3 sai lầm trước kỳ thi tốt nghiệp Bên cạnh những teen đang củng cố lại kiến thức của mình để sẵn sàng "chiến đấu" thì một số teen lại có những suy nghĩ sai lầm. 1. Thức đêm chờ đề Theo thông lệ như hàng năm, trước ngày thi môn nào thì sẽ có đề môn đó "bay" đến…điện thoại nhà mình ngay đêm đó. Cho nên thay vì nhiều học sinh ngồi ôn bài tổng quát lại lần cuối hoặc đi ngủ sớm để đầu óc thư giãn và lấy sức để sáng mai đi thi, thì có một phần lớn những chú "cú đêm" đã thức trắng để chờ đề từ các chiến hữu khắp Bắc, Trung, Nam! K.N (cựu học sinh trường VTS) chia sẻ cảm xúc: "Năm ngoái, khoảng 1 giờ sáng có đứa trong lớp nhắn tin báo đề Sử, nhưng khoảng 3 giờ thì đứa bạn trường khác lại nhắn tin một cái đề hoàn toàn không giống với đề mình được biết, đến 4 giờ thì một đứa bạn gọi điện đọc hẳn một cái đề hoàn chỉnh và nói chắc nịch rằng độ tin cậy lên đến 99% vì đây là đề từ ngoài Bắc…bay vào. Và cuối cùng những câu trong đề thi Sử là những câu không có trong ba bộ đề tối đó mình được biết. Cũng may là trong năm học mình đã học hết trong đề cương nên mới làm bài được, tất nhiên là không hoàn chỉnh vì tối qua đã bị…rối!" May mắn cho N là đã học hết bài trong năm nên kiến thức vẫn còn lưu lại trong đầu, không như L (trường HHT ) cũng thức đêm chờ đề nhưng vì từ đầu năm đến giờ không học gì cả, chỉ khi được thông báo mới "hốt hụi chót" những phần trong "đề thi lộ" nên năm đó, L đã…mém rớt tốt nghiệp vì chỉ có 3 điểm Sử. 2. Đoán đề Không dựa dẫm vào những "tin vịt" bên ngoài, nhiều teen "pro" hơn, tự mò mẫm và lọc bớt những đề khó có thể ra thi. Như T (trường PĐL) đã dày công lên mạng, tích góp những bộ đề thi Văn từ mấy năm trước để tìm ra "công thức ra đề", chẳng hạn như phần tác giả nước ngoài, mỗi năm ra một "ông" thì năm nay sẽ ra "ông" còn lại. Phần tập làm văn có thể bỏ bớt những bài như Sóng (Xuân Quỳnh) vì chủ đề về tình yêu nam nữ thì khó mà cho ra thi, bài Mùa Lạc (Nguyễn Khải ) năm trước ra rồi thì năm nay sẽ không ra, khỏi học! T đã tuyên bố sẽ học hết phần văn xuôi, chỉ trừ bài "Người lái đò sông Đà" vì lý do vô cùng…tếu: Bài…không hay, không có tình tiết hấp dẫn và…không hiểu gì hết! Cuối cùng, bạn ý bị một cái tủ to tướng đè vì năm ngoái đề văn xuôi ra bài gì chắc các bạn cũng biết! Chẳng có một "công thức ra đề" tuyệt đối nào cả, bạn không nên đưa ra những suy luận vô căn cứ để lược bớt bài học của mình nhé! 3. Bám víu vào…phao giấy H (19 tuổi) hiện đang học bổ túc, năm nay thi lại tốt nghiệp, nói: "Mình chẳng thể nào học vô được nữa, đành áp dụng chiêu cuối là quay bài thôi. Trước trường mình người ta bán đầy phao. Giá phao dao động từ 10 đến 30 ngàn/1 bộ." Số phận của H trong kỳ thi này như thế nào, cứ chờ sẽ rõ. Khi vào phòng thi, dù bạn chỉ mới đem phao vào mà chưa sử dụng thì vẫn bị đình chỉ thi. Hơn nữa, vừa làm bài vừa phải "canh me" thầy cô, bạn có thấy mệt mỏi hơn nhiều so với việc trước đó bạn học bài đầy đủ để làm bài thật nhẹ nhàng không? Hãy cố gắng hết mức bằng chính sức lực của bạn, còn một kỳ thi sinh tử cuối cùng đang chờ bạn vào tháng 7. Do đó đừng dại dột ngừng cuộc chơi ngay giờ phút này bạn nhé! . 3 sai lầm trước kỳ thi tốt nghiệp Bên cạnh những teen đang củng cố lại kiến thức của mình để sẵn sàng "chiến đấu" thì một số teen lại có những suy nghĩ sai lầm. 1 nhé! 3. Bám víu vào…phao giấy H (19 tuổi) hiện đang học bổ túc, năm nay thi lại tốt nghiệp, nói: "Mình chẳng thể nào học vô được nữa, đành áp dụng chiêu cuối là quay bài thôi. Trước. động từ 10 đến 30 ngàn/1 bộ." Số phận của H trong kỳ thi này như thế nào, cứ chờ sẽ rõ. Khi vào phòng thi, dù bạn chỉ mới đem phao vào mà chưa sử dụng thì vẫn bị đình chỉ thi. Hơn nữa,