Cơ chế phát sinh thể đa bội Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là do các nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi, nhưng không phân li do thoi tơ vô sắc không hình thành, kết quả là bộ nhiễm sắc thể t
Trang 11 Khái niệm thể đa bội: Đa bội thể là bộ nhiễm sắc thể của loài tăng lên một hay một số
nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội ( lớn hơn 2n) Có 2 kiểu đa bội là đa bội chẵn (4n, 6n…) và
đa bội lẻ (3n, 5n…)
2 Cơ chế phát sinh thể đa bội
Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là do các nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi, nhưng không phân li do thoi tơ vô sắc không hình thành, kết quả là bộ nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi Ở các loài giao phấn, nếu hiện tượng này xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì sẽ tạo nên thể tứ bội (4n) Nếu sự đa bội hoá xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành nào đó thì sẽ tạo nên cành tứ bội trên cây lưỡng bội Sự phân li nhiễm sắc thể không bình thường trong giảm phân sẽ tạo nên giao tử 2n Sự kết hợp 2 loại giao tử không giảm nhiễm trong thụ tinh sẽ tạo nên hợp tử 4n Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với giao tử bình thường n sẽ tạo nên hợp tử 3n (dạng đa bội lẻ)
3 Điểm khác nhau giữa cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội
- Bộ nhiễm sắc thể tăng lên một số nguyên
lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội (nhưng lớn
hơn 2n)
- Bộ nhiễm sắc thể 2n
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên nhiễm
sắc thể có số lượng alen tăng lên theo mức
tăng bội
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên nhiễm sắc thể gồm 2 alen thuộc 2 nguồn gốc
- Tế bào có kích thước lớn - Tế bào có kích thước bình thường
- Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản
có kích thước lớn
- Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản
có kích thước bình thường
- Thời gian sinh trưởng và phát triển kéo
dài
- Thời gian sinh trưởng và phát triển bình thường
- Chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi - Sức chống chịu với các điểu kiện bất lợi của
môi trường kém hơn
- Tính bất thụ cao, kể cả dạng đa bội chẵn - Tính bất thụ thấp, khả năng kết hạt cao
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ
được nhiều
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ ít hơn
- Trao đổi chất mạnh - Trao đổi chất bình thường
4 Ứng dụng của phương pháp gây đa bội trong chọn giống
- Tạo ra các giống cây trồng đa bội có giá trị: cây ăn quả, cây lấy hạt, cây lấy lá, cây lấy củ… có năng suất, phẩm chất cao, thích nghi tốt với điều kiện bất lợi của môi trường
- Khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa đem lai xa trở thành một phương pháp đặc thù trong tạo giống cây trồng, ví dụ khi lai giữa củ cái và cải bắp tạo được dạng lai có 18 nhiễm sắc thể Nhưng do các nhiễm sắc thể của củ cái và cải bắp trong cơ thể lai không xếp được thành cặp tương đồng, quá trình giảm phân rối loạn cơ thể lai không tạo được giao tử hoặc giao
tử tạo ra không có sức sống Sử dụng phương pháp gây đa bội bằng tác động của hoá chất
cônsixin sẽ làm tăng đôi được bộ nhiễm sắc thể của loài bố và loài mẹ tạo điều kiện cho chúng xếp được thành cặp, quá trình giảm phân lại xảy ra bình thường, cơ thể lai xa trở nên hữu thụ