. Năm 1940. c. Năm 19 42. b. Năm 1941. d. Năm 1943. Câu 25 : Mục tiêu của chính. vấn đề có tính quy luật. d. b và c. Câu 10: Khẩu hiệu: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” được Bác Hồ nói vào ngày, tháng, năm nào? a. Ngày 02/ 9/1945. c. Ngày 26 /3/1961. 1 b. Ngày 19/ 12/ 1946.

Ngày đăng: 07/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w