Dẹp bỏ cái tôi Vợ chồng không hiểu nhau, con cái và cha mẹ không tìm được tiếng nói chung, anh chị em ruột mâu thuẫn, đôi lúc chỉ vì mỗi người quá đề cao cái tôi của mình. Để gia đình thuận hòa, mỗi người cần biết hạn chế thậm chí là dẹp bỏ hẳn cái tôi. 1. Đôn đốc tình cảm Trong cuộc sống hiện đại, con người có rất nhiều mối bận tâm nhưng cũng có rất nhiều thú vui. Bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu thời gian để sống, để làm việc và cả để thư giãn, thụ hưởng. Tình cảm gia đình đối với bạn vẫn quan trọng. Tuy nhiên, có thể trong những giai đoạn nhất định, bạn bị cuốn hút vào công việc vào những thứ khác mà sao nhãng thiếu quan tâm đến mọi người. Chẳng cần phải ép buộc bản thân, bạn hãy tự hỏi: Ai là người quan trọng nhất? Ai là những người có thể chia sẻ cả khi thành công cũng như khi thất bại? Ai là người sẽ đi theo bạn suốt cả cuộc đời để chia sẻ mọi thứ? Đừng bao giờ nghĩ rằng những người trong gia đình có nghĩa vụ phải quan tâm, yêu thương và lo lắng cho bạn còn bạn đối xử với họ thế nào cũng được. Hãy yêu thương và quan tâm đến mọi người, bạn sẽ được nhận lại những tình cảm tương tự. 2. Lấy gia đình làm trọng Công danh, tiền bạc… chẳng có thứ gì là vĩnh cửu, chỉ có tình yêu thương giữa những người trong một gia đình là chắc chắn sẽ còn mãi. Bạn hãy tỉnh táo để ưu tiên cho những gì là cần nhất đối với chính bản thân mình. Đừng bao giờ đặt gia đình xuống hàng thứ yếu để chạy theo tham vọng. Cho dù bạn thỏa mãn tham vọng của mình, nhưng tất cả sẽ là vô nghĩa nếu bạn cô đơn. Nhiều người chỉ biết lắng nghe những đòi hỏi của bản thân, đặt tham vọng của riêng mình lên trên hết. Họ còn bao biện cho chính mình rằng, thành công của mình cũng là thành công của cả gia đình. Thực tế thì không hẳn như vậy. Bạn có thể hy sinh cho gia đình, nhưng đừng bắt gia đình hy sinh cho riêng bạn. 3. "Công tư" rạch ròi Dẹp bỏ cái tôi không có nghĩa là bạn hy sinh bản thân mình một cách không cần thiết, không có nghĩa là bạn phải quên đi bản thân mình. Với những nhu cầu cần thiết, chính đáng bạn vẫn cần thực hiện. Với những hoài bão ước vọng của bản thân, bạn vẫn nên phấn đấu. Tùy từng thời điểm, bạn cần có sự điều hòa và ưu tiên cho những mục tiêu nhất định. Hạnh phúc là sự hài hòa giữa thành công của bản thân mình và sự yên ấm của cả gia đình. Vẫn biết rằng điều này luôn khó thực hiện, nhưng con đường đi đến hạnh phúc, thành công chưa bao giờ dễ dàng, đơn giản. 4. Tha thứ và rộng lượng Không có gì khó khăn hơn là phải tha thứ cho ai đó. Nhưng nếu bạn không thể làm với người đời thì bạn vẫn có thể làm cho những người trong gia đình bạn. Đã là con người không ai toàn vẹn. Chính vì thế, đừng bao giờ cố chấp với khiếm khuyết của người khác. Hãy biết tha thứ, rộng lượng với họ, vì điều đó cũng đồng nghĩa là bạn sẽ nhận được sự tha thứ từ những người khác khi bạn mắc sai lầm. Thông thường trong gia đình, mâu thuẫn hay xảy ra không phải do những thiệt hại mà do sự tự ái. Bạn cảm thấy bị người khác coi thường và bạn "làm cho ra nhẽ". Tuy nhiên, rất có thể bạn đang làm nghiêm trọng hóa vấn đề. Hãy biết tha thứ, vì đấy là những người thân yêu nhất của bạn. 5. Học… cách sống Nghe có vẻ quá xa xôi và khó thực hiện. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng thể nào có một gia đình hạnh phúc cũng như bản thân bạn thấy thoải mái, vui vẻ nếu bạn không học hỏi và tìm thấy một triết lý sống đúng đắn. Thực tế cho thấy, mỗi người không chỉ có những nhu cầu vật chất tầm thường mà còn có nhu cầu về mặt tinh thần. Khi nào bạn chưa tìm thấy cho mình một triết lý sống đúng đắn, bạn không thể sống tốt cho bản thân cũng như cho mọi người. . Dẹp bỏ cái tôi Vợ chồng không hiểu nhau, con cái và cha mẹ không tìm được tiếng nói chung, anh chị em ruột mâu thuẫn, đôi lúc chỉ vì mỗi người quá đề cao cái tôi của mình đề cao cái tôi của mình. Để gia đình thuận hòa, mỗi người cần biết hạn chế thậm chí là dẹp bỏ hẳn cái tôi. 1. Đôn đốc tình cảm Trong cuộc sống hiện đại, con người có rất nhiều mối. đình, nhưng đừng bắt gia đình hy sinh cho riêng bạn. 3. "Công tư" rạch ròi Dẹp bỏ cái tôi không có nghĩa là bạn hy sinh bản thân mình một cách không cần thiết, không có nghĩa