Sửa lỗi tự cao ở trẻ em Cha của một đứa bé sáu tuổi tâm sự rằng anh nhận thấy con mình có thái độ hơi khác nhưng không biết rõ điều gì đang xảy ra. Anh nói: “Cu Bi không hư. Ở trường cháu học rất tốt và có nhiều bạn. Nhưng tính cách của cháu rất khác lạ, tôi không thể diễn tả được. Bà nội cháu vẫn hay gọi nó là “Bi tự cao tự đại”. Tự cao tự đại là cách nói đã có từ lâu hàm chỉ những người có nhận thức lệch lạc rằng họ rất quan trọng. Giống như cu Bi, những đứa trẻ này không ác ý, cũng không ngang bướng hay ngỗ ngược, nhưng chúng lại không khiêm tốn một chút nào. Khi bạn suy nghĩ về điều này bạn sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên. Cha mẹ ngày nay quan tâm đến con cái mình quá nhiều. Chúng ta sắp xếp công việc hàng ngày của mình dựa trên hoạt động của trẻ và thường có khuynh hướng làm cho trẻ tự đánh giá cao về mình. Ngoài ra, phim ảnh và quảng cáo trên ti vi hằng ngày đã in vào đầu trẻ những tư tưởng góp phần làm định hình tính ích kỷ của chúng: “Tất cả cho trẻ em”; “Hãy thỏa mãn cơn khát của bạn”; “Hãy có những gì bạn muốn – Bạn xứng đáng được như thế”. Những người hùng, vận động viên điền kinh, ngôi sao điện ảnh, người mẫu, nhạc sĩ, diễn viên hài là những nhân vật mà trẻ thần tượng hóa… mỗi khi xuất hiện trong quảng cáo là tỏ ra khoe khoang, đề cao sự thành công của họ, có khuynh hướng thỏa mãn nhu cầu của mình. Tất cả những chào mời đội lốt văn hóa này đã khơi dậy tính ích kỷ chỉ biết đến mình vốn có nơi trẻ. Nó tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Đa số phụ huynh không thấy rằng chính nhận thức này làm cho trẻ không những kiêu căng mà còn trở thành khoác lác, không đáng tin. Chúng cần phải biết khiêm tốn để hiểu rằng chúng chỉ là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn trong đó có nhiều người với những suy nghĩ và lối sống khác nhau, chúng được che chở bảo bọc bởi cha mẹ và những người có trách nhiệm. Những đề nghị dưới đây gợi mở một giải pháp đối với hiện tượng “ưu tiên cho con” mà trẻ thể hiện khi nó luôn giành lấy tất cả mọi thứ xung quanh. Nuôi dưỡng và phát triển lòng biết ơn Điều quan trọng là trẻ phải học biết ơn những người đã chăm lo cho mình, bắt đầu từ cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng nếu cứ nhắc đi nhắc lại việc trẻ được nhận quá nhiều từ người khác sẽ làm cho chúng mặc cảm có lỗi. Nhưng sự thật lại khác: Trẻ sẽ ít mặc cảm có lỗi một khi chúng ý thức được những may mắn mà chúng có. Trẻ cần được dạy dỗ về cha mẹ đã phải tốn nhiều công sức để có thể tổ chức được một buổi tiệc sinh nhật cho nó. Điều này giúp trẻ nhận thức rằng không có gì trong cuộc sống tự dưng có mà không cần phải cố gắng. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Hãy nói cho trẻ biết những nỗ lực mà mọi người đều phải làm để đảm bảo cho chuỗi mắt xích các hoạt động trong xã hội luôn gắn chặt với nhau như cảnh sát hướng dẫn giao thông, nhân viên vệ sinh thu gom rác, người làm vườn chăm sóc cây cảnh trong công viên bằng tất cả sự nâng niu và trân trọng. Trẻ rất thích nghe kể về những công việc như thế. Một ông bố kia kể lại rằng đứa con anh rất thán phục khi nghe kể về một chuỗi những hoạt động của những người có liên quan đến trái chuối bán trong các siêu thị: bắt đầu từ người trồng, chăm sóc và thu hoạch chuối, đến bác lái xe chở cuối từ miền quê lên các cửa hàng ở thành phố. Sau đó người bán hàng mới bày chuối lên kệ… Và tối hôm đó, đứa bé ăn trái chuối tráng miệng với tất cả hiểu biết về những khó nhọc mà mọi người đã trải qua để nó có được những trái chuối ngon lành. Hãy cho trẻ thấy bạn trân trọng vai trò của người khác trong nỗ lực góp phần vào các hoạt động của xã hội. Đôi khi người lớn chúng ta đối xử với những người phục vụ trong các cửa hiệu, nhà hàng… rất vô tình. Đấy chính là thái độ thiếu tôn trọng người khác và thường được biện minh “chẳng qua họ làm công việc họ phải làm”. Một khi bị thái độ này hằn sâu vào tư tưởng, con bạn không những kiêu căng mà còn ứng xử rất khó coi. Đừng quên cám ơn nhân viên ngân hàng, nhân viên thâu ngân của siêu thị, người bưng phở cho bạn trong quán… Hãy nhìn thẳng vào mắt, chào nói thân thiện với người thu phí cầu đường trên xa lộ và người hàng ngày giao báo, đổ rác… cho gia đình bạn. Con bạn sẽ theo đó mà bắt chước. Những cư xử hòa nhã hàng ngày của bạn sẽ tạo cơ hội cho trẻ có được sự đồng cảm đối với mọi người và từ đó nó biết rằng không một ai có khả năng sống tách biệt ra khỏi thế giới xung quanh. Hình thành thái độ biết ơn. Định sẵn khoảng thời gian thường kỳ mà bạn và trẻ có thể cùng nhau điểm lại những gì phải biết ơn. Vài phút tịnh tâm cám ơn trước bữa ăn là cách truyền thống nhiều người thường làm. Có lẽ bạn biết lúc nào trẻ ở trạng thái cởi mở nhất và sẵn sàng chia sẻ những gì chúng nghĩ. Có thể là vào giờ đi ngủ hay trên đường đi học về. Ít nhất là 2 lần mỗi tuần vào những khoảng thời gian thuận tiện, hãy nói với trẻ về thái độ biết ơn. . Sửa lỗi tự cao ở trẻ em Cha của một đứa bé sáu tuổi tâm sự rằng anh nhận thấy con mình có thái độ hơi khác nhưng không biết rõ điều gì đang xảy ra. Anh nói: “Cu Bi không hư. Ở trường. vẫn hay gọi nó là “Bi tự cao tự đại”. Tự cao tự đại là cách nói đã có từ lâu hàm chỉ những người có nhận thức lệch lạc rằng họ rất quan trọng. Giống như cu Bi, những đứa trẻ này không ác ý,. trên hoạt động của trẻ và thường có khuynh hướng làm cho trẻ tự đánh giá cao về mình. Ngoài ra, phim ảnh và quảng cáo trên ti vi hằng ngày đã in vào đầu trẻ những tư tưởng góp phần làm định