1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Dạy con biết chấp nhận thất bại pdf

5 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 120,04 KB

Nội dung

Dạy con biết chấp nhận thất bại Nhiều học sinh (HS) đang phải chịu áp lực về thành tích học tập, nhưng lại thiếu khả năng "nếm" thất bại. Do vậy, khi gặp khó khăn, nhiều em đã rơi vào trạng thái rối nhiễu tâm trí (RNTT). Gần 20% HS có "vấn đề” về sức khỏe tâm thần Khoa Chống độc BV Bạch Mai vừa tiếp nhận một HS THCS ở Hà Nội uống thuốc ngủ tự tử. Sau khi tỉnh lại, em kể, bố mẹ bắt học quá nhiều, em lại không dám trái lời nên nghĩ, chỉ có chết mới… không phải học nữa. Mới đây, hai nữ sinh THPT ở Hà Nội cũng đã rủ nhau tự vẫn. Thư để lại cho biết, hai em tự tử là do không chịu nổi sự trù dập của cô giáo. Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc ĐHQG Hà Nội cho biết: "Nhiều HS phổ thông đang gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần (SKTT)". Kết quả nghiên cứu của BV Tâm thần ban ngày Mai Hương, Hà Nội phối hợp với trường ĐH Melbourne (Úc) trong khuôn khổ dự án "Chăm sóc SKTT HS" cho thấy, có 15,94% HS bị (RNTT). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 1.202 HS tiểu học và trung học cơ sở (độ tuổi 10-16) được khảo sát, có 19,46% đang gặp khó khăn về SKTT. PGS-TS Nguyễn Hồi Loan (ĐHQG Hà Nội) nhận định: "Dù ở lứa mầm non, tiểu học hay THCS, các em đều phải "chạy đua với thời gian". Các em phải sinh hoạt và học tập theo kiểu bán trú vì bố mẹ phải đi làm. Chương trình đào tạo ở bậc phổ thông lại quá nặng nề so với các nước trên thế giới. Càng học lên lớp trên, thời gian để trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa càng bị thu lại, nếu không nói là cắt hoàn toàn. Điều kiện vật chất, các cơ sở vui chơi giải trí cho lứa tuổi HS rất thiếu thốn. Bệnh thành tích lại ảnh hưởng nặng nề trong quản lý giáo dục. Hậu quả là tạo ra một lớp trẻ "gà công nghiệp", yếu ớt. Trong thực tế, các bậc phụ huynh lại vô tình trở thành "thủ phạm", gây ảnh hưởng đến SKTT của con em mình. Nhiều bậc cha mẹ luôn đòi hỏi con phải có thành tích học tập tốt, một số khác lại muốn biến con mình thành "thần đồng"! Các em đã trở thành những "robot" do bố mẹ điều khiển, "chạy đua" với hàng loạt các hoạt động đã được lên kế hoạch sẵn". Chia sẻ khó khăn của trẻ PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, ĐHQG Hà Nội cho rằng: "Nhiều HS bị áp lực học tập quá lớn trong khi bản thân không đủ năng lực, nên khi gặp thất bại, dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng, căng thẳng (stress), thiếu cân bằng. Ở lứa tuổi HS, kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội giới hạn, đặc biệt là kỹ năng sống. Do vậy, một số trẻ đã có những hành vi bất hợp lý, không bình thường khi gặp khó khăn. RNTT là một tình trạng bao gồm nhiều trạng thái tâm lý khác nhau mà các bậc phụ huynh cần "nhạy cảm" để phát hiện. Ở mức độ nhẹ, trẻ căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, chán nản. Ở mức cao hơn, trẻ rất khó thích nghi với xã hội, các hành vi ứng xử của trẻ thường khó được cộng đồng chấp nhận, trẻ hay gây gổ, hung bạo quá mức, độc ác với súc vật… Trẻ luôn có cảm giác lo sợ mông lung, sợ hãi vô cớ, hoang tưởng. Nếu không được trị liệu kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng, trở thành tâm thần phân liệt". Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc ĐHQG Hà Nội đã đưa ra "Giải pháp phòng ngừa các vấn đề SKTT ở trẻ em VN" ở ngay chính gia đình và nhà trường. Theo đó, phải đổi mới chương trình đào tạo hiện nay ở trường phổ thông theo hướng giảm lượng kiến thức và tăng các môn thực hành như kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu… Trong gia đình, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ, tôn trọng trẻ và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí một cách hợp lý, giúp trẻ giải tỏa stress trong học tập. Bên cạnh việc hướng trẻ tới những hoạt động tích cực để đạt được mục tiêu thì cũng tập cho trẻ biết đương đầu với thất bại. Và quan trọng nhất là người lớn phải cùng chia sẻ thất bại, khó khăn đó. . Dạy con biết chấp nhận thất bại Nhiều học sinh (HS) đang phải chịu áp lực về thành tích học tập, nhưng lại thiếu khả năng "nếm" thất bại. Do vậy, khi gặp. tích cực để đạt được mục tiêu thì cũng tập cho trẻ biết đương đầu với thất bại. Và quan trọng nhất là người lớn phải cùng chia sẻ thất bại, khó khăn đó. . thân không đủ năng lực, nên khi gặp thất bại, dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng, căng thẳng (stress), thiếu cân bằng. Ở lứa tuổi HS, kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội giới hạn, đặc biệt là

Ngày đăng: 06/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w