Khi nào không nên đầu tư Bị cám dỗ bởi những đồng tiền tưởng chừng như dễ kiếm trên thị trường chứng khoán, nhiều người đã cố gắng trở thành những nhà đầu tư “năng động và sáng suốt” trước khi họ thật sự có những kĩ năng, nguồn thông tin và nền tảng kiến thức cơ bản để có thể làm được như thế. Điều này không có nghĩa đầu tư vào chứng khoán là cực kì khó khăn… Tuy nhiên, để có thể thường xuyên “đánh bại” được thị trường thì lại là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi nhà đầu tư, trong từng bước đi của mình, phải thể hiện được tính nguyên tắc, kiến thức và sự đam mê thật sự để có thể nổi bật giữa đám đông. Giống như bất kì một sàn đấu nào, không thể nào tất cả mọi người đều thắng. Trên thực tế, một khoản tiền sinh lời cao trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc có một khoản tiền khác của ai đó đang hoạt động không như mong muốn. Làm thế nào, khi nào bạn có thể tuyên bố rằng “Tôi đã trở thành một nhà đầu tư năng động?” Một người chăm chỉ cần mẫn mua vào rồi bán ra rồi lại mua vào…không có nghĩa anh ta “năng động”. Ở đây, “năng động” phải được hiểu theo nghĩa chuyên môn – đó là người chọn cổ phiếu của chính anh ta. Điều đó không giống như một quá trình cấp phép hay cái gì tương tự thế. Trên thực tế, thậm chí còn không có những hướng dẫn chính thức về điều này. Nhưng giống như việc nuôi nấng con cái, bạn có xu hướng nhận ra mình có phải là một nhà đầu tư thật sự hay không chỉ sau khi bạn đã dám tự mình kiên quyết đưa ra một “cam kết” gắn bó bền vững với cổ phiếu của bạn. Lời khuyên của các nhà đầu tư dành cho bạn: Không nên đầu tư: …Nếu bạn cần tiền ít nhất trong vòng hai, ba năm tới …Nếu bạn không thích làm toán …Nếu bạn miêu tả các khoản đầu tư của mình với những từ “chơi” (play), “đánh bạc”(gamble) hay bất kì một cụm từ mang nghĩa đầu cơ như thế. …Nếu bạn nghĩ các chỉ số chứng khoán quan trọng hơn các công ty mà bạn nắm giữ cổ phiếu của họ. …Nếu bạn chưa chuẩn bị cho những sự biến động. Rất nhiều người chỉ biết nhìn vào khoản thua lỗ đầu tiên với khuôn mặt tái mét. Nếu bạn không chịu được việc mất tiền, bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc sở hữu chứng khoán. …Nếu bạn nghĩ bạn sẽ chỉ mua những cổ phiếu đang đi lên Bạn không hoàn hảo. Không một hệ thống nào hoàn hảo. Không một nhà tư vấn nào hoàn hảo. Bạn có thể và sẽ thua lỗ một lúc nào đó trên cả con đường đầu tư của mình. Bạn chỉ có thể tối thiểu hóa những thua lỗ đó nếu bạn “chăm chỉ làm bài tập ở nhà” với việc đánh giá hết sức cẩn thận thị trường. Nhưng hãy luôn nhớ thua lỗ là thua lỗ. …Nếu bạn tin rằng chỉ giá cổ phiếu và xu hướng vận động của nó thôi là đủ để cho bạn biết được giá trị tiềm ẩn hay hoạt động kinh doanh của công ty Vô số người mua cổ phiếu giá rẻ. Hân hoan vì mức giá rẻ để rồi sau đó cay đắng nhận ra nó rẻ vì công ty của nó đang bế tắc trong hoạt động kinh doanh. …Nếu bạn không thể viết ra một danh sách lí do khiến bạn mua và lí do có thể khiến bạn bán. Nếu bạn không biết tại sao bạn mua cổ phiếu A thay vì cổ phiếu B thì làm sao bạn có thể biết được khi nào nên bán nó? Tình huống quá tồi tệ. Hãy tránh xa! …Nếu bạn không thể phân biệt được một bản tổng kết tài sản (balance sheet) với một báo cáo thu nhập (income statement). Nhất là khi ngay đến việc làm sao đế có một bản copy của một trong hai thứ trên cũng là điều xa lạ với bạn. …Nếu bạn không thể tự mình đưa ra một đánh giá sơ bộ về giá trị tiềm ẩn của một công ty. …Nếu bạn không thể định nghĩa được những từ sau Doanh thu biên, chi phí biên, lợi nhuận biên, thu nhập trên cổ phiếu, chi phí bán hàng, doanh thu, mua ngược cổ phiếu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, dòng tiền, cước tính, sự mất giá, thanh toán nợ (amortization), chi phí tư bản, tư bản hóa, đánh giá thị trường, vốn cổ phần của cổ đông, tài sản, tiền nợ (liablilities), tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. …Nếu bạn chỉ có một nguồn tin duy nhất về công ty Tôi không quan tâm đó là bạn thân của bạn, là một bản tin, hay một vài nguồn thông tin nào khác. Nếu bạn không thể tự mình xác minh được sự thật, bạn rất dễ trở thành nạn nhân của sự lừa bịp, mặc dù có thể chỉ là vô tình. Không một ai muốn thừa nhận rằng anh ta đã sai lầm. Nếu bạn chỉ dựa vào một nguồn tin, sẽ là quá muộn khi mãi sau bạn mới nhận ra rằng nguồn tin đó không chính xác. …Nếu bạn không thể nêu tên những sản phẩm chủ lực của công ty hay những đối thủ chính của họ …Nếu bạn không dùng Internet “Một người thân” cực kì quan trọng! Tất cả những vấn đề về mặt thông tin – vốn là trở ngại lớn nhất - đối với các nhà đầu tư cá nhân sẽ được giải quyết nhanh gọn với Internet. Ngược lại, nếu bạn không sử dụng Internet, bạn sẽ ở thế bất lợi nhất so với các nhà đầu tư khác. Giống như là đấu vật mà không có chân tay. . nhà đầu tư thật sự hay không chỉ sau khi bạn đã dám tự mình kiên quyết đưa ra một “cam kết” gắn bó bền vững với cổ phiếu của bạn. Lời khuyên của các nhà đầu tư dành cho bạn: Không nên đầu tư: . Khi nào không nên đầu tư Bị cám dỗ bởi những đồng tiền tư ng chừng như dễ kiếm trên thị trường chứng khoán, nhiều người đã cố gắng trở thành những nhà đầu tư “năng động và. đi lên Bạn không hoàn hảo. Không một hệ thống nào hoàn hảo. Không một nhà tư vấn nào hoàn hảo. Bạn có thể và sẽ thua lỗ một lúc nào đó trên cả con đường đầu tư của mình. Bạn chỉ có thể