1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Lời nói chẳng mất tiền mua ppsx

4 762 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 125,84 KB

Nội dung

Lời nói chẳng mất tiền mua Dù bạn không muốn, nhưng những câu nói vô tình của bạn lại làm tổn thương con trẻ. Lúc nóng giận, bực bội, bạn vô tình thốt ra những lời nói nặng nề (dù bạn không nghĩ là như thế). Cũng có khi bạn tự nhủ: “Ôi bọn con nít, muốn nói gì thì nói. Không hơi đâu mà lựa lời”. Thật ra, mỗi lời bạn nói đều tác động đến suy nghĩ, tâm hồn và hành động trẻ thơ. Để hạn chế tổn thương cho con cái, các nhà tâm lý khuyên bạn nên chọn những cách nói nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến: “Con lại làm đổ nước ra đầy nhà rồi phải không?” Vì sao không nên? Câu hỏi này làm bé xấu hổ, và không có tác dụng khuyến khích bé làm tốt hơn. Bé sợ hãi, thiếu tự tin đối với bất cứ việc gì. Nên nói: “Giúp mẹ lau khô chỗ này đi. Lần sau nhớ cẩn thận nha cưng!”. “Đã nói là không được vứt khăn ướt lên giường rồi mà…” Vì sao không nên? Trẻ không thể nhớ tất cả những gì người lớn nhắc nhở. Vì thế, vụng về là tất yếu. Nếu bị mắng, trẻ sẽ mặc cảm rằng mình chẳng thể làm gì ra hồn. Nên nói: “Nhớ treo khăn ướt ở nhà tắm nghe con”. “Anh Hai vẽ đẹp ơi là đẹp. Con phải cố gắng để vẽ giỏi như anh ấy đi chứ” Vì sao không nên? Sự so sánh cho hiệu quả ngược lại điều bạn muốn. Bé sẽ mặc cảm, thất vọng, oán ghét anh nó. Nên nói: “Con học giỏi Toán nhưng hình như con không thích môn vẽ lắm phải không? Để mẹ nhờ cô giáo giúp con nhé!”. “Con thật là vô tích sự. Chẳng dọn dẹp, còn làm bừa bộn thêm” Vì sao không nên? Chỉ trích thô bạo cũng có nghĩa là ngăn cản mọi động cơ thúc đẩy bé cố gắng để thành công. Nên nói: “Nào, mau giúp mẹ dọn và lau bàn ăn đi, bé cưng”. “Con luôn luôn làm mẹ phải bực mình” Vì sao không nên? Các câu la mắng bắt đầu bằng “con” luôn mang tính chất buộc tội. Nên bảo: “Con làm thế, mẹ rất buồn”. Cho bé biết cảm giác của bạn nghĩa là tác động vào tình cảm. “Lại đái ra giường rồi! Đây vào nhà vệ sinh có mấy bước cũng sợ!’ Vì sao không nên? Trẻ thường sợ bóng tối, mưa gió, sấm chớp… Chúng cần được cảm thông. Nên nói: “Sợ gì hả con, nói mẹ nghe nào! Mẹ đi cùng con vào nhà vệ sinh nghe”. Nếu trót xúc phạm con trong cơn nóng giận, sau đó bạn nên ân cần: “Mẹ xin lỗi, mẹ không cố ý nói thế”. Không chỉ xoa dịu tự ái của trẻ, đây còn là bài học cơ bản dạy trẻ biết xin lỗi sau khi làm người khác phiền lòng. . Lời nói chẳng mất tiền mua Dù bạn không muốn, nhưng những câu nói vô tình của bạn lại làm tổn thương con trẻ. Lúc nóng giận, bực bội, bạn vô tình thốt ra những lời nói nặng nề. nghĩ là như thế). Cũng có khi bạn tự nhủ: “Ôi bọn con nít, muốn nói gì thì nói. Không hơi đâu mà lựa lời . Thật ra, mỗi lời bạn nói đều tác động đến suy nghĩ, tâm hồn và hành động trẻ thơ. Để. thông. Nên nói: “Sợ gì hả con, nói mẹ nghe nào! Mẹ đi cùng con vào nhà vệ sinh nghe”. Nếu trót xúc phạm con trong cơn nóng giận, sau đó bạn nên ân cần: “Mẹ xin lỗi, mẹ không cố ý nói thế”.

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w