1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Áp đặt dẫn đến... nổi loạn! pptx

4 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 110,33 KB

Nội dung

Áp đặt dẫn đến nổi loạn! Một đứa trẻ hư, quậy phá, người ta thường đổ lỗi “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Rồi khi đứa trẻ bỏ học, người ta lại đổ lỗi cho giáo dục. Với nhiều năm làm nghề dạy học, tiếp xúc với nhiều lớp học trò, tác giả – một nhà giáo – nghiệm ra rằng có những sự thực đầy chua xót. Các em hư vì sao? Đi tìm câu trả lời không đơn giản. Hy vọng những trường hợp dẫn chứng dưới đây sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó. Những chuyện… kỳ cục! Minh T., trong giờ học thường hay quậy phá nhưng một buổi sáng, nhìn em đưa mắt mông lung ra cửa, tôi đến gần hỏi: “Sao em không ra chơi với các bạn? Giờ học thì giỡn, giờ chơi thì ngồi trầm ngâm”. Em quay lại cười: “Lúc nãy cô bảo em chỉnh âm thanh, em đứng ngây người ra. Không phải em không muốn giúp cô mà vì em không biết bấm cái remote”. Điều em vừa nói khiến tôi giật mình, chẳng lẽ ở thế kỷ 21, một học sinh cấp 3, ở TP lại không biết cái remote? Minh T. kể, trong nhà, ba mẹ không mua sắm bất cứ một phương tiện giải trí nào. Em không được nghe nhạc, không được xem ti vi quá 22 giờ. Từ 21 giờ 30, em phải lên giường ngủ, tủ đựng ti vi bị khóa lại. Suốt ngày, em chỉ biết học và học. Quần áo em cũng không được mặc theo ý mình. Tại trung tâm ngoại ngữ – nơi em học, các bạn đều diện những bộ đồ thời trang tuổi teen, còn em mặc xà lỏn, áo sơ mi kín cổ, mang dép. Em nổi loạn bằng cách không thèm học, vào lớp quậy phá. Giáo viên chủ nhiệm than phiền, em bị đòn. Mẹ trút giận bằng cách dồn em vào góc tường, dùng roi mây đánh tới tấp vào người. Có lần đau quá, em đẩy cây roi ra khiến mẹ em lảo đảo. Thế là mẹ đi nói khắp xóm, nói với dòng họ rằng em đánh lại mẹ! Các cô cậu đều mắng em là bất hiếu. Tôi lặng người nhớ lại hoàn cảnh từng học sinh mà nhà trường, gia đình chụp lên đầu hai từ “cá biệt”. Minh H.,16 tuổi, nổi tiếng với việc đánh cậu đổ máu. Gặp em, nghe kể chuyện mới biết cậu em đi vũ trường, đeo những sợi dây bằng ngón tay cái, ăn mặc dị hợm… Thế mà cậu ấy lại đánh em khi thấy em đeo sợi dây thời trang của tuổi teen. Tức quá, em đánh lại. Thế là cậu vào bệnh viện, cháu bị còng lên trụ sở công an phường! Còn Phong, bỏ học từ đầu lớp 12, thì ba mẹ sợ hư không cho nghe nhạc. Xem ti vi, đoạn nào người ta hôn nhau, ba mẹ bắt em nhắm mắt lại. Rồi như quả bom nổ giữa sân trường, em khiến một cô bé có bầu! Giờ Phong phải bán bắp nướng ở lề đường để nuôi “vợ con”. Trút giận chứ không phải giáo dục Thanh M. là học sinh giỏi của tôi những năm lớp 6, 7. Lên lớp 8, em học hành sa sút hẳn rồi bỏ học. Em tâm sự rằng bố mẹ làm ăn thua lỗ và làm chuyện gì đó không hay ngoài xã hội. Về nhà, hễ có chuyện xảy ra như bể bình bông, em bé bị té… không hỏi trước sau, bố mẹ cứ đè em ra đánh. Có lần chỉ vì để cặp kính bơi nhầm chỗ, em bị bố đánh bầm tay chân… Bất mãn, lỳ đòn, em không thèm học, bỏ nhà đi hoang. Đức H., 15 tuổi, cao 1,7 m, đã nắm tay mẹ bẻ ngoặt ra sau lưng khi em thấy mẹ tát tới tấp vào mặt đứa em gái 5 tuổi của mình. Tôi hỏi, em trả lời: “Mặt em gái em toàn xương, mẹ đánh thế hôm sau bị sưng lên, mẹ có vào trường đâu để biết bạn bè trêu chọc nó thế nào”. Ngăn cấm, áp đặt… có phải là biện pháp tốt để con cái nên người không? Tại sao các bậc phụ huynh không đặt mình vào vị trí của con cái? Chúng cũng muốn ăn mặc thời trang, cũng muốn xem phim, nghe nhạc để phát triển tâm hồn, nâng cao cảm xúc. Vậy mà cứ bắt các em sống, suy nghĩ như những cụ ông, cụ bà bốn năm chục tuổi. Có em học sinh còn kể tôi nghe rằng mỗi khi được ba mẹ chở đi quán ăn, em không muốn chút nào. Em thích ăn ớt, ở nhà không có ớt, ra ngoài em có lỡ bỏ ớt nhiều hay cầm trái ớt cắn là y như rằng “một cái bốp vô mặt”. Tôi không cổ súy cho những bậc cha mẹ nuông chiều để con hư. Tôi chỉ xin họ hãy là những người dẫn đường tốt, đầy kinh nghiệm và trách nhiệm, có tư cách tốt để là điểm tựa và niềm tin cho con cái. . Áp đặt dẫn đến nổi loạn! Một đứa trẻ hư, quậy phá, người ta thường đổ lỗi “Con hư tại mẹ, cháu hư tại. để biết bạn bè trêu chọc nó thế nào”. Ngăn cấm, áp đặt có phải là biện pháp tốt để con cái nên người không? Tại sao các bậc phụ huynh không đặt mình vào vị trí của con cái? Chúng cũng muốn. trường hợp dẫn chứng dưới đây sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó. Những chuyện… kỳ cục! Minh T., trong giờ học thường hay quậy phá nhưng một buổi sáng, nhìn em đưa mắt mông lung ra cửa, tôi đến gần

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

w