Những vị thuốc họ Trư docx

3 209 0
Những vị thuốc họ Trư docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những vị thuốc họ Trư Ngoài vai trò cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho bữa ăn hằng ngày, một số tạng phủ, bộ phận cơ thể của lợn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. G an lợn tên thuốc là trư can, có vị đắng tính ôn, chủ trị các chứng cam ở trẻ em, can hư, kinh giật, phù thũng. - Chữa trẻ em cam tích: Gan lợn 75g, sử quân tử 5g, xuyên phác 5g, lôi hoàn 5g. Tất cả thái nhỏ, hầm chín, ngày một thang, dùng liên tục trong 7 ngày. - Chữa viêm gan mạn tính, xơ gan: Khương hoàng 250g, bồ hoàng 250g, hồng hoa 250g, hoạt thạch 125g, chi tử 420g, gan lợn sấy khô 500g, tất cả tán bột trộn với 15-20% rượu trắng thành dạng keo đắp vào vùng gan lớp dày 0,5mm. Dùng ngải cứu lên trên 30 phút mỗi ngày một thang, cách ngày làm một lần, 20 ngày là một đợt điều trị, có thể tiến hành 2-3 đợt. Mật lợn (trư đởm): Vị đắng, tính hàn, chủ trị chứng thương hàn nóng sốt, khát nước, trẻ em cam và chốc, sát khuẩn, thanh được tâm, can, chữa chứng đau mắt đỏ, mắt có màng, tiểu tiện không thông. Làm thanh nhiệt lợi thủy tiêu trướng, nâng chính khí, chữa chứng bụng trướng, da bụng căng tức, tiểu tiện ít, dùng: Mật lợn 1 cái, đậu hũ tương một bát to, đun nóng đậu hũ rồi trộn mật vào mà uống, dùng trong vài ba ngày. Bầu dục lợn (trư thận): Vị mặn, tính lạnh, không độc, trị được thận khí, thông được bàng quang, bổ được thủy tạng, ấm được lưng đùi, chữa bệnh tai điếc, tiêu tích trệ bổ được sự hư tổn làm cho khí mạnh, trị chứng khí hư ở sản phụ, đi lỵ hoặc băng huyết. - Chữa chứng thận hư đau lưng: Bầu dục lợn 1 cái thái nhỏ, ướp vào muối, bỏ nước tanh rồi trộn với 12g đỗ trọng nghiền bột, dùng lá sen bọc lại mà nướng, ăn thuốc và uống thêm chút rượu để tăng tác dụng dẫn thuốc. - Chữa ho lâu ngày không khỏi: Bầu dục lợn một đôi, hồ tiêu 10 hạt luộc chín mà ăn, cứ ăn mãi sẽ khỏi. - Bồi dưỡng sức khỏe cho người âm hư: Bầu dục lợn 250g, đỗ trọng 12g, hành 50g, rượu 25ml. Đỗ trọng rửa sạch, thêm nước nấu 50ml, thêm gia vị, rượu, đường, dầu thực vật, cô thành nước đặc sệt để riêng. Bầu dục rửa sạch, thái nhỏ, trộn với nước trên, thêm gừng thái lát, hành, gia vị. Lấy phần nước đặc trên hòa chút giấm đem rán khô cho đều là ăn được. - Chữa di tinh: Hạch đào nhân 30g, bầu dục lợn một cặp, làm sạch bầu dục, loại bỏ màng trắng, thái lát mỏng, xào với dầu thực vật, lấy ra sao lẫn với hạch đào nhân, khi chín thêm gia vị, ăn khi còn nóng, chia làm hai lần trong ngày, liên tục 3-5 thang. Óc lợn (trư não): - Chữa đau đầu do đàm trọc: Thiên ma 10g, trần bì 10g, óc lợn một bộ. 3 vị nấu cách thủy cho nhừ, mỗi tuần ăn hai lần, liên tục 2-3 tuần. - Chữa suy nhược thần kinh: Óc lợn một bộ, hoài sơn 20g, câu kỷ tử 10g, tất cả hầm nhừ cho ăn hai ngày một lần, ăn liên tục 5-7 lần. Tim lợn chữa đại tiện ra huyết do thấp nhiệt: Tim lợn một cái, địa du 30g, hòe hoa 20g, thái vụn 3 vị trên, bỏ vào nồi nấu khi tim lợn chín thêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày một thang, chia hai lần, ăn liên tục 5 ngày liền. Dạ dày lợn (trư đỗ): Bài thuốc bổ hư, ích khí: Dạ dày lợn đực một cái, nhân sâm 15g, can khương 6g, hoa tiêu 6g, hành sống 7 củ, gạo nếp 50g, muối vừa đủ. Dạ dày rửa sạch, bỏ các vị thuốc vào rồi khâu kín, đổ 5 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến nhừ rồi ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang chia 2-3 lần, tuần 2 thang, dùng trong vài tuần. Ruột lợn: Chữa đau dạ dày lâu ngày không khỏi: Dùng ruột non lợn một bộ, hồ tiêu 10 hạt, gừng tươi 5 lát. Ruột lợn rửa với giấm thật sạch, bỏ hồ tiêu và gừng vào hấp cách thủy cho chín nhừ, chia 2 lần ăn sáng và tối, mỗi ngày 1 thang dùng trong vài tuần. - Chữa di tinh: Rễ cây vải 60g, ruột non lợn một bộ, thái vụn dược liệu, rửa sạch, thêm 700ml nước nấu với ruột non cho đến khi cạn còn khoảng 500ml, ăn cả nước lẫn cái ngày 1 lần, liên tục 3 thang. Thịt lợn (trư nhục): Có vị ngọt tính lạnh vào kinh tỳ, vị, thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Bài thuốc bổ âm dưỡng khí huyết chữa lao phổi: Hạt sen 30g, bách hợp 30g, thịt lợn nạc 250g. Hầm chín nhừ, thêm gia vị ăn ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày. - Chữa đau răng do phong hỏa: Rễ dành dành 20g, thịt lợn 60g, nấu chín ăn thịt và uống nước ngày 1 lần, dùng 3-5 ngày. Đuôi lợn (trư vĩ): Chữa đau lưng do hàn tính gặp khi thay đổi thời tiết dùng: Tục đoạn 25g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn một cái. Rửa sạch đuôi lợn rồi nấu với hai vị thuốc kia, thêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái ngày 1 thang, ăn trong 5 ngày liền. Chân giò lợn (trư đề): Chữa chứng ít sữa: Thông thảo 150g, chân giò lợn một cái, hầm ăn ngày 1 thang, 3-5 thang một đợt. . Những vị thuốc họ Trư Ngoài vai trò cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho bữa ăn hằng ngày, một số tạng phủ, bộ phận cơ thể của lợn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. G an lợn tên thuốc. 20g, thái vụn 3 vị trên, bỏ vào nồi nấu khi tim lợn chín thêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày một thang, chia hai lần, ăn liên tục 5 ngày liền. Dạ dày lợn (trư đỗ): Bài thuốc bổ hư, ích. lẫn cái ngày 1 lần, liên tục 3 thang. Thịt lợn (trư nhục): Có vị ngọt tính lạnh vào kinh tỳ, vị, thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Bài thuốc bổ âm dưỡng khí huyết chữa lao phổi: Hạt sen

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan