Bọ cạp chữa quai bị Bọ cạp (Pelamnerus silenus) là loài côn trùng có đốt. Thân dài chia làm 2 phần, phần đầu – ngực ngắn, rộng, hơi dẹt có giáp cứng ở mặt lưng, 4 đôi chân mảnh và một đôi càng khỏe; phần bụng dài và chia đốt, thót dần lại thành đuôi có móc nhọn mang tuyến độc, uốn cong về phía trước. Trong y học cổ truyền, cả con bọ cạp được dùng với tên thuốc là toàn yết. Có khi chỉ dùng đuôi gọi là yết vĩ. Cách chế biến bọ cạp như sau: thường bắt bọ cạp vào mùa xuân – hạ, thả ngay vào nước trong hoặc nước có pha muối ăn với tỷ lệ 1kg bọ cạp và 300-500g muối. Đun sôi trong vài giờ, rồi vớt ra, phơi trong râm mát cho khô. Dược liệu hình bầu dục dài và dẹt. Toàn thân nguyên vẹn dài 5cm. Phần đầu ngực màu nâu đen, càng và chân cong queo. Mặt lưng màu nâu, mặt bụng màu vàng nâu. Đầu đốt cuối của đuôi còn nguyên móc. Bẻ gãy phần bụng thấy bên trong có chất màu đen hoặc vàng nâu, bẻ gãy phần bụng dưới thì trong rỗng. Khi dùng, ngâm bọ cạp vào nước, rửa sạch cho hết muối, rồi bỏ chân và đuôi. Bọ cạp chứa 31,84% protid, 18,94% lipid, 17 acid amin cần cho cơ thể con người, một chất độc là buthotoxin hay katsutoxin, các chất betain, trimethylamin, taurin, cholesterol, lecithin; các acid palmitic, stearic. Dược liệu có vị mặn, hơi ngọt, cay, tính bình, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng trấn kinh, khu phong, chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc. Liều dùng hằng ngày 2,5-4,5g toàn yết (1-4 con) hoặc 1-1,5g yết vĩ (3-5 cái) dưới dạng thuốc bột hoặc làm viên uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc chữa co giật, nghiến răng, trợn mắt như sau: - Bọ cạp đã chế biến, tẩm rượu, sao giòn 12g; răng lợn đốt cháy 12g; câu đằng 12g; thuyền thoái 8g; phèn phi 8g; kinh giới 40g. Tất cả phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em 1 tuổi, mỗi lần uống 3 viên; 2 tuổi, mỗi lần 5 viên. Nghiền thuốc với nước trúc lịch (cây tre non nướng, ép lấy nước). Ngày dùng 2-3 lần. Ở Trung Quốc, bọ cạp cũng được dùng làm thuốc rất phổ biến trong những trường hợp sau: Chữa trúng phong: Bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo (cây bóng nước) 15g. Tất cả sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống 7,5g cách nhau 6 giờ. Hoặc bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 12g, ngưu tất 20g, hoa hồng 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa liệt thần kinh mặt: Bọ cạp đốt tồn tính, tằm, nam tinh, phụ tử mỗi vị 15g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Chữa viêm loét miệng: Bọ cạp sao tồn tính 3,5g, tằm 5g, hoàng liên 2,5g, xuyên ô 3,5g, rết 2 con, cam thảo 1g. Tất cả tán nhỏ, rây bột. Mỗi ngày uống 1g với nước sắc lá bạc hà. Dùng 7 ngày. Chữa quai bị: Bọ cạp rán với dầu vừng, mỗi ngày ăn 2 con, chia làm 2 lần. Dùng vài ngày. . Bọ cạp chữa quai bị Bọ cạp (Pelamnerus silenus) là loài côn trùng có đốt. Thân dài chia làm 2 phần, phần đầu. trước. Trong y học cổ truyền, cả con bọ cạp được dùng với tên thuốc là toàn yết. Có khi chỉ dùng đuôi gọi là yết vĩ. Cách chế biến bọ cạp như sau: thường bắt bọ cạp vào mùa xuân – hạ, thả ngay. ép lấy nước). Ngày dùng 2-3 lần. Ở Trung Quốc, bọ cạp cũng được dùng làm thuốc rất phổ biến trong những trường hợp sau: Chữa trúng phong: Bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo (cây bóng nước)