Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng potx

10 244 0
Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng Nhiều phụ huynh đang đối mặt với tình huống nan giải khi trẻ tuyên bố: “Con sẽ nghỉ học!”. Họ vắt tay lên trán: Tương lai con sẽ ra sao? Giận dữ, la mắng, khóc, buồn hay năn nỉ, dỗ ngọt… là những tình huống mà hầu hết bố mẹ nào rơi vào hoàn cảnh này đều trải qua. Bố mẹ làm việc vất vả với mong muốn lo cho con ăn học thành tài. Tuy nhiên, bọn trẻ đáp lại công lao khó nhọc của bố mẹ bằng thái độ dửng dưng chỉ biết hưởng thụ và sao lãng học hành. Đứa con không màng đến tương lai Với một số bố mẹ mải lo kinh doanh, buôn bán… tất cả sự quan tâm đến con cái đều qui ra tiền! Chính đó là điểm khởi đầu cho rất nhiều trường hợp hư hỏng của con cái. Cũng từ đây, con trẻ không hiểu được tầm quan trọng của việc học cũng như ý thức về tương lai của mình. Có một thực tế đang diễn ra ở những thành phố lớn là nhiều học sinh con nhà khá giả bỏ học vì không thích học nữa. Đó là trường hợp của Nguyễn Minh Nhựt, 15 tuổi, học lớp 9 tại một trường trung học phổ thông ở Q.2, TP. HCM. Trước đây, Nhựt rất ngoan, học hành chăm chỉ và luôn là học sinh giỏi. Mọi chuyện chỉ tồi tệ đi khi Nhựt bắt đầu học lớp 8. Bố mẹ là chủ vựa vật liệu xây dựng nên lo cho Nhựt chẳng thiếu thứ gì. Đi học có tiền rủng rỉnh trong túi, Nhựt sa đà vào trò chơi điện tử và yêu sớm. Cậu bé thường xuyên bỏ học, đón taxi cùng người yêu du lịch tận Vũng Tàu và các khu giải trí. Vừa qua, chị Nguyễn Như Mai, 38 tuổi, mẹ của Nhựt đi họp phụ huynh về và rất giận dữ. Chị ném sổ liên lạc vào mặt con khi cậu bé đang nằm gác chân xem ti -vi: “Mày học hành như thế hả. Tổng cộng trung bình các môn có 4,0. Cô giáo nêu tên mày nhiều tội lắm, làm xấu hổ mặt tao đi họp!”. Nhựt vùng ngồi dậy và trả treo: “Thì con đã nói với mẹ là con không muốn học nữa mà. Kỳ này nghỉ Tết, sẵn tiện con nghỉ học luôn. Nhà mình giàu thế này, học nhiều cũng chẳng để làm gì. Con đang muốn lấy vợ đây!”. Chị Mai sững người. Đỉnh đầu chị nóng như bốc khói, chị xông đến kéo tai thằng con trai đang đứng cao hơn mình một cái đầu và ghì xuống, tay kia vả vào mặt mấy cái. Thấy hai mẹ con ẩu đả, chồng chị xông vào can ngăn. Thấy con ngồi xuống, nhìn bố mẹ bằng ánh mắt hằn học, chị òa khóc: “Vợ chồng tôi nai lưng làm lụng, xây dựng cơ ngơi với mong muốn sau này để dành cho cậu. Vậy mà bây giờ cậu trả công ơn dưỡng dục cho cha mẹ như thế đấy hả?”. Giải pháp nào khi con trở chứng Cả cái Tết, vợ chồng chị gần như không màng đến cái gì. Chị nghĩ cách dùng lời ngon ngọt dỗ dành con đi học trở lại. Trong khi đó, anh Bình hết phân tích cho con hiểu đến dọa nạt nhưng Nhựt vẫn khăng khăng ý định bỏ học. Khác với trước kia, học sinh đòi bỏ học vì gia cảnh nghèo khó, bố mẹ bất lực nhìn con thất học vì không có tiền đóng học phí. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng lại bất lực chứng kiến con mình thất học vì không có ý chí học hành. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà, công tác tại trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho biết:: “Ngày càng có nhiều cuộc gọi điện thoại của các bậc phụ huynh than vãn về chuyện con sao lãng học hành. Phổ biến nhất vẫn là chứng nghiện game, yêu sớm, ham chơi, thích đàn đúm… Nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại con trở thành kẻ xấu do không học đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến thất nghiệp. Khi trưởng thành, chúng ăn bám bố mẹ, anh chị và nảy sinh nhiều thói hư tật xấu khác”. Trong các trường hợp trẻ bỏ học, một phần nguyên nhân là do bố mẹ không hiểu tâm lý của trẻ ở độ tuổi vị thành niên thường biến đổi phức tạp. Để con cái không đi tới chỗ nghỉ học giữa chừng rồi lêu lổng, chơi bời, bố mẹ cần phải gần gũi, theo dõi việc học của con để khuyên răn kịp thời. Chị Hồng Hà nhận định, có rất nhiều trẻ em rơi vào tình trạng “không thích làm con nhà giàu” bởi nhiều em cho rằng làm “con nhà nghèo” được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Con trẻ chỉ dễ dàng uốn nắn ở khoảng dưới mười tuổi. Lớn hơn, chúng đã biết phản kháng. Nếu bố mẹ đánh mắng hoặc dọa đuổi ra khỏi nhà, trẻ sẽ tự ái và bỏ đi ngay. Như trường hợp của em Nhựt, do bố mẹ phát hiện con mình hư quá muộn nên lời khuyên răn chỉ mang tính chữa cháy. Việc Nhựt bỏ học trước sự bất lực của bố mẹ là điều tất yếu. Do đó, lời khuyên cho trường hợp này là bố mẹ không nên nhún nhường cũng như tiếp tục chiều chuộng bằng vật chất cho con. Hãy chỉ cho con thấy rằng chúng may mắn hơn những bạn đồng trang lứa khác vì kế mưu sinh mà không thể đến trường. Với những đứa con trở chứng bỏ học, bố mẹ không nên xuống nước dỗ ngọt con đi học trở lại vì chúng sẽ nghĩ đi học là “ban ơn” cho bố mẹ. Trường hợp cụ thể, hãy nói với con rằng: “Trong nhà này ai cũng phải lao động và đi học cũng là một nghĩa vụ. Nếu con không muốn đi học thì phải đi làm. Tuy nhiên, con còn nhỏ chưa đến tuổi lao động dù có nghỉ học cũng phải đi học bổ túc. Thế nên chuyện nghỉ học giữa chừng là không thể”. Để con trẻ tin vào điều đó, bố mẹ phải là người quan tâm đến những nhu cầu thật sự của con trẻ. Hãy cho trẻ biết bố mẹ làm lụng vất vả là để con được đi học, được làm người chứ không phải để tiền lại cho con. Bố mẹ cần hành động như đưa con đi và tận mắt chứng kiến hoàn cảnh những đứa trẻ nghèo nhưng hiếu học. Cách làm này có thể giúp trẻ ngộ ra tầm quan trọng của việc học đối với tương lai bản thân. Từ đó, trẻ sẽ tự nguyện quay trở lại chuyên tâm học tập. Coi chừng giải pháp gây phản tác dụng Một lời khuyên giành cho bố mẹ là đừng bao giờ dùng kỷ luật sắt, ép buộc con quay trở lại học tập, bởi vì kết quả sẽ không như bạn mong muốn. Có thể trẻ sẽ quay lại học nhưng bằng thái độ miễn cưỡng, trẻ học vì bị ép buộc. Như trường hợp của Hồ Minh Huy,17 tuổi, nhà ở Q.5, TP. HCM, đòi bố mẹ cấp vốn khi đã chán học. Bố Huy là anh Hồ Văn Xuân, 57 tuổi, hiệu phó một trường Đại học tại TP. HCM. Nhà chỉ có hai con nên bố mẹ Huy xem việc học của các con là quan trọng nhất. Đứa con trai đầu của họ đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Còn Huy là con út nên được bố mẹ o bế và kỳ vọng con sẽ học đến thạc sĩ, tiến sĩ, làm ông này bà nọ vì bản chất lanh lợi, thông minh bộc lộ từ bé. Thế nhưng, mong đợi đó của vợ chồng anh Xuân khó thành sự thật khi Huy bỗng dưng trở chứng. Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, Huy bỏ nhà đi bụi hai ngày. Trong khi bố mẹ còn chưa hết bàng hoàng về việc đứa con ngoan bỗng chốc thành “ngựa chứng” thì Huy thông báo: “Con chán học lắm rồi, con không đi học nữa đâu. Bố mẹ lúc nào cũng bắt con học, con không chịu nổi nữa”. Bố mẹ chưa kịp khuyên giải, cậu đã tiếp tục nói ngang: “Đâu phải ai không học đại học cũng chết đói đâu! Con sẽ đi buôn bán!”. “Thế con định buôn bán gì?”. “Con sẽ học sửa điện thoại và buôn bán điện thoại. Bố mẹ tìm cách cho con một số vốn đi”. “Đồ điên rồi”, đó là cách anh Xuân phản ứng khi nghe những lời trên của con. Sau đó, anh ép buộc con đi học vì lo nó làm mất mặt gia đình. Hàng ngày, mẹ chở Huy đến trường và dặn dò thầy giám thị kiểm tra. Về nhà, anh Xuân đích thân kiểm tra bài vở của Huy. Trước sự kiiểm soát gắt gao của bố mẹ, Huy đến lớp học và thi với thái độ miễn cưỡng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh chị lo giấy tờ và “đẩy” Huy sang Úc du học với mong muốn môi trường học ở nước tiên tiến sẽ giúp con có động lực học tập. Thế nhưng, kỳ nghỉ hè năm 2008, Huy xách hành lý về nhà hết nằm ườn lại tụ tập bạn bè chơi bời. Khi bố mẹ hỏi chừng nào Huy trở về Úc nhập trường, cậu tuyên bố: “Con về nước luôn. Nhà mình giàu thế này nên con chẳng phải học nhiều làm gì. Bố mẹ thấy đó, qua xứ người học hành khổ biết bao nhiêu. Bố mẹ muốn con mình sống cực khổ nơi xứ người sao? Ở nhà sướng hơn!”. Đến nước này, anh chị Xuân đành buông xuôi bất lực trước “ngựa chứng”. Thế là đi tong số tiền hơn nửa tỷ đồng mà vợ chồng anh Xuân lo cho Huy. Lạt mềm nhưng buộc chặt Câu hỏi lớn của các bậc bố mẹ là: “Làm thế nào để con thoát khỏi những ý nghĩ sai lầm của tuổi mới lớn?”. Để tìm được lời giải đáp và giải pháp cho tình huống trên thật không dễ dàng chút nào. Những bậc làm cha làm, nhất là người bận rộn kinh doanh, cần hết sức quan tâm đến chuyện học hành, sinh hoạt của con ngay từ nhỏ. Bố mẹ phải dành nhiều thời gian gần gũi, tìm hiểu, chăm sóc con cái. Bạn không thể vì công việc mà bỏ quên con cái bởi mọi chức vụ đều dễ dàng tìm được người thay thế, nhưng thiên chức làm bố mẹ thì không thể. Có câu nói: “Lạt mềm buộc chặt”, điều này có nghĩa khi con bỏ học, bố mẹ cần tìm nguyên nhân và có giải pháp mềm mỏng để uốn nắn con đi vào quĩ đạo mong muốn. Chú ý là con bạn sẽ không làm theo 100% như bạn mong muốn, nhưng sẽ lôi kéo được con nhận ra học tập là điều quan trọng bậc nhất để có một tương lai tươi sáng, công việc tốt và cơ hội thăng tiến, khiến bố mẹ tự hào… Trong trường hợp con vẫn giữ lập trường nghỉ học, bố mẹ có thể đồng ý nhưng ra điều kiện: “Con phải tự nuôi thân thì bố mẹ mới cho nghỉ học”. Sau đó, bạn tìm việc làm phù hợp với khả năng để trẻ lao động và biết quý trọng đồng tiền cũng như việc học. Sau một thời gian bươn chải, tự khắc con bạn sẽ nhận ra việc bố mẹ chấp nhận vất vả cho con đi học là để con có tương lai tốt đẹp. . Nỗi lòng cha mẹ có “ngựa non” trở chứng Nhiều phụ huynh đang đối mặt với tình huống nan giải khi trẻ tuyên bố:. dưỡng dục cho cha mẹ như thế đấy hả?”. Giải pháp nào khi con trở chứng Cả cái Tết, vợ chồng chị gần như không màng đến cái gì. Chị nghĩ cách dùng lời ngon ngọt dỗ dành con đi học trở lại. Trong. khó, bố mẹ bất lực nhìn con thất học vì không có tiền đóng học phí. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng lại bất lực chứng kiến con mình thất học vì không có ý chí

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan