1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc từ hoa cảnh ppt

1 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 27,5 KB

Nội dung

Thuốc từ hoa cảnh Để chữa mụn trứng cá, bạn lấy hoa bươm bướm 60 g, phèn phi 10 g cùng tán nhỏ, trộn với dầu vừng (mè) 30 ml. Lấy hỗn hợp này bôi ngày 2-3 lần vào mụn trứng cá. Nhiều loại hoa cảnh không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như: Hoa bươm bướm Theo Đông y, cây bươm bướm có tác dụng lợi tiểu, lọc máu, làm tan máu tụ, chống xuất huyết, chữa thấp khớp, lở ngứa, eczema, trứng cá, vảy nến, nấm tóc, nấm loét, viêm tĩnh mạch, trĩ, mày đay, giảm niệu, tê mỏi đau nhức, xơ cứng động mạch, co giật thần kinh. Liều dùng trung bình 30-60 g. Chữa chốc lở đầu: Hoa bươm bướm 30 g, bồ kết 25 g, mật lợn 100 ml. Tất cả đun lấy 10 ml nước thuốc đặc, sau cùng cho mật lợn vào khuấy đều. Hằng ngày gội sạch đầu, dùng hỗn hợp này bôi vào nơi chốc lở. Chữa Eczema: Hoa bươm bướm 50 g, lá đào 60 g, vôi củ 10 g. Cả 3 thứ giã nhỏ, hằng ngày dùng hỗn hợp này bôi vào nơi bị bệnh. Hoa mười giờ Đông y cho rằng hoa mười giờ có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm, tiêu sưng, chữa mụn nhọt, viêm da, ghẻ, ngứa, bỏng, eczema, chữa đau họng… Chữa viêm họng: Hoa mười giờ 100 g, lá cây rẻ quạt 10 g. Cả hai rửa sạch, giã nhỏ cho vào 100 ml nước nóng, chắt lấy nước ngậm. Ngày ngậm 2-3 lần. Cần ngậm 3-5 ngày. Chữa eczema: Thân, lá cây hoa mười giờ 100 g, lá đào tươi 100 g, vôi tôi 10 g. Các lá rửa sạch giã nhỏ, trộn lẫn cùng vôi tôi. Hằng ngày lấy thuốc này bôi vào chỗ bệnh, ngày 2-3 lần. Bôi nhiều ngày. Chữa ghẻ: Thân, lá hoa mười giờ 100 g, lá xoan tươi 100 g, lá rau sam 100 g. Các lá rửa sạch, giã vắt lấy nước bôi vào nơi bị ghẻ. Ngày bôi 2-3 lần. Bôi trong nhiều ngày. Chữa mụn nhọt chưa vỡ mủ: Hoa mười giờ 50 g, lá táo 30 g, muối ăn 2 g. Các thứ rửa sạch, giã nhỏ cùng muối ăn đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc một lần. Hoa hiên Theo Đông y, rễ cây hoa hiên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm mát huyết, chữa viêm bàng quang, thiểu niệu, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, viêm gan vàng da, viêm vú, viêm tuyến mang tai, viêm tai ngứa, đau răng. Liều dùng thông thường 5-15 g cho dạng thuốc sắc. Lá và hoa hiên có tác dụng làm yên ngũ tạng, khoan khoái trong lòng, trừ thấp nhiệt, an thai, lợi tiểu, khỏi bốc nóng, ăn ngon ngủ yên, sáng mắt, nhẹ mình; chữa chảy máu cam, sưng vú, động thai. Chữa sưng vú: Lá hoa hiên 10 g, giấm ăn 10 ml. Rửa sạch lá hoa hiên, giả nhỏ, trộn với giấm, đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 1 lần. Đắp liền 3-5 ngày. Chữa viêm tuyến mang tai: Rễ hoa hiên 30 g, đường đỏ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng trong 2-3 ngày. Chữa vàng da do uống quá nhiều rượu: Rễ hoa hiên 20 g rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 50 ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Chữa tiểu ra máu: Củ hoa hiên 5 g, rau má 20 g, rễ cỏ tranh 15 g, rau diếp cá 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống liền 3-5 ngày. . Thuốc từ hoa cảnh Để chữa mụn trứng cá, bạn lấy hoa bươm bướm 60 g, phèn phi 10 g cùng tán nhỏ, trộn với dầu vừng (mè) 30 ml. Lấy hỗn hợp này bôi ngày 2-3 lần vào mụn trứng cá. Nhiều loại hoa. nhọt chưa vỡ mủ: Hoa mười giờ 50 g, lá táo 30 g, muối ăn 2 g. Các thứ rửa sạch, giã nhỏ cùng muối ăn đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc một lần. Hoa hiên Theo Đông y, rễ cây hoa hiên có tác dụng. Chữa sưng vú: Lá hoa hiên 10 g, giấm ăn 10 ml. Rửa sạch lá hoa hiên, giả nhỏ, trộn với giấm, đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 1 lần. Đắp liền 3-5 ngày. Chữa viêm tuyến mang tai: Rễ hoa hiên 30 g,

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:20

w