Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
311 KB
Nội dung
CÂU 1:TRÌNH BÀY PHƯƠNG HƯỚNG THẾT KẾ TỔNG ĐỒ MẶT MỎ? 1) Các công trình công nghiệp và dân dụng cần bố trí tập trung,hợp lý để tổng đồ được gọn . Riêng các công trình công nghiệp phải bố trí sao cho điều kiện cơ giới hóa và tự động hóa thuận lợi nhất để giảm giá thành phẩm 2) Quy khối các công trình có cùng 1 đặc tính sản xuất.Việc quy khối các công trình có tác dụng: • Bảo đảm quy trình công nghệ hợp lý • Giảm diện tích xây dựng trên sân công nghiệp tới mức tối thiểu • Tạo đk cho công nghiệp hóa và cơ giới hóa cho việc xây dựng các công trình. • Góp phần giảm thời gian và giá thành xây dựng 3) Những mỏ có sản lượng nhỏ,nên dùng 1 loại phương tiện vận tải. 4) Tăng cường áp dụng công nghiệp hóa và cơ giới hóa khi xây dựng công trình. 5) Phải thiết kế theo phương pháp dây chuyền để đảm bảo nhịp điệu sản xuất cao và góp phần nâng cao năng suất lao động 6) Phải kết hợp chặt chẽ công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị CÂU 2:TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TỔNG ĐỒ MẶT MỎ? Thiết kế tổng đồ mặt mỏ,phải xét tới những yếu tố có ảnh hưởng tới việc bố trí các công trình cho gọn và hợp lý trên mặt mỏ.Những yếu tố đố là: • Quy trình công nghệ của xí nghiệp. • Dạng vận tải giữa các phân xưởng. • Đk cung cấp năng lượng. • Yêu cầu về kiến trúc. • Đk tự nhiên và trình tự phát triển xí nghiệp. Thiết kế tổng đồ mặt mỏ cần đảm bảo những nguyên tắc sau: • Giảm diện tích sân công nghiệp mỏ. • Đối với những xí nghiệp lớn,cần quy khối các công trình có cùng 1 đặc tính sản xuất. • Bố trí các phân xưởng và các thiết bị phù hợp với quy trình sx,đảm bảo hướng dòng vận tải đã quy định. • Những phân xưởng phục vụ những phân xưởng chính phải bố trí chúng gần nhau. • Các đường xe phải thẳng và hệ thống điện nước kỹ thuật phải được bổ trí dọc theo các đường xe. • Bố trí các trạm cung cấp năng lượng ở trung tâm tiêu thụ chúng. • Khi bố trí các công trình,cần chú ý tới độ sâu và tính chất của nước ngầm,hiện tượng lún,bùn loãng,các tơ…Đồng thời,phải đề ra các biện pháp khắc phục hoặc ngăn ngừa chúng. • Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đường đi và các công trình 1 cách hợp lý. ĐỀ CƯƠNG MÔN:MẶT BẰNG CÔNG NGHIỆP SINH VIÊN:NGUYỄN BÁ PHONG LỚP: KTM1A Chúc các bạn có 1 kỳ thi thành công • Đảm bảo những yêu cầu về an toàn chống cháy và vệ sinh công nghiệp. • Chú ý giảm bớt khối lượng công việc làm đất. • Thiết kế tổng đồ những xí nghiệp lớn,cần xét tới việc đưa xí nghiệp vào sx theo trình tự.Trình tự đó phụ thuộc vào độ tăng sản lượng tới mức thiết kế hoặc mức độ phát triển kỹ thuật. CÂU 3:TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC CHỌN VỊ TRÍ SÂN CÔNG NGHIỆP Mỏ là 1 xí nghiệp công nghiệp,do đó khi chọn vị trí mặt mỏ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về chọn vị trí sân công nghiệp. Sân công nghiệp được chọn phải thỏa mãn các điều kiện sau: 1) Kích thước và hình dạng của sân công nghiệp phải bố trí hết các công trình của xí nghiệp và phải có khả năng mở rộng xí nghiệp. 2) Sân công nghiệp phải gần đường giao thông,nguồn điện,nguồn nước,kho chất nổ(nếu xí nghiệp sử dụng chất nổ)… 3) Địa hình của sân tương đối bằng phẳng và có độ dốc về biên giới không quá 1% để giảm khối lượng công việc làm đất và dễ thoát nước. 4) Sân công nghiệp không nên bố trí ở khu vực nằm trên tầng khoáng sản có ích.Trường hợp không tránh được,sân phải có hình dạng sao cho trụ khoáng sản có ích bảo vệ là nhỏ nhất. 5) Sân công nghiệp phải bố trí ở địa điểm có mặt đất cao hơn so với mực nước ngầm trên 7m. 6) Sân công nghiệp không bị ngập khi có lũ lụt.Muốn vậy,mặt sân phải cao hơn mực nước lũ lớn nhất tối thiểu 0.5m. 7) Sân công nghiệp phải bố trí sao cho khói và bụi từ xí nghiệp tỏa ra không bay vào khu dân cư. 8) Đường giao thông của xí nghiệp nối với đường giao thông chính 1 cách dễ dàng,đồng thời phải giải quyết chế độ vận hành. 9) Đất trên sân công nghiệp phải ổn định để có thể xây dựng các công trình bằng nền ,móng bình thường. CÂU 4:TRÌNH BÀY CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐỒ XÂY DỰNG? − Các công trình cố định và các công trình tạm thời cần bố trí tập trung ,hợp lý.Các công trình tạm thời cần bố trí sao cho không trùng vào vị trí của các công trình cố định trừ đường sắt và đường ô tô và quy khối các công trình tạm thời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công. − Các thiết bị vật tư cần được chế tạo tập trung ở trạm vật tư,trạm này cung cấp vật tư cho 1 số mỏ và được bố trí ở mỏ có nhu cầu cung cấp vật tư lớn nhất.Trên sân xây dựng chỉ được bố trí 1 số phân xưởng phụ:phân xưởng bê tông,phân xưởng rèn − Tùy thuộc vào khoảng cách tù trạm vật tư đến sân xây dựng để lựa chọn phương tiện và hình thức vận tải. Nếu khoảng cách từ trạm vật tư đến sân xây dựng không lớn,bảo đảm vận tải tốt,không cần xây dựng kho vật liệu. Nếu khoảng cách từ tạm vật tư đến sân xây dựng lớn cần phải xây dựng kho vật liệu.Khi xây dựng kho vật liệu,cần bảo đảm đúng quy định xếp đặt vật liệu tronh kho. − Để vận chuyển các chi tiết ,cấu kiện và vật liệu xây dựng thường dùng đường sắt và đường ô tô tạm thời.Đường sắt và đường ô tô tạm thời nên bố trí tương ứng vào vị trí của đường sắt và đường ô tô cố định. CÂU 5:KHÁI NIỆM THÁP GIẾNG? Tháp giếng là 1 công trình kỹ thuật được dựng trên miệng giếng để giữ các vành của trục tải.Tháp giếng nhận những ứng lực xuất hiện trong quá trình vận hành trục tải. Trong các loại tháp thép cố định.tháp giếng 4 cột được áp dụng rộng rãi,vì có những ưu điểm sau: 1) Là 1 trong những tháp hợp lý và kinh tế nhất. 2) Tháp đảm bảo độ ổn định nhờ góc nghiêng (Ө) và độ thách (l) của chân chống. 3) Khi cần tăng chiều cao của tháp,thời gian dừng trục để nâng chiều cao không lâu so với các loại tháp khác. 4) Tháp trang bị bộ hãm tự động là hợp lý. 5) Tháp có kết cấu đơn giản. Tháp thuộc hệ siêu tĩnh bậc 1,nên tính toán phức tạp. Ngoài ra,còn tháp chữ A,tháp 4 cột 2 chân chống.tháp kép vuông góc và thấp trụ. a)Tháp chữ A b)Tháp kép c)Tháp 4 cột 2 chân chống d)Tháp trụ CÂU 6:TRÌNH BÀY CẤU TẠO CỦA THÁP THÉP 4 CỘT Kết cấu của tháp gồm: • Đầu tháp • Thân tháp • Khung đế • Chân chống Hình dạng tháp nhìn về phía trục tải gọi là mắt chính,2 mặt sườn gọi là 2 mặt bên mặt còn lại gọi là mặt sau.Dàn trong các mặt tương ứng gọi là dàn mặt chính,dàn mặt bên và dàn mặt sau. 1) Đầu tháp:dùng để đặt vành trục tải,đầu tháp chiếm 1-3 tầng gồm có:dàn vành và sàn vành.Sàn vành đặt ở mức đai trên và đai dưới của dàn vành và dàn mặt bên.Các ổ trục của vành thường đặt ngay trên dàn vành.Nhịp giữa các dàn vành là khoảng cách giữa các ổ tim trục.Chiều cao của dàn vành(h đv )bằng: H đv = D/2+200,(mm) Trong đó:D-đường kính của vành(mm) 2) Thân tháp:là 1 dàn khung đứng và tựa trên dầm khung đế.Thân tháp đỡ đầu tháp,đặt đường định hướng,gá dầm cam hay đường cong dỡ tải.Thân tháp có cửa để dỡ tải thùng trục và thay thùng trục.Các cột của thân tháp thường đặt trong vỏ chống cổ giếng. 3)Chân chống:gồm 2 chân liên kết với nhau và với tháp thành 1 khối.Chân chống đặt về phía máy trục.Chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi các lực chủ yếu của trục tác động và tiếp nhận phần lớn các tải trọng này.Phương của chân chống gần trùng với phương tổng hợp lực do sức căng của dây cáp trục.Sức căng ngang của chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi có tải trọng gió tác dụng vào mặt bên.Góc nghiêng của chân chống đảm bảo độ ổn định của tháp khi có tải trọng gió tác dụng vào mặt chính hoặc mặt sau.Do sức căng của dây cáp trục ,chân chống chịu nén.Trên chân chống có thang để lên sàn vành. 4)Khung đế:Tựa lên vỏ chống miệng giếng và thường được đặt thấp hơn độ cao không để đảm bảo bố trí các sàng tải và dỡ tải ở độ cao không. CÂU 7:CÁCH XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẶT CẮT NGANG VÀ CHIỀU CAO CỦA THÁP THÉP? t1/2 t1/2 t2/2 t2/2 - Kích thước tiết diện ngang của thân tháp xác định như sau: + A 1 =2a + 2z + B + t 1 , (mm). + A 2 =b + 2z + t 2 , (mm). Trong đó: * a,b:kích thước của thùng trục(mm), * z:khe hở giữa thùng trụ với thành thân tháp(mm); * B:khoảng cách giữa 2 thùng trục(mm); * t 1 , t 2 :chiều dày thành thân tháp: t 1 =380-480mm; t 2 =128-200mm. - Chiều cao của tháp bằng: H th = h 1 +r+h 2 +h 3 +h 4 +h 5 ,(m); Trong đó: + h 1 :chiều cao mức sàn tiếp nhận (m); + r:khoảng cách kết cấu,r = 0.3- 0.6m + h 2 :chiều cao thùng trục(m); + h 3 :chiều cao trục nhích;đối với tháp giếng ca, h 3 =6m,đối với tháp giếng kíp, h 3 ≥ 3m; + h 4 :đại lượng kết cấu, h 4 =0.3D (m); trong đó:D:đường kính của vành(m); + h 5 :khoảng cách giữa các tâm vành(m). - Chiều cao tối thiểu của tháp phải bảo đảm thả được vật tải dài xuống: H th ≥ l o +l d +h o +h 4 +h 5 ,(m), Trong đó: + l o :khoảng cách kết cấu, l o =0.5m, + l d :chiều dài vận tải dài(m), + h o :chiều dài của móc chuyên dụng(m), Hình dạng của tháp được coi là hợp lý khi:0.9 H th <B m <2 H th , Trong đó: B m :khoảng cách từ tâm tang trục tới tim thân tháp(m). - Chiều cao thân tháp bằng: H tt = H th -C 3 +C kđ (m), Trong đó: + C kđ :Chiều sâu đặt khung đế,(m); + C 3 :khoảng cách từ tâm vành tới đai trên của dàn vành(m), - Chiều cao tầng thân tháp bằng: H t = (H tt – H đt ) / n=3.5-4.2m, Trong đó: H đt :Chiều cao của đầu tháp(m), N:số tầng của thân tháp, - Chiều cao của thùng ca khoảng 2.5m,của thùng kíp khoảng 6-8m;cửa thay thùng trục có chiều cao đủ để thay đổi thùng trục. CÂU 8:TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CỦA THÁP ĐÀO GIẾNG? Kn: - Khi đào giếng có thể sử dụng tháp và máy trục cố định hoặc tháp và máy trục tạm thời - Tháp và máy trục cố định được thiết kế để phục vụ sản xuất trong quá trình khai thác do đó sử dụng cho việc đào giếng phải gia cố. - Tháp đào giếng tạm thời được thiết kế chỉ để phục vụ cho quá trình đào giếng và được gọi là tháp đào giếng. Cấu tạo: - Khi đào giếng,phải sử dụng 1 số tời để treo các trang thiết bị đào giếng.Các vành và ròng rọc của những tời này được đặt ở trên tháp.Vì các trục và các tời bố trí xung quanh giếng,nên tháp thường có dạng hình chóp cụt. - Cấu tạo của tháp gồm: + Gác tháp:Là phần trên cùng của tháp có nhiệm vụ bao che cho các trang thiết bị trên sàn vành.Các cột của gác thép nối với sàn vành bằng bu lông,các đầu cột liên kết với nhau nhờ những thanh giằng.Các vì kèo đặt lên đầu cột để đỡ kết cấu mái.Mái thường lợp bằng tôn hoặc phi brô xi măng. + Sàn vành:gồm các dầm chính và dầm phụ để đỡ các vành và ròng rọc.Vị trí các vành tùy thuộc vào cách bố trí trang thiết bị trong giếng và vị trí các tời xung quanh giếng.Mỗi vành hoặc ròng rọc đặt trên 1 cặp dầm vành. + Thân tháp:là 1 dàn khung đứng dùng để gá sàn dỡ tải.Đối với tháp không thân,sàn dỡ tải gá vào dầm chuyên dụng,nên tháp không thân nhẹ hơn tháp có thân.Sàn dỡ tải gồm 1 nửa bằng và 1 nửa nghiêng hoặc có hình thang,trên đặt trang bị dỡ tải.Mặt đất,sàn dỡ tải và sàn vành liên hệ với nhau bằng cầu thang. + Chân chống:Là 1 dàn khung hình chóp,thường gồn 3 tầng,dùng để đỡ sàn vành và gác thép. CÂU 9:TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO BỂ TRỮ? Kn: - Các kho dùng để bảo quản ngắn hạn khoáng sản và có trang bị để tháo khoáng sản này vào các phương tiện vận tải gọi là bể trữ,kích thước của bể trữ phải thỏa mãn công thức: H.cotgφ < l; Trong đó: H:chiều cao của phần dung lượng φ:góc ổn định tự nhiên của khoáng sản chứa trong bể trữ l:chiều rộng của phần dung lượng f f Cấu tạo: Bể trữ gồm 4 phần chính:phần mặt bể,phần dung lượng,phần dưới bể và phần trụ - Phần mặt bể:có sàn để bố trí thiết bị vận tải,thường là băng tải hay máng cào để chuyển khoáng sản vào bể trữ.Nếu khoáng sản được phân loại tháo vào bể trữ,trên sàn còn đặt máy sàng.Kích thước của sàn xác định bởi kích thước của thiết bị vận tải và khoảng cách an toàn.Giữa tường và thiết bị vận tải phải có lối đi rộng tối thiểu 700mm.Chiều cao phần mặt bể phải đảm bảo an toàn cho người đi lại.Để tiện phục vụ,đối với băng tải dài,có bắc cầu cạn vượt qua băng tải. - Phần dung lượng:còn gọi là phần thân bể gồm 1 hay nhiều thùng trữ để chứa khoáng sản.Thùng trữ thường cao 6m,cạnh 7m và cửa tháo có đường kính hoặc cạnh bằng 800mm.Khi thiết kế phần dung lượng,phải chú ý sao cho khi chất tải và tháo tải,khoáng sản không bị tắc ở cửa,không bị vỡ và đáy bể không bị hư hỏng do khoáng sản va vào.Muốn vậy,cửa tháo phải rộng,nhưng không cao;trong các bể sâu đặt máng xoắn và đáy lót 1 lớp thép tấm dày 5-8 mm.Đáy và thành bể có những lỗ nhỏ để thoát nước. - Phần dưới bể:phần dưới bể đặt 2 sàn:1 sàn để quan sát quá trình tháo tải và sàn kia ở mức cửa van.Dưới nền đường có thể trang bị cân toa. - Phần trụ:phần trụ có kết cấu cột ưu việt hơn kết cấu tường và thường gặp trong thực tế.Trong các bể bê tông cốt thép,các cột kiên kết với thành và đáy bể.Trong các bể kim loại,các cột liên kết với nhau theo phương dọc nhờ các thanh giằng,theo phương nằm ngang nhờ các dàn(nếu cửa tháo cạnh) hoặc khung(nếu cửa tháo đáy).Móng trụ thường dùng móng đơn,móng băng chỉ để dùng khi đất yếu. CÂU 10 :TRÌNH BÀY CÁCH PHÂN LOẠI BỂ TRỮ? 1) Dựa vào loại khoáng sản được bảo quản,người ta chia ra:bể trữ khoáng sản có ích và bể trữ đất đá thải. 2) Dựa vào vị trí và chức năng của bể trữ người ta phân chia ra:bể tiếp nhận,bể điều hòa,bể sấy,bể tháo tải và bể truyền tải. - Bể điều hòa:điều hòa các loại khoáng sản hay thành phần khoáng sản thường bố trí trong khu vực nhà máy tuyển. - Bể tiếp nhận:tiếp nhận khoáng sản và chuyển sang các khâu sau,thường bố trí gần các công trình mở vỉa. - Bể sấy:sấy khoáng sản sau khi tuyển,được bố trí trong khu vực nhà máy tuyển. - Bể truyền tải:truyền tải liên tục từ thiết bị này sang thiết bị khác,thường đặt ở trạm vận tải hoặ chân bãi thải. - Bể tháo tải:tháo khoáng sản có ích vào phương tiện vận tải. 3)Dựa vào hình dạng phần dung lượng người ta chia ra:bể trữ có thành đứng đáy bằng,bể trữ không sử dụng hết phần dung lượng,bể trữ sử dụng hết phần dung lượng,bể trữ có đáy dạng parabol và bể truyền tải. 4)Dựa vào vị trí trạm vận tải người ta chia ra: - Bể trữ dọc:bố trí dọc theo các đường vận tải. - Bể trữ ngang:bố trí các thùng trữ vuông góc với đường vận tải,số thùng trữ tương ứng bằng số tuyến đường. - Bể trữ hỗn hợp:sử dụng khi cần tháo 1 số khoáng sản với dung lượng khác nhau vào phương tiện vận tải. 5)Dựa vào vật liệu làm bể trữ người ta phân biệt thành:bể thép,bể bê tông cốt thép và bể có kết cấu hỗn hợp. 6)Dựa vào kết cấu bể thép phân biệt thành: - Bể cứng:vừa chịu uốn vừa chịu kéo.Khung của phần dung lượng bể cứng có thể là những sống cứng ngang,sông cứng dọc,sóng cứng vuông góc với nhau.Các sống cứng thướng là những dầm thép chữ C hay chữ I.Mặt trong của khung lót bằng thép dày 6-10mm. - Bể mềm:chỉ chịu kéo không chịu uốn,có đáy dạng parabol và thường làm bằng thép. CÂU 11:XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG DO TRỌNG LƯỢNG KHOÁNG SẢN TÁC DỤNG LÊN ĐÁY BỂ TRỮ? - Tải trọng do trọng lượng khoáng sản xác định khi bể chứa đầy khoáng sản và kể cả độ ẩm của chúng. - Trường hợp bể trữ có thành đứng đáy bằng,áp lực do trọng lượng khoáng sản tác dụng lên 1m 2 đáy bằng theo phương thẳng đứng(P y ) xác định theo công thức: P y = γ.y , (daN/m 2 ) Trong đó: + γ:trọng lượng thể tích của khoáng sản chứa trong bể trữ,( daN/m 3 ), + y:khoảng cách từ mặt thoáng của khoáng sản tới điểm cần xác định áp lực (m). - Áp lực do trọng lượng khoáng sản chứa trong bể trữ tác dụng lên 1m 2 thành đứng theo phương nằm ngang(P x ) xác định thaeo công thức: P x =k. P y = γ.y.tg 2 [(90 o -φ)/2] , (daN/m 2 ) Trong đó: + k:hệ số lực đẩy ngang, k= tg 2 [(90 o -φ)/2], + φ: góc ổn định tự nhiên của khóng sản chứa trong bể trữ ,( o ) - Trường hợp bể có đáy nghiêng,áp lực do trọng lượng khoáng sản chứa trong bể tác dụng lên 1m 2 đáy nghiêng theo phương thẳng đứng là(P ny ) và theo phương nằn ngang(P nx ) xác định thoe công thức: P ny = P y .cosα (daN/m 2 ) P nx = P x .sinα (daN/m 2 ) Trong đó: + α:góc nghiêng của đáy bể trữ trên mặt phẳng nằm ngang, ( o ) Phân tích 2 lực này thành các lực thành phần(tiếp tuyến và pháp tuyến )ta có: P ty =P ny .sinα = P y .cosα.sinα=(P y /2)sin2α, (daN/m 2 ) P tx =P nx .cosα = P x .sinα.cos α=( P x /2)sin2α, (daN/m 2 ) P py = P ny .cosα= P y .cos 2 α, (daN/m 2 ) P px = P nx .sinα= P x .sin 2 α, (daN/m 2 ) Áp lực tiếp tuyến tổng cộng bằng: P t = P ty - P tx =[( P y - P x )/2].sin2α, (daN/m 2 ) Áp lực pháp tuyến tổng cộng bằng: P p = P px + P py = P x .sin 2 α+ P y .cos 2 α, (daN/m 2 ) Áp lực tổng cộng bằng: P=√( P t 2 + P p 2 ) , (daN/m 2 ) a CÂU 12: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM,KẾT CẤU VÀ CÁCH BỔ TRÍ XI LÔ? *)Kn:Các kho dùng để bảo quản dài hạn khoáng sản và và có trang thiết bị để tháo khoáng sản này vài các phương tiện vận tải gọi là xi lô; Kích thước của xi lô phải thỏa mãn công thức : H.cotgφ >l; H:chiều cao của phần dung lượng, φ :góc ổn định tự nhiên của khoáng sản l:chiều rộng phần dung lượng *)Kết cấu của xi lô: Đáy bằng Đáy dốc 1 chiều Đáy phễu Đáy với tầng hầm Xi lô có các dạng đáy khác nhau,tùy thuộc vào loại vật liệu được bảo quản.Thiết bị dỡ tải phụ thuộc vào dạng đáy xi lô.Xi lô có thể có đáy bằng,đáy dốc 1 chiều,đáy phễu và đáy có dạng tầng hầm.Xi lô thường làm bằng thép,bê tông cốt thếp hay có kết cấu hỗn hợp.Xi lô cao tới 30-40m(đặc biệt có xi lô cao tơi 150m),đường kính bằng 6,12,18 và 24m.Xi lô bằng bê tông cốt thép có chiều dày thành xi lô không dưới 15m và phải đặt trong cốt kép,cốt đơn chỉ đặt ở những đoạn giao nhau của xi lô. *)Cánh bố trí xi lô:Xi lô thường được bố trí thành 1 dãy,2 dãy.Bố trí như vậy,đảm bảo chất và dỡ tải đơn giản.Khi dung lượng lớn hoặc để tập trung,bố trí các xi lô thành nhiều dãy đơn giản,nhiều dãy so le hoặc nhiều dãy cách quãng. Bố trí 1 dãy Bố trí 2 dãy Nhiều dãy đơn giản Nhiều dãy so le Nhiều dãy cách quãng CÂU 13: XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG DO TRỌNG LƯỢNG KHOÁNG SẢN TÁC DỤNG LÊN XI LÔ ? - Khác với bể trữ áp lực do trọng lượng khoáng sản chứa reong xi lô tác dụng theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang không tỉ lệ tuyến tính với chiều sâu của xi lô,vì lực ma sát giữa thành xi lô với khoáng sản chứa trong xi lô đáng kể. - Tách 1 phân tố xi lô có chiều dày dy ở độ sâu y bằng 2 mặt cắt ngang 1vaf 2.Theo đk cân bằng ta có: γFdy+P đ F=(P đ +dP đ )F+fP n Udy (*) Trong đó: + P đ :áp lực do trọng lượng chứa trong xi lô tác dụng theo phương thẳng đứng, (daN/m 2 ) + P n : áp lực do trọng lượng chứa trong xi lô tác dụng theo phương nằm ngang , (daN/m 2 ). + F:diện tích tiết diện ngang cưa xi lô (m 2 ). + U:chu vi của xi lô ,(m). P n =k P đ , (daN/m 2 ), Trong đó: + k:hệ số đẩy ngang, k= tg 2 [(90 o - φ)/2], Thay P n =k P đ vào bán kính thủy lực ρ=F/U vào đẳng thức (*),rồi biến đổi ta có: dy =-[(ρ /fk)dP đ ] /[ P đ -(γρ / fk)], Đặt x= P đ ,A=-ρ/fk và a= γρ / fk. Thay các giá trị x,A,a vào đẳng thức dy rồi lấy tích phân ta có: dy=A dx/(x-a), y=∫[ A dx/(x-a)]=A.ln(x-a)+C. Thay các giá trị a,A,x trở lại ta có: y = -( ρ/ fk).ln[P đ -(γρ / fk)]+C, Khi y= 0 thì P đ = 0, nghĩa là: 0= -( ρ/ fk).ln[P đ -(γρ / fk)+C, Ta suy ra:C= ( ρ/ fk).ln[-(γρ / fk) ]. Do đó: y = -( ρ/ fk).ln[P đ -(γρ / fk) ]+ ( ρ/ fk).ln[- (γρ / fk) ]. =( ρ/ fk).{ ln[-(γρ / fk) ]- ln[P đ -(γρ / fk) ] }, =( ρ/ fk).ln{-1/[(fkP đ /γρ)-1]}. Vậy: P đ =(γρ / fk).(1-e -f k y/ρ ), (daN/m 2 ) , P n =(γρ / f).(1-e -f k y/ρ ) , (daN/m 2 ) , Khi y→∞,ta có: P đmax =(γρ / fk) , (daN/m 2 ), P nmax =(γρ / f) , (daN/m 2 ), Kí hiệu ξ=f k y /ρ,ta có; P đ =(γρ / fk).(1-e - ξ)= P đmax . (1-e - ξ), (daN/m 2 ), P n =(γρ / f).(1-e - ξ)= P đmax . (1-e - ξ), (daN/m 2 ), Kí hiệu:e o =(1-e - ξ),khi đó: P đ =(γρ / fk). e o = P đmax . e o , (daN/m 2 ), P n =(γρ / f). e o = P đmax . e o , (daN/m 2 ), Đối với xi lô tiết diện hình tròn có đường kính là d.ta có: P đ =(γd / 4fk) e o , (daN/m 2 ), P n =(γd / 4f) e o , (daN/m 2 ). Đối với xi lô tiết diện hình vuông có cạnh bằng a ta có: P đ =(γa / 4fk) e o , (daN/m 2 ), P n =(γa / 4f) e o , (daN/m 2 ). CÂU 14: TRÌNH BÀY CÁC LOẠI CỬA VAN? Cửa van có các loại: - Cửa chắn:áp dụng đối với vật liệu rời,cỡ hạt trung bình và nhỏ.Cửa chắn có thể đặt nghiêng,đặt thẳng đứng hay đặt nằm ngang.Đóng,mở cửa chắn có thể dùng thanh truyền hoặc bánh răng. - Cửa quạt:áp dụng đối với vật liệu cứng ,cỡ hạt nhỏ trung bình và nhỏ.Cửa quạt có loại cửa quạt xuôi(chiều lồi của cửa quay về phía cửa tháo).Đóng,mở cửa quạt có thể dùng năng lượng điện hay hơi ép và cửa có thể mở theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. - Cửa quạt kép:áp dụng khi cần đóng mở thường xuyên. - Cửa dàn cong:áp dụng đỗi với cỡ hạt tới 800mm.Cửa gồm những thanh cong nối lại với nhau bằng khớp. *)Cửa băng chuyền:áp dụng đối với khoáng sản có trọng lượng thể tích trung bình và cỡ hạt tới 150mm. *)Cửa máng,cửa hình nón,cửa bản lề:áp dụng khi tháo sạch bể. Cửa chắn,cửa quạt,cửa quạt kép,cửa dàn cong,cửa băng chuyền làm việc theo nguyên tắc cắt dòng.Cửa máng,cửa hình nón và cửa bản lề làm việc theo nguyên tắc nâng dòng. Cửa chắn Cửa quạt xuôi+ngược Cửa quạt ghép Cửa dàn cong Cửa băng chuyền Cửa máng. Cửa hình nón. Cửa bản lề CÂU 15 :KHÁI NIỆM VỀ CẦU CẠN?CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ KẾT CẤU VÀ KÍCH THƯỚC CỦA CẦU CẠN? Kn:Cầu cạn có thể là cầu nghiêng hoặc cầu bằng dùng để đặt thiết bị vận tải hay cho người đi lại trong phạm vi xí nghệp mỏ.Góc nghiêng của cầu cạn phụ thuộc vào loại phương tiện vận tải trên cầu.Góc nghiêng tối đa của cầu cạn đặt băng tải la 19-21°,đặt máng cào bằng 31°. Kết cấu:Cầu cạn có thể bằng thép,bê tông cốt thép hoặc có kết cấu hỗn hợp.Cầu cạn gồm nhịp và trụ cầu.Cầu cạn bằng thếp có thể từ 2-6 nhịp và nhịp dài tới 60m.Phụ thuộc vào loại thiết bị vận tải trên cầu,cầu cạn có thể có mái che hoặc không có mái che.Sàn cầu lát bằng gỗ hoặc các tấm bê tông cốt thép đúc sẵn.Tường xây bằng vật liệu nhẹ,nhưng bền và chắc.Cầu bằng thường làm 2 mái dốc,còn cầu nghiêng với góc 8-10° bảo đảm nước chảy dọc mái cầu,có thể làm bằng mái bằng. Để ngăn ngừa những tác hại do nhịp cầu biến dạng khi nhiệt độ thay đổi,thường dùng trụ phẳng hay mố,trụ cầu di động(mố,trụ cầu trượt hay mố,trụ càu con lăn) Kích thước: Chiều cao từ sàn cầu xuống phần nhô xuống thấp nhất của mái,tối thiểu bằng 2m.Chiều rộng của cầu phụ thuộc vào số lượng,kích thước của phương tiện vận tải bố trí trên cầu và khoảng cách an toàn. - Với cầu đường sắt:khoảng cách giữa các toa xe không nhỏ hơn 20mm,và cả 2 bên đường goong phải để lối đi rộng tối thiểu 700mm - Với cầu băng tải:nếu đặt 1 băng tải,cả 2 bên băng tải phải có lối đi rộng không dưới 700mm.Nếu trên cầu có khâu loại tạp chất khỏi khoáng sản có ích,thì 1 lối đi phải tăng chiều rộng tới 1100mm để đặt máng thải đất đá.Nếu đặt 2 băng tải,2 bên phải để khoảng cách rộng tối thiểu 400mm và giữa 2 băng tải phải [...]... Trên mặt cắt dọc ghi độ cao thi công: độ cao thhi công dương ghi trên,độ cao thi công âm ghi đưới mặt cắt CÂU 18 :TRÌNH BÀY NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ KHU HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ? - Khu hành chính quản trị bao gồm:các văn phòng,nhà ăn,nhà tắm,nhà đèn,trạm y tế… - Cơ cấu và diện tích của khu hành chính quản trị tùy thuộc vào số lượng công nhân.Tiêu chuẩn về thể tích - - - - khu hành chính quản trị cho 1 công. .. tạo của đường và thoát nước.Do đó nền đất phải ổn định,bền vững và khi thi công phải đặc biệt chú ý tới vấn đề thoát nước.Nền đất bao gồm nền đường,lề đường và rãnh thoát nước.Phần trên của nền đường có dạng hình thang(gọi là lăng trụ chảy) với đáy trên bằng 2,3m ,đáy dưới bằng 4,6 -5,5 m,tùy thuộc vào loại đường và chiều cao bằng 0.15m.Trên lăng trụ chảy là lớp đệm(lớp 3 lát).Dải đất giữa mép nền đường... với đường loại 2,3 thì không cần đoạn cong chuyển tiếp 5) Mặt cắt dọc của đường sắt là tài liệu kỹ chính của đường sắt.Trên mặt cắt cần thể hiện: - Tim đường sắt trên bình đồ được thể hiện bằng những đoạn thẳng nằm ngang phía trên ghi chiều dài của đoạn thẳng,phía dưới ghi phương của đoạn thẳng so với hương B-N.Các đoạn đường cong thể hiện bằng các cung với chiều lõm quay về phía tâm và thể hiện các... Dung lượng của kho cào được xác định theo công thức: V=(KC.H/3) (Sm + Sc +√ Sm Sc) (*),m3 -KC:Hệ số chứa đầy kho, -H:Chiều cao của quạt chứa khoáng sản có ích(m);chiều cao của quạt chứa khoáng sản có ích phụ thuộc vào loại khoáng sản có ích,thời gian bảo quản ở kho và có thể lấy bằng 2.5-10 m; - Sm, Sc:Diện tích mặt quạt và diện tích chân quạt (m2) Diện tích mặt quạt và diện tích chân quạt được xác... máng đổ xuống đầu.Từ đây khoáng sản có ích được gầu cào ra khắp địa phận kho thành từng lớp theo phương hướng kính.Để thay đổi phương chuyển động của gầu cào bằng cách di chuyển xe tời.Khi lớp dưới đã đầy,dịch chuyển cặp ròng rọc tâm lên lớp trên bằng tời tay quay,rồi tiếp tục cào đầy lớp này.Cứ như vậy,cào cho đến khi đạt chiều cao của kho.Muốn chuyển khoáng sản có ích từ kho ngược trở lại,lắp gầu theo... địa người ta chia đoạn cong thành các cung với góc ở tâm là α i và xác định tọa độ x,y của các điểm chia ai X=R(1-cos αi) Y=R.sin αi R:bán kính mặt cong 3) Ở những đoạn cong dưới tác dụng của lực ly tâm tàu dễ bị dật do đó đoạn đường cong thường được thay bằng đoạn đường cong chuyển tiếp.Ở đoạn cong chuyển tiếp thì cỡ đường rộng dần ra và phải đặt siêu cao với đọ siêu cao:Δh Δh=(Sr.v2) / (g.R) mm Sr:... quạt được xác định như sau: • Sm= л.Rm2 α /360, m2 • Sc = л.Rc2 α /360, m2 • Rm=Rc – H.cotgφ, Trong đó: * Rm , Rc:Bán kính mặt quạt và bán kính chân quạt (m), * α:góc tâm quạt, α=30-3200 * φ:Góc ổn định tự nhiên của ksci được bảo vệ trong kho (0 ) Thay các giá trị Sm,Sc,Rm vào công thức (*) rồi biến đổi ta được; Rc2- RcHcotg φ + (H 2 cotg2 φ/3)-(360V/ KC лH α)==0 Vậy: Rc=(Hcotg φ/2)(1±√(1440V/( KC... điện cao thế 3-6 kV trên 100m - Bãi thải với đường ray có nhiều ưu điểm:trang,thiết bị rẻ tiền ,công nghệ vận hành đơn giản và có khả năng cơ giới hóa cao.Nhưng bãi thải loại này có nhược điểm là phải di chuyển khung dỡ tải đất đá và nối với đường ray ở đỉnh bãi thải khi bãi thải phát triển,do đó nguy hiểm và tốn công 2)Kích thước của bãi thải với đường ray: Diện tích bãi thải xác địn bởi chiều cao tối... thải (m) o L:Chiều cao đáy hình chóp (m) R=Hcotg φ; L=Hcotg α; Trong đó: * φ:góc ổn định tự nhiên của đât đá chứa trong bãi thải.( 0) * α:góc nghiêng của cạnh đỉnh bãi thải trên mặt phẳng nằm ngang ( 0) Thay V1, V2,R và L vào công thức (*) và biến đổi ta được: V=KC.H3.cotg2φ(л+2cotgα/cotgα)/6, ( m3) Trường hợp khối lượng đất đá thải lớn,dùng 1 bãi không đủ phải có bãi thải phụ ... hạt theo quy định • Đảm bảo độ đàn hồi để giảm va chạm giữa tàu và thanh ray • • • Không bị vỡ khi va chạm Đảm bảo thoát nước tốt Không gay ăn mòn kim loại,chứa ít các phần tử sét + Tà vẹt:có thể làm bằng gỗ,thép hay bê tông cốt thép.Tà vẹt nối với thanh ray,truyền cho thanh ray độ đàn hồi và đảm bảo độ ổn định trong phương ngang và phương dọc + Thanh ray:thường dùng loại P-43 và P-38 với chiều dài . CHỌN VỊ TRÍ SÂN CÔNG NGHIỆP Mỏ là 1 xí nghiệp công nghiệp, do đó khi chọn vị trí mặt mỏ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về chọn vị trí sân công nghiệp. Sân công nghiệp được chọn. an toàn giữa đường đi và các công trình 1 cách hợp lý. ĐỀ CƯƠNG MÔN:MẶT BẰNG CÔNG NGHIỆP SINH VIÊN:NGUYỄN BÁ PHONG LỚP: KTM1A Chúc các bạn có 1 kỳ thi thành công • Đảm bảo những yêu cầu. sân công nghiệp phải bố trí hết các công trình của xí nghiệp và phải có khả năng mở rộng xí nghiệp. 2) Sân công nghiệp phải gần đường giao thông,nguồn điện,nguồn nước,kho chất nổ(nếu xí nghiệp