Chữa ho gà băng đông y potx

2 287 0
Chữa ho gà băng đông y potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chữa ho gà băng đông y Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, có thể gây dịch do vi khuẩn Bordetella pertissus, đôi khi do Bordetella parapertissis gây nên. Ho gà rất hay lây. Nguồn bệnh là người bị ho gà lây truyền, nhất là ở thời kỳ viêm long, bắt đầu có cơn ho, sau đó mức độ giảm dần. Bệnh lây trực tiếp do các bụi nước bắn ra trong cơn ho. Sau khi mắc bệnh ho gà thì có khả năng miễn dịch bền vững, nên rất ít khi mắc bệnh lần thứ hai. Theo Đông y, nguyên nhân ho gà là do tạng phủ trẻ non yếu, bì phu cơ nhục không kín đáo, ngoài thì bị ngộ độc tà thời khí xâm phạm, trong lại có đờm hỏa ẩn nấp, phế kinh bị bế tắc nên phế khí không thông sướng, nhân đó phát ho từng cơn kịch liệt. Không chữa bệnh kịp thời thì bệnh dễ kiêm phát các chứng khác. Các triệu chứng ho gà thường thấy: trẻ ho ngày nhẹ, đêm nặng; ho không kịp thở, không khóc được. Hoặc ho sặc từ bụng dưới xốc lên, ho liên tiếp vài chục tiếng, nghỉ một tí lại ho; nặng nữa thì khi ho lại nôn mửa, căng tức 2 bên sườn, nước mắt nước mũi chảy, lâu ngày không khỏi. Thời gian nung bệnh từ 1-3 tuần. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ, tùy từng thời kỳ mà dùng các bài thuốc thích hợp. Thời kỳ đầu, cảm nhiễm phế hàn: Triệu chứng: chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn. Phép chữa: khu phong tán hàn chỉ khái. Bài thuốc: Tử tô 12g, bách bộ 12g, lá dâu tằm 16g, trần bì 8g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc bài “Tiểu thanh long thang”: Ma hoàng 4g, chích thảo 4g, bạch thược 6g, bán hạ chế 12g, quế chi 4g, ngũ vị tử 4g, tế tân 4g, can khương 4g. Nước 150ml, sắc còn 50ml chia uống 3 lần trong ngày. - Nếu thiên về phế nhiệt: ho có đờm vàng, rêu lưỡi vàng. Mạch sác. Phép chữa: sơ biểu thanh nhiệt. Bài thuốc: Kinh giới 6g, lá xương sông 10g, bạc hà 6g, lá chanh 8g, lá hẹ tươi 6g, bối mẫu 6g, rau má 12g, nghệ vàng nướng 3 lát. Nước 300ml, sắc còn 100ml, ngày uống 3 lần. Thời kỳ ho cơn: Vào cuối tuần thứ 2 sau khi phát bệnh: thời gian dài hay ngắn tùy bệnh nặng hay nhẹ. Nói chung từ 3-6 tuần, nặng có thể kéo dài vài tháng hoặc hơn. Lúc này ho sặc sụa, nhẹ thì một ngày ho 10 cơn, nặng thì 20 cơn. Lúc ho mặt đỏ bừng, thè lưỡi, còng lưng, gân cổ kéo lên, mắt đỏ, nước mắt nước mũi trào ra, mu mắt sưng húp, ho liên tiếp không nghỉ; cuối cùng thở sâu vào 1 cái thì đỡ ho. Trong khi thở vào nghe kêu như tiếng sáo hoặc như gà gáy, đến khi ngừng tiếng kêu thì ho lại như trước. Về đêm cơn ho này càng nhiều hơn; ho chấn động gây chảy máu mũi đờm có dây máu, chảy máu mắt, kết thành ban đỏ. Nếu ho kéo dài mãi, thân thể càng suy nhược, dễ phát sưng phổi, ho suyễn. Đây là thể đàm nhiệt bế phế. Phép chữa: thanh nhiệt hóa đàm. Bài thuốc: Bài 1: Lá chanh 300g, địa liền 400g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 1.000g, rau sam 1.000g, tía tô 300g. Nước 6 lít, sắc còn 2 lít, cho ít đường đủ ngọt. Cách dùng: trẻ từ 1-3 tuổi mỗi lần uống 15-20ml (1 thìa canh). Trẻ từ 3-5 tuổi mỗi lần uống 2 thìa canh, ngày uống 3 lần. Bài 2: “Ma hạnh gia vị”: Ma hoàng 6g, tiền hồ 12g, hạnh nhân 6g, cát cánh 12g, thạch cao 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia 3-4 lần uống trong ngày. - Ho nặng không ngủ được, gia: Viễn chí 4g, câu đằng 8g. - Đờm nhiều, gia: La bặc tử 8g, tô tử 8g. - Nôn nhiều, gia: Trúc nhự 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 2 lát. - Ho ra máu, chảy máu mũi, gia: chi tử sao 8g, a giao 8g (sắc thuốc xong mới cho a giao). Bài 3: “Tả bạch tán gia giảm”: Tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, cam thảo 4g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, cát cánh 8g, tri mẫu 8g, trúc nhự 8g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống và gia giảm như bài trên. Bài 4: “Lô tử hoàn”: Bắc hạnh nhân, sơn chi tử (sao đen), thạch cao, cáp phấn, thiên hoa phấn, mỗi vị 2 lạng (80g). Ngưu bàng tử 120g, cam thảo 16g, ma hoàng 32g, thanh đại 40g. Tán bột hòa mật ong quyết nhuyễn làm viên bằng hạt nhãn. Ngày uống 1-2 viên theo lứa tuổi. Dùng đăng tâm thảo (bấc đèn) và lá tre nấu nước để uống thuốc. Bài 5: Dùng khi ho ra máu: Tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, địa cốt bì 12g, chi tử (sao đen) 4g, trắc bá diệp (sao đen) 4g, bồ hoàng (sao đen) 4g, a giao 4g (cho vào sau khi sắc xong thuốc). Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống ngày 3-4 lần. Bài 6: Dung dịch tỏi: 50% nước cốt tỏi, 50% nước sôi hòa chung dùng. Trẻ trên 5 tuổi mỗi lần uống 10- 20ml. Ngày 4 lần sau bữa ăn 45 phút. Trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa. Bài 7: Mật gà sấy khô, tán mịn trộn một ít đường. Cách dùng: trẻ dưới 1 tuổi dùng 1 cái, chia 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trẻ 1-2 tuổi dùng 1 cái, chia 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trẻ 3-5 tuổi dùng 1 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần. Trẻ 5-10 tuổi, dùng 2 cái, uống trong 1 ngày, chia 2 lần. Thời kỳ hồi phục: Phế khí hư hoặc phế âm hư. Triệu chứng: Cơn ho giảm dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phép chữa: tư dưỡng phế ấm, phế khí, kiện tỳ. Bài thuốc: “Sa sâm mạch đông thang” gia giảm. Sa sâm 12g, thiên hoa phấn 12g, liên nhục 8g, mạch môn 12g, bạch biển đậu 12g, trần bì 6g, tang bạch bì 12g, ý dĩ 12g, cam thảo 4g. Nước 300ml, sắc còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày. Nếu sốt nhiều, mồm khô. Mạch tế sác, gia: địa cốt bì 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 12g. Mồ hôi trộm gia: mẫu lệ 12g, lá dâu 12g; ăn kém, đầy bụng, gia: hậu phác, mạch nha đều 8g. Cháo thuốc dân gian chữa bệnh ho gà - Hạt dẻ, bí đao 50g, râu ngô 10g. Đun sôi lấy nước hòa đường phèn uống. - Lấy 1 củ tỏi to, bóc vỏ, giã nát ngâm nước sôi 20 phút, rồi đun sôi 30 phút, pha mật ong, uống. - Lấy 100g hồ đào, sao vàng uống với mật ong. - Lấy 1 bộ gan gà ép lấy nước hòa với 15ml, nước đường. Trẻ dưới 1 tuổi uống mỗi lần 5ml. Trẻ 2-3 tuổi uống 8ml. 4 tuổi trở lên uống 15ml. Uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối, liên tục trong 3-5 ngày. - Cháo nhị bì cam thảo: Vỏ rễ dâu 9g, địa cốt bì 9g, cam thảo bột 3g, gạo lứt 50g. Trước hết đun 3 vị trên với nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã lấy nước rồi cho gạo lứt vào nấu cháo ăn. - Cháo đậu cô ve, táo đỏ: Đậu cô ve 16g, táo đỏ 10 quả, gạo lứt 30g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo loãng rồi cho đường phèn, ăn nóng. - Nước cơm hòa xuyên bối, đường phèn: Khi nấu cơm sôi, múc lấy nước cơm đựng vào bát, cho xuyên bối mẫu 9g và đường phèn 15g, hấp cách thủy (hoặc hấp trên cơm đang cạn). Uống ngày 2 lần sáng và tối. - Nước cà rốt, táo tàu: Cà rốt 200g, rửa sạch thái lát cùng với 25g táo tàu, nước 1.200ml, đun cạn còn 400ml, cho đường phèn vừa đủ, khuấy tan là được, uống 2 lần trong ngày. Day bấm mạch 2 huyệt ngư tế để thanh nhiệt tả phế, giảm ho và 2 huyệt xích trạch để điều hòa và sơ thông phế khí khỏi ho, dễ thở. . Chữa ho gà băng đông y Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn, l y theo đường hô hấp, có thể g y dịch do vi khuẩn Bordetella pertissus, đôi khi do Bordetella parapertissis g y nên. Ho gà rất hay l y. . ho từng cơn kịch liệt. Không chữa bệnh kịp thời thì bệnh dễ kiêm phát các chứng khác. Các triệu chứng ho gà thường th y: trẻ ho ng y nhẹ, đêm nặng; ho không kịp thở, không khóc được. Ho c ho. thì đỡ ho. Trong khi thở vào nghe kêu như tiếng sáo ho c như gà g y, đến khi ngừng tiếng kêu thì ho lại như trước. Về đêm cơn ho n y càng nhiều hơn; ho chấn động g y ch y máu mũi đờm có d y máu,

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan