1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hãy thôi lắng nghe lại quá khứ pps

11 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 115,68 KB

Nội dung

Hãy thôi lắng nghe lại quá khứ Phần thưởng dành cho những hoạt động đóng góp không ngừng đối với giáo dục chắc chắn phải được trao cho những nhà bình luận, những người trong tháng 8 này cũng giống như hầu hết những người khác, cố gắng chứng minh rằng những kỳ thi hiện nay dễ hơn những kỳ thi trước đây. Tại sao chúng ta lại quá bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu những tiêu chuẩn thi cử ngày nay có quá cách biệt với những tiêu chuẩn của những kỳ thi cách đây 20 hoặc 40 năm hay không? Tôi chưa hề thấy một đất nước nào lại thường xuyên tự đẩy mình vào tình huống như thế. Vấn đề là phải xem xét liệu những kỳ thi hiện nay có làm được cái điều mà chúng ta kỳ vọng chúng sẽ đem lại cho đời sống bây giờ, và xa hơn nữa có thể dự đoán được những tiêu chuẩn của chúng trong tương lai. Điều này, tất nhiên, không phải để biện hộ rằng những chuẩn mực giáo dục đang tồn tại là không có vấn đề gì. Mặt khác, hệ thống thi cử cũng không phải là hoàn hảo. Nhưng chúng ta nên nhìn về tương lai, đừng quay đầu lại quá khứ. Chúng ta đang sống trong năm 2007, không phải trong những năm 1987 hay 1967. Vì vậy hãy chỉ nghĩ đến một điều: Những học sinh rời ghế nhà trường hiện nay sẽ vẫn là những người lao động của nền kinh tế đất nước những năm 2037 hoặc 2047. Họ có thể vẫn cần đến những kỹ năng xã hội, cá nhân cũng như kỹ thuật chuyên môn để đóng góp vào việc kiến tạo một xã hội tương lai 2057, khi mà chúng ta còn hy vọng họ sẽ tiếp tục cống hiến nhiều cho cuộc đời bằng một nội lực dẻo dai, năng động và đầy nhiệt huyết dù rằng đã hưu trí. Do đó, câu hỏi then chốt không phải là “những tiêu chuẩn thi cử bây giờ có tốt như ngày xưa nữa hay không?” mà là “những kỳ thi hiện tại có đáp ứng được những mục đích phát triển của đời sống hay không?” Có nghĩa là, hệ thống thi cử hiện nay có giúp cho thanh niên thích ứng được với quá trình trau dồi những tri thức và kỹ năng thiết thực đối với họ trong 40 hay 50 năm tới hay không? Và để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cần đưa ra một số dự đoán về xã hội tương lai. Điều này tưởng chừng như khá dễ hình dung theo hướng chúng ta phải đương đầu với những biến đổi nhanh chóng của thời đại, đặc biệt là những bước nhảy vọt vể kỹ thuật và rằng chúng ta sẽ luôn trong tư thế sẵn sang cập nhật những kỹ năng mới mẻ cho bản thân. Hệ thống chỉ tiêu giáo dục Phần kiểm tra bắt buộc đầu tiên trong những kỳ thi là khảo sát kỹ năng làm việc của những ứng viên, và khả năng của họ trong việc tìm kiếm, sàng lọc và lựa chọn thông tin, hơn thế nữa, kiểm tra những kiến thức cơ bản mà ứng viên tích lũy được. Điều thứ hai là người đi học phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức cá nhân. Không một ai có thể ngừng học khi vẫn ở vào lứa tuổi 16 hay 18. Hơn thế, những tri thức thu nhận thêm trong quá trình sống và học tập sẽ cần thiết hơn, thực tế hơn và khả thi hơn là những kiến thức sách vở chuyên môn đơn thuần. Tuy nhiên, họ cũng không nên từ bỏ việc tiếp tục trau dồi học thức cho mình. Vì vậy điều cuối cùng chúng ta cần là nhìn nhận lại hệ thống thi cử trong nhà trường trước kia đã tồn tại cho đến cuối những năm 1980 vốn chỉ đánh giá việc học của học sinh dựa vào việc các em vượt qua được những cuộc kiểm tra định kỳ. Hệ thống thi cử trước kia vốn chỉ quen đánh giá trình độ của học sinh thông qua những cấp độ cũ kĩ O và A nhưng vì thế mà chỉ một số ít các em được xem là có khả năng tiếp tục học lên cao. Và đa số những học sinh khác trở thành những kẻ bị loại khỏi quá trình học. Thông điệp mà các em nhận được thật đơn đơn giản: Việc tiếp tục học không dành cho các em. Liệu đó có phải là tất cả những gì chúng ta mong muốn hôm nay? “À”, nhưng tôi nghe ai đó nói “những kỳ thi cũng bao hàm yêu cầu chọn lựa những người giỏi nhất trong phần còn lại kia”. Vâng, tất nhiên, những trường cao đẳng, đại học và những nhà tuyển dụng lao động cần đến việc thi cử để giúp họ chọn ra những người xứng đáng trong những ứng viên. Nhưng điều đó không đưa đến yêu cầu rằng chúng ta phải giữ lại một hệ thống thi cử vốn đã chứa đựng nhiều yếu tố lỗi thời, trong đó những tiêu chuẩn cho trình độ A vẫn được đánh giá theo một chuẩn cứ đã tồn tại cách đây 20 năm. Ưu điểm và nhược điểm Những nhà tuyển dụng lao động và những trường đại học hiện nay hầu hết đều tìm kiếm những người thích hợp với tiêu chuẩn của mình thông qua những ứng viên có kinh nghiệm trải qua nhiều kỳ sát hạch thực tế có tính thử thách. Vì vậy vấn đề là ở chỗ phạm vi để phân biệt trình độ không phải dựa trên những tiêu chuẩn học tập đã được áp dụng cho những thế hệ trước đây. Mục đích xa hơn của những kỳ thi là giúp cho cá nhân người học nhận ra họ giỏi về lĩnh vực gì và không giỏi ở lĩnh vực gì, hay nói cách khác là giúp chỉ ra trình độ của họ tới đâu. Nếu điều này nghe có vẻ trừu tượng, vậy thì chúng ta hãy thử xem nó được thể hiện ra sao trong những trường hợp cá biệt. Hãy thử nghĩ bạn là một bậc phụ huynh. Con bạn đã học tập rất chăm chỉ để đạt được những trình độ Bs, Cs và Ds trong hệ thống GCSE. Liệu bạn có nói với chúng rằng: “Ở vào thời của cha (mẹ), cấp độ C còn có một ý nghĩa nào đó, còn bây giờ nó chẳng mấy giá trị, con nên bỏ qua nó thì hơn”. Tất nhiên là bạn không làm thế – dù đó chính là thông điệp mà chúng thường nhận được từ những trung tâm môi giới việc làm và một vài tổ chức tuyển dụng lao động nào đó. Trên hết, bạn sẽ đoán định xem liệu chúng có làm việc chăm chỉ và làm với tất cả khả năng của chúng hay không. Nếu chúng làm được như vậy, bạn hãy chúc mừng chúng và sử dụng chính sự khích lệ ấy như một cơ sở giúp chúng tiến bộ, hy vọng rằng chúng sẽ có đủ sự kiên định để tiếp tục việc học, hơn là khiến chúng bị thui chột đi tài năng bởi sự thể hiện của chúng trong quan hệ so sánh với những biểu hiện của người khác. Và bạn cũng nên xem xét những trình độ học vấn có liên quan với nhau và bước đầu cho chúng lời khuyên về những điểm mạnh lẫn yếu của chúng trong học tập. Theo đó thì ngay cả trình độ B cũng có thể được đặt trong tầm tham khảo. Chỉ dẫn Có lẽ đây chính là thời đại hướng nhiều đến các môn khoa học tự nhiên hơn là những môn thiên về nghệ thuật, hoặc là tập trung vào những môn có tính chất thiết thực và đòi hỏi năng khiếu hơn là những môn thuần túy lý thuyết chuyên môn. Cũng có thể trình độ Ds chú trọng đến Toán học và tiếng Anh. Dù trình độ đó tất nhiên đòi hỏi một sự làm việc nhọc nhằn, nhưng những trình độ kiểu này đã cho thấy sự cần thiết trong việc phát triển những kỹ năng trên, bởi vì những kỹ năng về tính toán và đọc viết sẽ rất cần thiết cho tương lai của người học. Vì vậy, những kỳ thi thực chất giúp xác định những ưu điểm và khuyết điểm, giúp đưa ra những chỉ dẫn cho việc học trong tương lai và những con đường mà người học sẽ đi. Tất cả đều xuất phát từ chính hiện tại hôm nay. Do đó, những câu hỏi băn khoăn về kết quả thi cử hôm nay so với quá khứ cũng có phần nào xuất phát từ thực tế và có chút thích hợp. Tôi cho rằng, những nhà bình luận giáo dục nên dành nhiều sự quan tâm vào việc xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục một khi họ đã đưa ra yêu cầu xây dựng một chuẩn đánh giá mới đối với chất lượng thi cử, hơn là chỉ khảo sát những kỳ thi nói chung. Bởi vì bất cứ một chuẩn đánh giá nào cũng đều cố định, không thay đổi và chúng tôi đơn giản không thể tổ chức những kỳ thi với những tiêu chuẩn cứng nhắc trong khi chúng phải là một hiện tượng cần được thay đổi theo thời gian. Nếu chúng ta muốn biết bằng cách nào các chính phủ và các hệ thống giáo dục hiện tại đang vận hành, chúng ta có thể dùng cách quan sát việc dạy học toán và chữ nghĩa rồi thực hiện một mẫu thử nhỏ, nhưng có tính đại diện, đối với việc dạy dỗ trong nhà trường nói chung ở từng năm. Điều đó đã trở thành tiêu điểm của những tranh luận về giáo dục qua nhiều năm. Nhưng dù sao, những kỳ thi dành cho học sinh vẫn rất quan trọng bởi vì: chúng vạch ra những hướng đi cho xã hội trong tương lai – cho tương lai [...]...của con em chúng ta – chứ không phải là sự lặp lại những quá khứ đã qua . Hãy thôi lắng nghe lại quá khứ Phần thưởng dành cho những hoạt động đóng góp không ngừng đối với giáo dục. chúng ta nên nhìn về tương lai, đừng quay đầu lại quá khứ. Chúng ta đang sống trong năm 2007, không phải trong những năm 1987 hay 1967. Vì vậy hãy chỉ nghĩ đến một điều: Những học sinh rời. thi hiện nay dễ hơn những kỳ thi trước đây. Tại sao chúng ta lại quá bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu những tiêu chuẩn thi cử ngày nay có quá cách biệt với những tiêu chuẩn của những kỳ thi cách đây

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w