1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Học làm thầy để hiểu thầy ppt

4 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 100,61 KB

Nội dung

Học làm thầy để hiểu thầy Bị giáo viên khiển trách khi không làm bài tập ở nhà, không thuộc bài, nghịch ngợm, xem truyện tranh trong giờ học… các cô cậu học sinh luôn cảm thấy thầy cô sao khó khăn quá, lúc nào cũng muốn "bới móc" khuyết điểm của mình. Để học sinh thấu hiểu tấm lòng và nỗi cực nhọc của thầy cô, Trường tiểu học Tần Lĩnh (Trịnh Châu, Trung Quốc) đã triển khai chương trình "học sinh làm thầy giáo". Trong những tiết học này, các học sinh sẽ tự mình chuẩn bị giáo án, giảng bài, chấm bài, xử lý mọi công việc trong lớp học… như một giáo viên thực thụ. Gọi cả thầy giáo trả bài Lý Khuê Thành, học sinh lớp 5/1, được vinh dự chọn là học sinh đầu tiên đóng vai thầy giáo. Gần đến giờ học, "thầy Lý” đeo micro, tay cầm sách giáo khoa, thở một hơi thật sâu lấy bình tĩnh, rồi bước vào lớp. Học sinh đứng nghiêm chào thầy giáo. "Hôm nay chúng ta học bài số 3", Lý đã thể hiện tác phong rất bài bản như một thầy giáo thực thụ, cũng rất nghiêm nghị khi lớp mất trật tự, giảng bài rất cẩn thận theo trình tự học từ mới trước rồi làm bài tập sau, cuối cùng là kiểm tra học sinh có hiểu bài không. Giờ giảng bài trôi qua 10 phút, "thầy Lý” nhìn khắp lượt học sinh, kêu từng em đứng lên đọc từ mới, từng em từng em lần lượt đứng lên. Đến lượt cuối cùng là thầy giáo dạy văn Trương Tân Linh: "Mời thầy Trương trả bài", và thầy Trương đã đứng lên thực hiện nhiệm vụ làm "học trò” của mình. Trong giờ ra chơi, bốn cậu học sinh lớp 5/1 dùng đậu tương chơi trò ném đạn, vứt đậu vương vãi xuống sàn nhà, lớp học loạn xị cả lên, thế là có bạn đi mách với "thầy Lý”. "Các em có biết vứt đậu lung tung ra sàn lớp sẽ làm người khác trượt té không? Bốn em theo tôi lên văn phòng" – thầy Lý lên giọng. Một trong bốn cậu học trò lầm bầm: "Nhiều chuyện". "Nhiều chuyện là thế nào? Các em học bài "Trồng lúa" rồi chứ? Hãy học thuộc lòng bài này cho tôi". Sắc mặt "thầy giáo Lý” tỏ vẻ giận dữ và kiên quyết. Bốn cậu bạn học nghịch ngợm đành phải ngoan ngoãn chịu phạt, ngồi tại văn phòng học thuộc bài "Trồng lúa" để hiểu bài học yêu quí lương thực hơn. Thấu hiểu thầy cô Hết giờ ra chơi lớp tiếp tục học, khi thầy giảng bài, phía dưới học trò lại mất trật tự, nói chuyện riêng, đọc truyện tranh… không chú ý nghe giảng, "thầy Lý” bắt đầu căng thẳng, mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo. "Ở trên này tôi có thể thấy hết các em đang làm gì đấy" – Lý Khuê Thành nghiêm mặt lên tiếng và tiếp tục bài giảng, nhưng các bạn học sinh dường như không chú ý đến lời nhắc nhở của thầy! "Thầy giáo chắc đã rất giận khi em lên lớp làm việc riêng, không chú ý nghe giảng bài, giống như tâm trạng của em khi đứng trên bục giảng. Rất giận, rất muốn trách các bạn ấy nhưng vì ngại nên em không làm được" – cậu bé bày tỏ chững chạc. "Bình thường, em cảm thấy thầy cô lúc nào cũng thích phê bình em, nêu đủ thứ tật xấu của em ra. Bây giờ em đã hiểu khi làm thầy giáo cũng sẽ phải như vậy thôi" – Lý Khuê Thành kết luận. Phòng học không nóng chút nào, nhưng từ bục giảng bước xuống mồ hôi Lý ướt đẫm lưng. Học sinh Lý chắc hẳn đã có bài học thực tiễn về nỗi nhọc nhằn của thầy cô và sẽ ý thức phải ngoan hơn trong những giờ học tới. . Học làm thầy để hiểu thầy Bị giáo viên khiển trách khi không làm bài tập ở nhà, không thuộc bài, nghịch ngợm, xem truyện tranh trong giờ học các cô cậu học sinh luôn cảm thấy thầy. điểm của mình. Để học sinh thấu hiểu tấm lòng và nỗi cực nhọc của thầy cô, Trường tiểu học Tần Lĩnh (Trịnh Châu, Trung Quốc) đã triển khai chương trình " ;học sinh làm thầy giáo" quyết. Bốn cậu bạn học nghịch ngợm đành phải ngoan ngoãn chịu phạt, ngồi tại văn phòng học thuộc bài "Trồng lúa" để hiểu bài học yêu quí lương thực hơn. Thấu hiểu thầy cô Hết giờ

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN