Sao phải nhẫn nhịn khi chồng gia trưởng? 12g30 trưa, mẹ đang ăn cơm ở cơ quan thì bố gọi. Anh chưa ăn. Em về nấu nhanh lên. Không để ý đến ánh mắt của đồng nghiệp, mẹ buông đũa, tất tả đội nắng về. Cơm nước xong, bố đi nghỉ, mẹ lại hấp tấp đến cơ quan kẻo muộn giờ làm việc. Kế hoạch đi công tác của mẹ đã đâu vào đấy, ngày mai sẽ lên đường. Trong phòng riêng, tiếng bố như mệnh lệnh: Em tính sao vậy? Ai sẽ cơm nước, trông nom nhà cửa, con cái? Không đi đâu hết (im lặng). Lại tiếng bố: Đồng lương ba Mẹ cứ bỏ qua, bỏ qua… dù biết đó là điều sai, để tránh xung đột. đồng ba cọc của em thì làm được gì cho cái nhà này. Chẳng lẽ lại không cho em đi làm… Em cũng phải tỏ ra là biết điều chứ… Bố ra khỏi nhà. Mẹ lập cập gọi điện cho cô trưởng đoàn phân trần, giải thích đủ điều để thôi không đi nữa. Một năm rồi mẹ vẫn chưa về thăm bà ngoại.Hôm nay ô tô đưa cả gia đình đi nghỉ mát ngang qua thị xã. Mẹ ngồi trong xe nhấp nhổm không yên. Hay mình ghé qua mẹ một lúc đi anh, lâu lắm rồi… Chưa đợi mẹ nói hết câu, bố đã gạt đi. Thiếu gì dịp! Anh không muốn gián đoạn chuyến đi. Mặt mẹ tái lại. Mẹ đang cắn răng kìm những giọt nước mắt sắp trào ra. Mẹ cho đó là sự hy sinh. Hy sinh cho chồng. Hy sinh cho hạnh phúc của gia đình. Từ nhỏ, mẹ đã thấm nhuần bài học về chữ Nhẫn. Mẹ hiểu, muốn gia đình êm ấm, hòa khí thì người phụ nữ phải biết đặt sự nhẫn lên hàng đầu. Con không phủ nhận điều đó, thậm chí thấy mình còn cần phải học nhiều ở sự nhẫn nhịn của mẹ. Con biết, cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũng thuận buồm, xuôi gió, nhất là thời đại mà các mối quan hệ ngày càng phức tạp. Nếu một trong hai người không biết cư xử, không biết kiềm chế bản thân để hóa giải mâu thuẫn thì thật khó có được cuộc sống trong ấm ngoài êm. Nhưng, con cũng biết sự nhẫn nhịn bao giờ cũng có giới hạn của nó. Dưới lập luận “để giữ hòa khí”, mẹ đã và đang từng ngày đánh mất mình và vị trí của mình trong gia đình. Không chỉ trong mắt bố, ngay cả với chúng con, đôi khi mẹ cũng thật đáng thương. Bắt chước bố, nhiều lần chúng con (thật đáng trách) đã lấn lướt mẹ để thỏa mãn những nhu cầu vớ vẩn mà không chút áy náy. Những khi đó, tự trong lòng, con thầm mong mẹ sẽ có một thái độ, hành động thật cương quyết, mạnh mẽ, nhưng mẹ vẫn cứ nương theo bố, theo chúng con, dù lòng bức bối, dù giận đến tím cả mặt mày. Dần dần, bố và chúng con quen với một hình ảnh mẹ luôn nhẫn nhịn, không chính kiến. Mẹ thì âm thầm chịu đựng, quên đi cái quyền được làm chủ cuộc sống và đấu tranh cho sự đúng sai. Càng trưởng thành, con càng thấy thương mẹ biết bao. Bố thì không bỏ được thói gia trưởng, luôn tự cho mình cái quyền người chủ gia đình mà mẹ chỉ có nhiệm vụ phục tùng. Giá mẹ có thể hất tung lên, cho hả những cơn đau đang cố ghìm nén thì tốt biết bao. Nhưng không. Vẻ nhẫn nhịn của mẹ làm con muốn khóc. Mẹ ơi, nhẫn nhịn chứ không phải là nhẫn nhục. Mẹ cam chịu một cách vô điều kiện như thế để làm gì? Cái “hòa khí” mà mẹ ngộ nhận đó chỉ là “hòa khí ảo”. Làm sao gọi là hòa khí được khi tinh thần của một người trong gia đình đang mỗi ngày một mòn mỏi, xác xơ, tủi cực, thui chột. Sẵn sàng hy sinh những nhu cầu của mình để làm hài lòng người khác; vui buồn, yên ổn của mẹ cũng hoàn toàn phụ thuộc vào việc mình đã làm cho người khác hài lòng đến mức nào, nghĩa là mẹ đang sống cho người khác chứ đâu còn sống cho mình nữa. Sao mẹ không khẳng định lại vị trí một người vợ, người mẹ trong gia đình trước khi cùng kiệt nỗi chịu đựng, để lấy lại sự nể trọng từ bố, từ chúng con. Đó mới là cuộc sống lành mạnh, bình đẳng mà con muốn gia đình mình có được. . Sao phải nhẫn nhịn khi chồng gia trưởng? 12g30 trưa, mẹ đang ăn cơm ở cơ quan thì bố gọi. Anh chưa ăn. Em về. sinh. Hy sinh cho chồng. Hy sinh cho hạnh phúc của gia đình. Từ nhỏ, mẹ đã thấm nhuần bài học về chữ Nhẫn. Mẹ hiểu, muốn gia đình êm ấm, hòa khí thì người phụ nữ phải biết đặt sự nhẫn lên hàng. cơn đau đang cố ghìm nén thì tốt biết bao. Nhưng không. Vẻ nhẫn nhịn của mẹ làm con muốn khóc. Mẹ ơi, nhẫn nhịn chứ không phải là nhẫn nhục. Mẹ cam chịu một cách vô điều kiện như thế để làm