Giúp con trở thành người tốt Nếu chúng ta muốn con thành người tốt thì cần phải dạy chúng những giá trị tốt đẹp. Thiên nhiên, văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, sách vở, báo chí, CD, những buổi du ngoạn, nghỉ hè v.v… là những cơ hội chúng ta có thể dùng để giải thích cho con cái về giá trị và cách thưởng thức cái hay, cái đẹp mà cuộc sống và con người đã tạo dựng. Hãy là người bạn tốt nhất của con Nhiều phụ huynh luôn tỏ thái độ quyền uy với con cái hơn là sự thông cảm, sẵn sàng kết tội chúng hơn là tha thứ. Với họ, chấp nhận sự thông cảm là đồng nghĩa với nhượng bộ và chịu thua. Đó chính là những bậc cha mẹ bảo thủ và “cái tôi” sĩ diện quá cao nên rất khó trở thành người bạn của con. Như vậy khoảng cách cha mẹ và con ngày càng khác biệt và trở nên quá nghiêm túc. Cha mẹ thường để ý đến lỗi lầm, khuyết điểm của con cái để dạy bảo, nhưng nếu chỉ nhìn thấy những sai trái thì lớn lên chúng không biết mình có gì đúng để phát triển. Nền móng của sự tin tưởng trong tình bạn giữa cha mẹ và con cái được xây dựng trên cơ sở tôn trọng sự tự do của nhau. La mắng, kể công và đòi hỏi thường không đem lại kết quả tốt. Cha mẹ hãy thực sự lắng nghe, khuyến khích con cái nói lên ý nghĩ và tâm tình, cho phép chúng biểu lộ cảm xúc, và đó là cách chúng ta nghe, sửa sai và đánh giá con cái. Đối với trẻ em lớn lên trong xã hội hiện đại, tư tưởng, nếp suy nghĩ và cách hành xử của cha mẹ thường bị chúng coi là lỗi thời và cổ hủ. Cha mẹ nên bỏ qua chuyện này và cứ coi con cái như những người bạn. Nên nhập cuộc với con trong một số hoạt động, chẳng hạn tham dự vào sinh hoạt nhà trường của các con, dành thời giờ để cùng học hỏi và chơi đùa với chúng. Nếu không thể tham dự các trò chơi thể thao của con thì ít nhất cha mẹ phải là khán giả trung thành nhất trên khán đài. Không có gì phát triển sự liên hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái bằng sự gần gũi thân thiện cả. Dạy con về tình thương và sự chia sẻ Chúng ta không nên dạy trẻ nhìn nhận con người phiến diện, bề ngoài theo kiểu đánh giá kẻ khác bằng dung mạo, chức vị và tài sản của họ. Khi con còn nhỏ, không nên dạy con chiếm đoạt hay sở hữu đồ đạc một cách ích kỷ, hãy dạy chúng biết chia sẻ từ đồ chơi đến cái bánh cái kẹo, đôi khi dám chấp nhận sự thiệt thòi để cảm thông với những người bạn kém may mắn hơn. Tuỳ tuổi tác của trẻ mà đưa con đến thăm viếng người ốm hay người thân không may gặp nạn để các em hiểu được những giá trị về tình thương, về sự chia sẻ, cảm thông… Cha mẹ nên sống và làm gương cho con bằng cách cư xử với người khác một cách chân thành, đừng bao giờ coi ứng xử như một phương tiện để lợi dụng người khác. Bởi lẽ bất cứ hành động nào của cha mẹ trước mặt con cái đều dạy chúng về một cách đối xử. Định hướng cho con những giá trị cuộc sống Nếu chúng ta muốn con thành người tốt thì cần phải dạy chúng những giá trị tốt đẹp. Thiên nhiên, văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, sách vở, báo chí, CD, những buổi du ngoạn, nghỉ hè v.v… là những cơ hội chúng ta có thể dùng để giải thích cho con cái về giá trị và cách thưởng thức cái hay, cái đẹp mà cuộc sống và con người đã tạo dựng. Cần quan tâm đến con cái khi chúng ở nhà một mình với ti vi, computer, đặc biệt là với game hay internet. Những phương tiện này cần được kiểm soát vì trẻ rất dễ lạm dụng. Những trẻ em quá được thả lỏng khi lớn lên dễ coi thường luật pháp và coi thường người khác. Những em được chăm sóc quá cẩn thận khi lớn lên lại không biết cách đối phó với đời. Khi con đã lớn, cha mẹ nên cùng các con thỏa thuận các quy tắc, ví dụ giờ đi ngủ, giờ về nhà ban đêm… Cần giúp các em suy nghĩ về hành động và hậu quả phù hợp với lứa tuổi của chúng. Khi một hành động cần bị trừng phạt, hình phạt ấy phải xứng với hành động. Ví dụ, các em phá vườn tược của hàng xóm thì hình phạt xứng hợp là phải trồng lại cây cối cho người ta. Nên nhớ giá trị không thể có đươc một sớm một chiều, nhưng khi có rồi thì lại bền vững. Đừng tuyệt vọng khi thấy những hành động lố bịch của con và tránh la lối quá đáng khi chúng phạm lỗi. Giá trị tốt không có nghĩa là bắt chúng phải hoàn hảo. Quan tâm tới lối sống của con cái bên ngoài gia đình Nên mạnh bạo khuyến khích con cái hòa nhập với bạn bè và các hoạt động xã hội. Sinh hoạt trong các đoàn, hội là cách tốt nhất để rèn luyện các em trong lĩnh vực này. Sự hòa nhập trong các sinh hoạt đoàn thể sẽ giúp con cái chúng ta có tinh thần tập thể, tính đồng đội, kỹ năng làm việc nhóm và trách nhiệm. Những chương trình sinh hoạt lành mạnh và hướng thiện như trại hè, sinh viên tình nguyện… giúp con cái chúng ta có cơ sở tốt về nếp sống văn hóa trong tương lai. Cha mẹ cũng nên giới thiệu cho con em những tấm gương sống đẹp của những người xung quanh và khuyến khích chúng học tập những giá trị đó. Ví dụ bạn có thể nói rằng, “Gia đình đó ai cũng làm việc chăm chỉ”, hay “Bác ấy dành rất nhiều thì giờ cho con cái”, “Bác ấy là người lãnh đạo biết lo lắng cho dân”… Nên nhớ bạn cũng phải sống theo những giá trị đó trong khi khuyến khích con cái noi gương. . Giúp con trở thành người tốt Nếu chúng ta muốn con thành người tốt thì cần phải dạy chúng những giá trị tốt đẹp. Thiên nhiên, văn chương, âm nhạc,. cho con cái về giá trị và cách thưởng thức cái hay, cái đẹp mà cuộc sống và con người đã tạo dựng. Hãy là người bạn tốt nhất của con Nhiều phụ huynh luôn tỏ thái độ quyền uy với con. cao nên rất khó trở thành người bạn của con. Như vậy khoảng cách cha mẹ và con ngày càng khác biệt và trở nên quá nghiêm túc. Cha mẹ thường để ý đến lỗi lầm, khuyết điểm của con cái để dạy