1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đông y với bệnh viêm cầu thận mạn potx

3 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 73,36 KB

Nội dung

Đông y với bệnh viêm cầu thận mạn Viêm cầu thận mạn là một bệnh thận mạn tính hay gặp, phát bệnh phần lớn ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ. Là một loại bệnh có tổn thương tiểu cầu thận, tiến triển từ từ, kéo dài nhiều năm, biểu hiện lâm sàng là phù ở nhiều mức độ khác nhau, tái phát nhiều lần, ngoài ra có tăng huyết áp, công thức máu hồng cầu giảm, nước tiểu có protein, hồng cầu, tru niệu kèm theo sự suy giảm chức năng thận mức độ khác nhau. Y học cổ truyền căn cứ vào triệu chứng bệnh như phù kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, cơ thể suy nhược hoặc đau lưng mà quy vào các chứng “phù thũng”, “hư lao” và cho là bệnh do chức năng tỳ thận rối loạn (tỳ không vận hóa được thủy, thận không chủ được thủy) sinh phù thũng, người mệt mỏi đau lưng (lưng là phủ của thận). Chức năng tỳ thận suy giảm thường do mấy nguyên nhân sau đây: - Thường xuyên sống hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt, cảm phải thấp tà, hoặc ăn uống thất thường tổn thương tỳ vị, chức năng vận hóa suy giảm, thấp tụ ở trung tiêu lâu ngày hóa nhiệt, thấp nhiệt kết tụ bệnh thêm nặng. - Lao lực quá sức tổn thương tỳ, ăn uống no đói thất thường tỳ khí suy yếu ảnh hưởng đến thận làm cho tỳ thận đều suy. - Vốn cơ thể thận hư, hoặc mắc bệnh lâu ngày, tổn thương thận khí, lâu ngày thận dương suy không làm ấm tỳ, vận hóa thủy suy giảm phù lại tái phát, bệnh càng nặng thêm. - Bệnh viêm cầu thận mạn tính kéo dài, chức năng tỳ thận thêm suy giảm thì khí huyết đều hư cũng dẫn đến chức năng các tạng phủ khác như can âm hư, can dương thịnh sinh đau đầu hoa mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, tâm phế khí hư sinh hồi hộp, khó thở Tùy thể bệnh mà có các phép trị cụ thể Thể tỳ thận dương hư Biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, phù nhiều toàn thân kèm bụng nước, tràn dịch màng phổi, tiểu ít, bụng đầy trướng, ăn ít, nôn hoặc buồn nôn hoặc khó thở không nằm ngửa được, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc mỏng nhầy, mạch trầm tế. Bài thuốc: Phụ tử 12g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch linh 20g, sinh hoàng kỳ 20g, sinh khương bì 8g, đại phúc bì 15g, trạch tả 20g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 30g (bỏ vào túi trước khi cho vào ấm để sắc), trần bì 8g. Gia giảm: Nếu phù nhiều, bụng đầy trướng cần trục thủy dùng đại hoàng, can khương, ba đậu sương 1-2g tùy theo thể trạng mà gia giảm, nên bắt đầu từ liều nhỏ uống với nước ấm, uống thuốc nếu xổ nhiều cho truyền dịch bổ sung nước điện giải. Nôn nhiều gia trúc nhự 12g, khương bán hạ 8g, mệt mỏi nhiều gia nhân sâm 10g hoặc đảng sâm 16g. Thể tỳ dương hư Biểu hiện: Mệt mỏi, sắc mặt hơi tái, chân tay mát, phù nhẹ kéo dài, ăn kém tiêu lỏng, có thể nôn hoặc buồn nôn, chất lưỡi sắc nhợt, rêu nhầy, mạch trầm nhỏ vô lực. Bài thuốc: Sinh hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, bạch truật 12g, trần bì 10g, hậu phác 8g, bạch linh 20g, hồ lô ba 20g, gừng tươi 10g. Gia giảm: Ăn kém tiêu chảy gia thêm ý dĩ, sa nhân, nôn gia bán hạ (gừng chế). Thể khí huyết hư Biểu hiện: Mệt mỏi thích nằm, sắc mặt kém tươi nhuận, môi lưỡi tái nhợt, chóng mặt ù tai, mắt mờ, lưng gối nhức mỏi, ăn kém, không phù hoặc phù nhẹ, mạch trầm nhược. Phép trị: Song bổ khí huyết. Bài thuốc: Đảng sâm 12g, sinh hoàng kỳ 20g, bạch truật 12g, hoài sơn 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, xuyên khung 10g, trần bì 8g, đơn sâm 12g. Thể can thận âm hư, can dương thịnh Biểu hiện: Mặt nóng đỏ, má đỏ mắt mờ, đau đầu chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, lưng đau di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc phù nhẹ, ria lưỡi đỏ rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế, huyết áp cao. Bài thuốc: Sinh địa 20g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, sơn thù 8g, đơn bì 12g, bạch linh 12g, trạch tả 12g, kỷ tử 12g, mẫu lệ 40g (sắc trước), thạch quyết minh 30g (sắc trước), câu đằng 10g. Gia giảm: Ít ngủ gia táo nhân, viễn chí, chóng mặt mờ mắt gia đương quy, bạch thược, lòng bàn tay, chân nóng gia tri mẫu, địa cốt bì. Thể âm dương đều hư, thấp trọc thịnh Biểu hiện: Mặt phù, sắc mặt sạm, người gầy da khô chân tay mát, tinh thần lơ mơ, ngực tức, bụng trướng, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, nước tiểu ít trong, tiêu chảy hoặc táo bón, khó thở hoặc bứt rứt không yên, hoặc hôn mê bất tỉnh, co giật, lưỡi bệu sắc nhợt, rêu mỏng nhầy hoặc vàng nhầy, mạch trầm tế hoặc huyền tế, đây là trạng thái bệnh lý thận suy nặng trong điều trị cần kết hợp cả phương pháp cấp cứu y học hiện đại. Bài thuốc: Chế phụ tử 12g (sắc nước), nhân sâm 12g, chế đại hoàng 12g, bán hạ 12g, sinh khương 12g, trần bì 12g, trúc nhự 12g, bạch linh 16g, hậu phác 8g. Một số kinh nghiệm dùng các vị dược thảo trong điều trị viêm cầu thận mạn Phù nhiều: Hoa lá mã đề, râu bắp, liên tiền thảo, ích mẫu thảo, bạch mao căn. Đái ra máu: Địa du, đại tiểu kế, bạch mao căn, hoa hòe, sâm tam thất, ngải cứu. Tăng huyết áp: Hy thiêm thảo, hạ khô thảo, câu kỷ tử, thảo quyết minh. Urê huyết cao: Rễ trạch lan, thổ đại hoàng. Các vị trên có thể dùng độc vị hoặc 2-3 vị dùng chung, lượng mỗi vị 30-60g, nếu dùng tươi lượng gấp đôi. Các bài thuốc trong bài, bệnh nhân cần sắc uống ngày 1 thang. . Đông y với bệnh viêm cầu thận mạn Viêm cầu thận mạn là một bệnh thận mạn tính hay gặp, phát bệnh phần lớn ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ. Là một loại bệnh có tổn thương tiểu cầu thận, . tỳ thận đều suy. - Vốn cơ thể thận hư, hoặc mắc bệnh lâu ng y, tổn thương thận khí, lâu ng y thận dương suy không làm ấm tỳ, vận hóa th y suy giảm phù lại tái phát, bệnh càng nặng thêm. - Bệnh. có tăng huyết áp, công thức máu hồng cầu giảm, nước tiểu có protein, hồng cầu, tru niệu kèm theo sự suy giảm chức năng thận mức độ khác nhau. Y học cổ truyền căn cứ vào triệu chứng bệnh như

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w