1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

4 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 8 Mã đề V8001 Thời gian : 120 phút Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) 1. Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào? A. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257). B. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285). C. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287). D. Sau chiến thắng quân Nguyên- Mông lần thứ hai. 2. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo? A. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta. B. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh. C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược. D. Sau khi quân ta đã đại thắng quân Minh xâm lược. 3. Mục đích của “ việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo? A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. B. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua C. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến. D. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no. 4. Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩ của từ “hào kiệt”? A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường. B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác. C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn. D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước. 5. Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào? A. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận. B. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận. C. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe ( người đọc). D Cả A, B, C đều sai. 6. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày? A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến Phần II: Tự luận( 7 điểm) Câu 1(2 điểm) Hãy cho biêt sự khác nhau về hình thức của hai câu sau: a. Bao giờ chị đi Hà Nội? b. Chị đi Hà Nội bao giờ? Câu 2( 5 điểm) Thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt gia đình. ĐÁP ÁN Mã đề V8001 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D D A C C Phần II: Tự luận( 7 điểm) Câu 1(2 điểm) Cả 2 câu đều là câu nghi vấn, có số chữ giống nhau, nhưng cách diễn đạt khác nhau. + Chữ “bao giờ” nằm ở đầu câu a + Chữ “bao giờ” nằm ở cuối câu b - Trong câu a thì chữ “bao giờ” hỏi cái sự đi Hà Nội của chị sắp xảy ra, sẽ diễn ra mà tôi chưa xác định cụ thể. - Trong câu b thì chữ “bao giờ” dung để hỏi cái sự đi Hà Nội của chị đã diễn ra mà người hỏi chưa biết ngày giờ cụ thể.  Đó là sự khác nhau về nội dung và ý nghĩa giữa câu a và b Câu 2 ( 5 điểm) ( Học sinh chọn một trong các đồ dùng theo yêu cầu để thuyết minh) A/ MỞ BÀI : (0,5 đ) Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh. B/ THÂN BÀI : ( 4 đ) - Nêu đặc điểm, cấu tạo của đối tượng (kích thước, hình dáng, chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí ) - Công dụng (lợi ích) đối với người sử dụng. - Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng. - Cách bảo quản. C/ KẾT BÀI : (0,5đ) - Cảm nghĩ của em đối với đồ dùng thuyết minh. * BIỂU ĐIỂM : - Điểm 4- 5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ) - Điểm 2,5- 3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên. - Điểm 1,5- 2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0 : Không làm bài . ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 8 Mã đề V8002 Thời gian : 120 phút Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) 1. Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. Trong hoà bình, sau năm 1975. 2. Ý nghĩa của câu “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ Nhớ rừng là gì? A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ. B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất. C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt. D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng. 3. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? A. Mẹ đi chợ chưa ạ? B. Ai là tác giả của bài thơ này? C.Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội/ 4. Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ Khi con tu hú? A. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng. B. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. C. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. D. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ. 5. Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong Nước Đại Việt ta? A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục. B. Nền văn hiến, cương vực, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, truyền thống lịch sử. C. Truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục, cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến. D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực, lãnh thổ. 6. Trong đoạn trích Thuế máu Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận + tự sự + biểu cảm + miêu tả. B. Nghị luận + tự sự + thuyết minh. C. Nghị luận + tự sự + miêu tả. D. Nghị luận + biểu cảm + miêu tả. Phần II: Tự luận( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) - So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Câu 2 ( 5 điểm) Thuyết minh trò chơi mang bản sắc Việt Nam – Trò chơi thả diều. ĐÁP ÁN Mã đề V8002 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C D B A Phần II: Tự luận( 7 điểm) Câu 1(2 điểm) - Câu a là câu cầu khiến không có chủ ngữ, biểu lộ một thái độ thương cảm, xót thương. - Câu b cũng là câu cầu khiến, nhưng có chủ ngữ là “Thầy em” .Hai chữ “thầy em” trong câu văn đã tạo nên ngữ điệu cầu khiến thể hiệntình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo của chị Dậu, người vợ hiền thảo đối với chồng trong tai hoạ. Câu nói của chi Dậu rất dịu dàng, tình cảm. Câu 2 ( 5 điểm) A/ MỞ BÀI : (0,5 đ) - Giới thiệu khái quát về trò chơi. B/ THÂN BÀI : ( 4 đ) * Nguyên vật liệu : giấy (cứng, mềm), tre vót sẵn, kéo, hồ, cuộn dây * Cách làm : - Làm đầu diều. - Làm đuôi diều. * Cách chơi : địa điểm, động tác thả, động tác ngừng, động tác làm diều bay cao . * Yêu cầu đối với trò chơi. C/ KẾT BÀI : (0,5đ) - Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi. * BIỂU ĐIỂM : - Điểm 4 - 5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không sai lỗi chính tả, diễn đạt (mắc một vài lỗi nhỏ) - Điểm 2,5 - 3,5 : diễn đạt khá so với yêu cầu trên. - Điểm 1,5 - 2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0 : Không làm bài . . 1,5- 2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0 : Không làm bài . ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 8 Mã đề V8002 Thời gian. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN : NGỮ VĂN 8 Mã đề V8001 Thời gian : 120 phút Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) 1. Trần. vấn đề nghị luận. B. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận. C. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe ( người đọc). D Cả A, B, C đều sai. 6. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào

Ngày đăng: 07/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w