TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 Kính thưa quý vị đại biểu,Thưa toàn thể anh chị em GV! Cách đây tròn 50 năm, để thống nhất hành động đẩy mạnh đấu tranh của giáo giới. Hội nghị thế giới các tổ chức giáo giới lần thứ 2 họp trong 10 ngày từ ngày 20 đến ngày 30/8/1957 tại thủ đô VAC-XA-VA(Ba Lan), đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày QT Hiến chương các nhà giáo. Ngày mà ý nghĩa của nó vô cùng to lớn, ngày nhằm tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò và vinh dự của ngành giáo dục và cũng là ngày biểu dương lực lượng giáo giới , làm cho nhân dân, phụ huynh và HS biết ơn thầy cô giáo. Các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương và cả xã hội đặc biệt giành nhiều ưu ái cho Ngành giáo dục. Vì vậy cứ đến ngày 20-11 anh chị em chúng tôi nhớ đến ngày hội truyền thống của ngành, ngày hội truyền thống của mình. Thưa các đ/c! Ngày lịch sử 20-11không chỉ làm cho đội ngũ giáo giới phấn khởi trước những thành tích đã cống hiến, trong những năm tháng phấn đấu, mà còn làm cho nhân dân ta nhận thức đầy đủ hơn về quan điểm giáo dục của Đảng, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh. Những năm gần đây, với truyền thống và đặc thù riêng của dân tộc ta năm 1982, Đảng ta đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày hội truyền thống nhà giáo VN, như vậy không phải hôm nay mà mãi mãi về sau, ngày 20-11 trở thành ngày hội truyền thống của ngành ta Kính thưa quý vị, thưa các đ/c! Vinh quang thay được làm người giáo viên nhân dân, được HS gọi lên một cái tên thân thương trìu mến" Thầy giáo, cô giáo". Lịch sử 4.000 năm từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc VN đã dựng xây, củng cố và phát triển về nhiều mặt, trong đó nghề dạy học có truyên fthống riêng của nó. Hình ảnh người thầy ngày xưa đã đi vào tâm hồn dân tộc với những gì cao cả và đẹp nhất. Vị trí người thầy to lớn và đặc biệt. Bởi vì thầy dạy học là người tiếp thu đạo lí của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau qua dạy chữ để dạy người, bằng việc giữ vững và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc và loài người. Người thầy đã hun đúc lên tâm hồn và nhân cách của dân tộcVN- Đó là lòng tôn sư trọng đạo; Tiên học lễ hậu học văn. Thưa quý vị! Như vậy, không phải mới có hôm nay mà ngay từ ngày xưa vai trò của người thầy luôn được coi trọng: Vì "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý , sáng tạo nhât trong các nghề sáng tạo" Tất cả những ai hôm nay dù giữ chức vụ gì, dù là bác sĩ, kỉ sư, một ành hùng dân tộc, những nhà bác học, nhà văn, nhà kiên trúc hay nhà báo; Ngày xưa đã từng bỏ ra cả một thời gian dài để học chữ và thành người. Vì vậy nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy Ngược dòng thời gian quay về xã hội phong kiến để thấy vai trò người thầy quan trọng ra sao đối với đời sống xã hội khi XH đã biết đặt người thầy ngồi giữa- dưới vua và trên cha đẻ. Như vậy nền văn minh ấy đã bắt đầu nhận thức được một chân lí " Cha sinh không bằng thầy dạy".Đúng vậy cha sinh là trách nhiệm, là một nghĩa vụ thiêng liêng mà tạo hoá giao cho mọi loài. Vâng nếu Cha sinh ra để đấy , mỗi con vật cứ tự nhiên sẽ trở thành con vật. Nhưng con người dù cha mẹ sinh ra muốn làm người và trưởng thành cũng phải có thêm công dạy dỗ của thầy dạy học Bởi vậy ở nước ta ngày xưa nhiều thầy giáo được trọng dụng, tôn vinh và sử sách lưu truyền . Đẹp biết bao thầy giáo Lê Quý Đôn,dù bất bình với triều đình nhưng khi bỏ áo quan lại về nhà dạy học để lưu truyền cho đời sau đạo lí làm người, vì thế 700 HS của ông đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống lại tham tàn mục rũa và khổ đau, giành lại miếng cơm manh áo cho nhân dân . Thầy đồ Chu Văn An thấy sự thối nát của triều đình đã dâng sớ chém đầu 7 nịnh thần rồi lui về dạy học , HS của thầy đông đến hằng trăm người, ta lại khó quên vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng là một thầy giáo luôn nêu cao tấm lòng yêu nước thương dân; Chúng ta lại càng khó quên thầy giáo Nguyễn Tất Thành lớn lên trong cuộc đời làm CM Thầy đã đào tạo biết bao chiến sĩ ưu tú cho Đảng như đ/c Trần Phú, đ/c Võ Nguyên Giáp Vì vậy, đâu đó còn vang mãi câu tục ngữ của dân gian: " Không thầy đố mầy làm nên". Kính thưa quý vị!, thưa các đ/c! Càng nhìn lại trang sử vẽ vang đó chúng ta càng tự hào về nghề nghiệp, về quá khứ của cha ông. Mang dòng máu Lạc Hồng bước vào trang sử vẽ vang của dân tộc được bồi đắp bởi những lời dạy ngọt ngào: Hãy cầm bút nêu cao ngọn cờ chiến đấu, cùng chống giặc dốt giặc mù, đưa dân tộc vươn lên sánh vai với các cường quốc thế giới. Bởi vì Địa vị tiền tài sẽ phai mờ theo năm tháng song kiến thức vẫn còn mãi mãi với thời gian Thực vậy " Văn hoá là chiếc chìa khoá giúp ta mở ra tất cả các cửa ngõ của cuộc đời". Mặc dầu " Đường đời là bậc thang không có nấc, sự học là cuốn sách không có trang cuối cùng". Thưa các đ/c! 25 năm qua, từ ngày Đảng ta quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày Nhà Giáo VN cuộc CM văn hoá giáo dục ngày càng có trách nhiệm lớn lao, đặc biệt hơn nữa lúc này đây, chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ phát triển mạnh mẽ của KH-CN, thời đại của thông tin điện tử và sự ra đời của kinh tế tri thức, chúng ta đang cùng thực hiện công cuộc đổi mới GD nhưng không có nghĩa là chúng ta phải bỏ đi tất cả những cái cũ mà ngược lại chúng ta phải biết kế thừa, trân trọng, phát huy những tốt đẹp mà lịch sử ban tặng đồng thời phải nắm bắt những cái mới , cái tiến bộ của thời đại áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình với mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để phát triển HS toàn diện nhất. Ôi 2 tiếng thầy giáo cô giáo trân trọng và tôn kính biết bao. Người thầy giáo xuất thân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, được nhân dân hết lòng giúp đỡ; vì vậy thầy cô giáo đã đi vào lòng dân, bằng những gì đẹp đẽ trân trọng và quý mến nhất. Như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết anh Bộ đội lúc hành quân nghĩ về cô giáo trẻ: Cứ một giờ lại nghỉ một phút Trong buổi hành quân đi bộ sáng nay Anh vẫn nhớ em lên lớp mỗi ngày Cứ mỗi giờ lại nghỉ mười phút Tấm bảng đen em vẽ những đường cong Tấm bảng đêm anh vẽ từng đường đạn Ở những người đầu trận đó em ơi! Thưa các đ/c! Càng yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu. Lòng yêu nghề mến trẻ là động lực thúc đẩy chúng ta quên đi những chặng đường gian lao vất vã; quên đi: Những ngày chát cổ cơm khoai sắn. Rách rưới lều che tạm gió sương Bằng sự miệt mài trên trang giáo án, để: Đèn em vẫn sáng đêm đêm Cùng trang giáo án sáng thêm cuộc đời Từ những trang sử vẻ vang, từ những sự quan tâm tột bậc của xã nhà, từ lương tâm của người Giáo dục, làm ta càng thấy tự hào hơn về cuộc sống đạm bạc của chính mình. Bởi vì: Tuy nghèo tiền bạc nhưng giàu chữ Cuộc đời thanh bạch lắm ý thơ Người kỉ sư tâm hồn, trong sáng, lành mạnh, sẵn sàng đối diện thực tế như chúng ta. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Đảng cần dân muốn. Vì: Nếu ai hỏi tôi yêu nghề gì nhất Tôi chỉ trả lời làm một giáo viên Kính thưa các đ/c! Chúng ta đang sống những ngày lịch sử vẽ vang nhất, ngày mà đất nước ta đang đổi mới, và ngày vui tết hôm nay, hoà vào cuộc sống đã trở về. Dù cuộc sống còn khó nghèo nhưng không cho Phép chúng ta sống nghèo. Dù có những lúc chúng ta đã trở thành những nhà chăn nuôi, những nhà trồng trọt Song giờ lên lớp chúng ta vẫn đàng hoàng trong trang phục của người thầy giáo. Và hôm nay, trong phong cách lịch sự, trang trọng của ngày hội lớn, chúng ta lại đẹp hơn, trong sáng hơn Thưa các đ/c! Nhìn lại cuộc đời mình chúng ta cảm động đến ứa nước mắt trước những thực tế của xã hội; trước sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, trước sự cảm thông vô bờ bến của các bậc PH, trước sự đoàn kết cộng đồng của đồng nghiệp. Chúng ta nhìn lại những gì chúng ta đã làm được và chưa làm được để kịp thời phấn đấu vươn lên. Thưa các đ/c! Ngày mai, cái tương lai huy hoàng trước mắt cuộc sống lớn đang vỗ về chờ đợi, thế hệ trẻ VN, những búp chồi non, những thế hệ tương lai của đất nước. Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Cho nên: Ta phải khai những mỏ vàng mỏ sắt Đóng những con tau xuyên khắp đại dương Nhưng phải luyện con người đẹp nhất Biết căm thù và biết yêu thương. Thưa các đ/c! Người thầy giáo CMVN sẽ vẫn còn đi mãi, đang còn miệt mài mãi mãi, với những trang sử vẽ vang, những trang giáo án chứa chan lòng ước mơ sâu lắng ; chúng ta những người cầm bút làm vũ khí đấu tranh, chúng ta cần phải vững vàng, có trách nhiệm hơn khi giáo dục con ngưòi để dạy chữ. Bởi vì:" Một bác sĩ thiếu trách nhiệm chỉ có thể giết chết một bệnh nhân ,nhưng một GV thiếu lương tâm trách nhiệm sẽ giết đi cả một thế hệ tương lai của đất nước". Thực vậy qua truyền thống học tập của một số HS xã nhà, đã làm ta quên đi những âu lo day dứt .Những em HS giỏi, những em HS yêu mến hôm nay đã trở thành các bạn đồng nghiệp của chúng ta. Rồi những chú bộ đội nơi các tuyến đầu tổ quốc, những cô bé ngoan hiền lương y như từ mẫu Những kỉ sư, những nhà kiến trúc Đó chính là sản phẩm của chúng ta trong 100 năm trồng người, chúng ta hãy vui lên cho cuộc đời trẻ lại, dù tuổi có già, sức có yếu, dù cuộc sống có vất vã bao nhiêu, chúng ta cũng phải làm tròn nhiệm vụ của Đảng trên trận tuyến này, cho hết cuộc đời còn lại, phải nhớ mãi lời dạy của Bác : "Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt". Thưa các đ/c ! Chúng ta vô cùng thương cảm về sự ra đi đầy cảm động của một số bạn động nghiệp vì những cơn sốt rét rừng khi tuổi đời còn quá trẻ, chúng ta lại càng thương cảm cho những đồng nghiệp vì thiên tai vì bom đạn của giặc mỹ để lại đã ra đi trong lặng lẽ. Chúng ta lại càng thương cảm về sự ra đi âm thầm của những thầy cô giáo khi đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục mà tuổi đã già sức đã kiệt.(M niệm) Kính thưa quý vị thưa các đ/c! Từ ngày trường được thành lập, đội ngũ giáo viên chúng ta vô cùng vất vã, tử sự thiếu thốn về CSVC, từ sự ngỡ ngàng trong sinh hoạt, trong học tập của các em, từ sự đi lại khó khăn của các thầy cô giáo, cũng như nơi ăn chốn ở chưa thực sự an cư đã có những tác động không nhỏ đến đời sống cũng như tình cảm của chúng ta. Song không phải thiếu thốn ấy làm chúng ta quên đi sự gửi gắm của Đảng, của nhân dân. Chúng ta phải tin tưởng rằng bên cạnh chúng ta còn có các bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo, có địa phương xã nhà luôn quan tâm lo lắng tạo điều kiện giúp đỡ để chúng ta khắc phục khó khăn mà hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Thực tế trong ngày hội này từ vật chất đến tinh thần là cả một sự quan tâm lớn đối với chúng ta, chúng ta thật vô cùng cảm động trước những tấm lòng ưu ái của nhân dân của các cấp lãnh đạo. Thưa quý vị thưa các đ/c! Hôm nay trong giây phút sung sướng cảm động được ôn lại truyền thống vẽ vang đầy niềm tin và lòng tự hào của người thầy giáo. Chúng ta vui mừng nhìn lại quá khứ qua trang sử vẽ vang chói lọi của ngành, của trường trong những năm qua. Từ nhận thức đó ta phải biết phát huy kế thừa và gìn giữ những gì tốt đẹp nhất. Chúng ta càng ra sức tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt "tấm gương nhà giáo mẫu mực" xứng đáng là người kỉ sư tâm hồn. Đặc biệt sau ngày hội truyền thống này chúng ta càng khắc phục những khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt hoàn thành nhiệm vụ của năm học để khỏi phụ lòng mong mõi của các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc PH, nhất là sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, của ngành và của các em HS thân yêu đang cùng chúng ta chia bùi sẽ ngọt. Cuối cùng thay mặt cho các đ/c đồng nghiệp của mình tôi xin cảm ơn sự quan tâm ưu ái của quý vị đại biểu, chúc quý vị khoẻ mạnh, chúc các bạn đồng nghiệp thắng lợi vui tươi và tràn đầy hạnh phúc. . 10 ngày từ ngày 20 đến ngày 30/8/1957 tại thủ đô VAC-XA-VA(Ba Lan), đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày QT Hiến chương các nhà giáo. Ngày mà ý nghĩa của nó vô cùng to lớn, ngày nhằm tuyên truyền. ái cho Ngành giáo dục. Vì vậy cứ đến ngày 20-11 anh chị em chúng tôi nhớ đến ngày hội truyền thống của ngành, ngày hội truyền thống của mình. Thưa các đ/c! Ngày lịch sử 20-11không chỉ làm cho. ta đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày hội truyền thống nhà giáo VN, như vậy không phải hôm nay mà mãi mãi về sau, ngày 20-11 trở thành ngày hội truyền thống của ngành ta Kính thưa quý vị,