1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây lá chữa cảm cúm pps

3 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 77,68 KB

Nội dung

Cây lá chữa cảm cúm Cảm cúm có thể xuất hiện 4 mùa nhưng thường hay gặp nhất về mùa đông vì các tác nhân gây bệnh phát triển nhiều và sức đề kháng của cơ thể kém. Cúm hay phát triển thành dịch. Phong hàn nhiễm lạnh gây ra cảm mạo, phong nhiệt nhiễm virut gây ra bệnh cúm. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể phát sinh các chứng: ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, ngạt mũi (phong hàn, cảm mạo); ho, sốt, sợ gió không sợ lạnh, mũi khô (phong nhiệt, cúm). Sau đây xin giới thiệu một số cây lá trong thành phần bài thuốc trị cảm cúm. Thường dùng lá các cây có tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn đường hô hấp như: tía tô, hoắc hương, hương nhu, kinh giới, tràm, bạc hà, sả để nấu nước xông hay trong thành phần các bài thuốc sắc để trị cảm mạo và cúm. Bạch chỉ: Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau, điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu. Ngày dùng 5-10g sắc uống hoặc dùng dạng viên, hoàn, bột. Chỉ thiên: Chỉ thiên có tác dụng kháng khuẩn và kháng virut, được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho. Ngày dùng 16-20g cây khô, hoặc 50g cây tươi sao vàng, sắc uống. Cúc hoa vàng: Tinh dầu từ nụ cúc hoa vàng có tác dụng kháng khuẩn. Hoa cây cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Ngày dùng 8- 16g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Cúc tần: Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, mình mẩy đau nhức. Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc hay hoàn, tán. Cỏ lá tre: Cỏ lá tre có tác dụng hạ nhiệt, được dùng làm thuốc trị sốt, khát nước, trẻ em sốt cao, co giật. Ngày dùng 10-15g, phối hợp với các vị khác sắc uống. Không dùng cho phụ nữ có thai. Địa liền: Địa liền có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, được dùng chữa cảm mạo, ho, ngực bụng lạnh đau. Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, hãm, bột hay viên. Kim ngân: Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, được dùng làm thuốc hạ sốt, điều trị bệnh cúm do phong nhiệt, virut. Ngày dùng 4-6g hoa hay 10- 16g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn, tán, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác. Sài hồ: Sài hồ được dùng trị sốt, đau và viêm kết hợp với bệnh cúm và cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Tỏi: Tỏi có phổ kháng khuẩn rộng, được dùng riêng hoặc phối hợp trong các bài thuốc trị cảm mạo, cúm, sốt do nhiễm khuẩn. Các bài thuốc cụ thể Chữa cúm do phong nhiệt Bài 1: Kim ngân, kinh giới, thanh cao mỗi vị 80g; tía tô, địa liền, cà gai leo mỗi vị 40g; gừng 20g. Tán bột, sắc uống mỗi ngày 16-20g. Bài 2: Kinh giới, bạc hà, thạch cao mỗi vị 60g; phèn chua phi 30g; phác tiêu 15g. Tán bột, mỗi ngày uống 4-8g chia làm 2 lần uống. Bài 3: Lá dâu 10g; hạnh nhân, cát cánh mỗi vị 8g; liên kiều, rễ sậy mỗi vị 6g; cúc hoa, bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày 1-2 thang. Bài 4: Kim ngân, liên kiều mỗi vị 40g; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử mỗi vị 24g; cam thảo, đậu sị (đậu đen chế biến) mỗi vị 20g; hoa kinh giới 16g; lá tre 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 24g sắc uống, ngày 3-4 lần. Chữa cảm mạo Bài 1: Kim ngân 4g; tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần mỗi vị 3g; gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Kinh giới tươi 50g; gừng sống 10g. Giã nát, vắt lấy nước uống, dùng bã đánh dọc sống lưng. Bài 3: Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương. Các vị lượng bằng nhau, sắc nhiều lần, cô thành cao đặc, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 7-8 viên với nước sắc lá tre. Trẻ em 2-4 viên. Bài 4: Kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, lá chanh, mỗi thứ một nắm, đun sôi, xông trong 5-10 phút. Bài 5: Kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn mỗi vị 20g; cúc hoa, địa liền mỗi vị 5g. Làm thành thuốc bột hoặc viên, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Bài 6: Lá tía tô, hương phụ, cà gai leo mỗi vị 80g; trần bì 40g. Tán bột, ngày dùng 20g sắc uống. Chữa cảm sốt Bài 1: Bạch chỉ, xuyên khung, các vị lượng bằng nhau. Tán thành bột, uống mỗi lần 2-3g, ngày 3-4 lần với nước nóng cho ra mồ hôi. Bài 2: Chỉ thiên, lá cối xay mỗi vị 40g; bạc hà, cam thảo đất mỗi vị 20g; gừng 3 lát. Tất cả dùng tươi sắc uống. Bài 3: Chỉ thiên, sắn dây, rau má, lá chanh, cam thảo đất mỗi vị 30g; nếu ra nhiều mồ hôi thêm lá tre 1 nắm. Sắc uống nguội. Bài 4: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g; bạch biển đậu (sao) 200g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10-20g với nước sôi để nguội. Bài 5: Thanh cao tươi 20g giã nát, hòa vào một chén nước nóng, gạn uống, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu có rét, thêm 3 lát gừng tươi. . Cây lá chữa cảm cúm Cảm cúm có thể xuất hiện 4 mùa nhưng thường hay gặp nhất về mùa đông vì các tác nhân gây bệnh phát triển nhiều và sức đề kháng của cơ thể kém. Cúm hay phát. sợ gió không sợ lạnh, mũi khô (phong nhiệt, cúm) . Sau đây xin giới thiệu một số cây lá trong thành phần bài thuốc trị cảm cúm. Thường dùng lá các cây có tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn đường. dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho. Ngày dùng 16-20g cây khô, hoặc 50g cây tươi sao vàng, sắc uống. Cúc hoa vàng: Tinh dầu từ nụ cúc hoa vàng có tác dụng kháng khuẩn. Hoa cây cúc vàng được dùng chữa

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w