Tại sao nhiều trí thức trẻ bỏ chồng? Ngày càng nhiều phụ nữ học thức cao, tuổi từ 25 đến 35 chọn giải pháp “em đi đường em, anh đi đường anh”. Nhiều đôi có học thức cao và người chủ động chia tay lại là nữ giới. Theo bà Lê Thị Túy, Giám đốc Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc (Hà Nội), khi lập gia đình, nhiều bạn trẻ chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất nhưng ít trang bị cách sống trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nhiều đôi đã “đường ai nấy đi” chỉ vì những va chạm vụn vặt không đáng có. “Không bỏ là tự hành xác” Những trung tâm tư vấn như Tuổi trẻ hạnh phúc, Người bạn tri kỷ… thường xuyên tiếp khách hàng là các cặp vợ chồng trẻ muốn ly hôn. Nhiều đôi có học thức cao và người chủ động chia tay lại là nữ giới. Bà Tuý cho biết, Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc vừa hòa giải cho cặp vợ chồng trẻ chưa có con ở quận Ba Đình. Họ yêu nhau bốn năm mới cưới. Anh hiện công tác tại một cơ quan nhà nước, còn chị làm việc cho một công ty nước ngoài. Có năng lực, chị được công ty cử đi học hai năm ở nước ngoài và sau đó lên sếp. Tưởng rằng có học vấn và thu nhập cao, vợ chồng sẽ càng hạnh phúc. Vậy mà, chị nhất quyết đòi ly hôn và tuyên bố sẽ không bao giờ lấy chồng nữa. Lý do mà chị đưa ra là chồng không cầu tiến, nghe theo sự khích bác của người ngoài nên sinh ra tự ti, đá thúng đụng nia… khiến chị không thể chịu nổi. Trong khi đó, gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng luôn bắt ne bắt nét. Chị cho rằng, mãi sống kiểu đó khác gì tự hành xác. Theo bà Lê Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ, phần đông nữ trí thức vừa đi làm, vừa phải gánh vác việc nhà nên không ít chị em cảm thấy bị thiệt thòi, lâu dần dẫn đến stress. Trong khi đó, nhiều ông chồng không biết chia sẻ, chẳng chịu quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của vợ. Có người thường xuyên quát nạt hoặc “yêu” mọi lúc, mọi nơi khiến vợ thấy bị xúc phạm và muốn chia tay. TS Văn Thị Kim Cúc, Giám đốc Trung tâm tư vấn Ngàn Phố, cho biết, một số sinh viên đại học không muốn lấy chồng vì sợ làm vợ, làm dâu sẽ khổ. Trong một buổi học tâm lý, hơn 20 nữ sinh viên bày tỏ ý định làm “lính phòng không” vì sợ lấy phải người hẹp hòi, không chung thủy hoặc có mẹ chồng khắt khe… Gỡ nút bi kịch TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cho rằng xã hội phát triển tạo điều kiện cho phụ nữ có thu nhập cao, thăng tiến nhanh nên nếu người chồng không tiến kịp hoặc ứng xử tiêu cực thì sự mất cân bằng trong gia đình rất dễ xảy ra. Suốt ngày bận rộn, mệt mỏi vì công việc nên khi về nhà phải nghe những lời ca thán của chồng, của gia đình, nhiều người vợ sinh ra chán nản, dành nhiều thời gian hơn cho cơ quan khiến hố sâu ngăn cách vợ chồng cứ rộng ra. Vì vậy, theo TS Hồng, các cặp vợ chồng nên bình tĩnh, xác định quan hệ giữa hai người là chính chứ không phải công việc, địa vị. Theo TS Cúc, nữ trí thức dù có thành đạt cũng không nên tự cao tự đại, dành hết thời gian cho hội họp, mở rộng quan hệ… mà không chú ý chăm sóc chồng con. TS Hồng cho rằng cần khuyến khích, động viên phụ nữ khi họ tham gia và thành đạt trong công việc, trong xã hội. Điều quan trọng nhất để gắn kết vợ chồng là sự cảm thông, yêu thương chân thành và có tiếng nói chung giữa hai người. Như vậy mới dễ dàng giải quyết ngay từ đầu mọi khúc mắc, tránh để bé xé ra to, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. . Tại sao nhiều trí thức trẻ bỏ chồng? Ngày càng nhiều phụ nữ học thức cao, tuổi từ 25 đến 35 chọn giải pháp “em đi đường em, anh đi đường anh”. Nhiều đôi có học thức cao và. “Không bỏ là tự hành xác” Những trung tâm tư vấn như Tuổi trẻ hạnh phúc, Người bạn tri kỷ… thường xuyên tiếp khách hàng là các cặp vợ chồng trẻ muốn ly hôn. Nhiều đôi có học thức cao và. Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc (Hà Nội), khi lập gia đình, nhiều bạn trẻ chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất nhưng ít trang bị cách sống trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nhiều đôi đã “đường ai