8 bài thuốc chữa chứng say nắng Về mùa hè, nhiệt độ cao, thời tiết oi bức, cơ thể con người phải tự điều tiết để thích nghi với điều kiện môi trường, tuy nhiên sự thích ứng của cơ thể chưa đáp ứng kịp thời hoặc gặp nhiều trở ngại vì thế mà gây nên bệnh nhất là khi đi lại hoặc làm việc trong môi trường nắng, nóng. Khi bị say nắng thường có các triệu chứng: sốt, mồ hôi vã ra, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, lợm giọng, mặt đỏ, da khô, miệng khát, mạch nhanh, nhịp thở yếu, nếu bị nặng có thể ngất xỉu. Trường hợp mồ hôi ra nhiều, mất nước và chất điện giải có thể gây co giật. Đông y gọi chứng này là “trúng thử”. Nguyên nhân sinh bệnh phần nhiều do thận thủy vốn suy bị thử tà kích động biến thành đàm vít tắc tâm bào, hoặc do lao động nặng nhọc trong môi trường nắng, nóng, thử tà xâm phạm làm trở ngại khí cơ, mồ hôi ra nhiều hoặc do ăn đồ lạnh mà gây thổ, gây tả tân dịch khô háo làm người bệnh bất tỉnh. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi gặp bệnh nhân trúng thử, tiến hành sơ cứu ban đầu bằng cách nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, dùng khăn xấp nước mát đắp lên mặt, ngực, bụng, xoa khắp toàn thân. Có thể bấm huyệt bách hội, nhân trung, hợp cốc, thập tuyên hoặc châm các huyệt thiếu thương, thập tuyên và cạo gió Sau đó có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây Bài 1: Trường hợp say nắng mùa hè do nhiệt độ ngoài trời cao dùng thanh cao 10g, liên kiều 10g, bạch biển đậu 10g, phục linh 10g, hoạt thạch 5g, sinh thảo 5g. Có thể dùng bài thuốc đơn giản thanh cao tươi 15g, mã đề tươi 15g, hoặc lá sen tươi, rễ lau tươi mỗi thứ 40g, hoa đậu ván trắng 8g. Sắc uống. Bài 2: Nếu trúng thử vừa nôn vừa bị tiêu chảy dùng lá sen tươi giã nát thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho uống. Hoặc dùng nhân sâm 12g, bạch truật 12g, can khương 10g, chích thảo 6g, mạch nha 10g, sa nhân 4g. Sắc uống. Bài 3: Trường hợp sốt cao dùng địa du, đậu đen, uất kim, hoắc hương, ý dĩ, hạnh nhân, trúc diệp, bán hạ, hoạt thạch mỗi thứ 16g. Sắc uống. Bài 4: Khi bị cảm nắng sốt cao, không có mồ hôi dùng thanh cao 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 10g, hậu phác 10g. Sắc uống. Bài 5: Chữa cảm nắng bị đau đầu, buồn nôn, tức ngực dùng hoắc hương, mần tưới mỗi thứ 10g, hoặc lá hoắc hương tươi 20g. Sắc uống. Bài 6: Trường hợp cảm nắng đau đầu, ớn lạnh, không ra mồ hôi, tức ngực dùng hương nhu tía 12g, hậu phác 8g, đậu ván trắng 12g, bạch linh 10g, cam thảo 6g. Sắc đặc, uống nóng. Bài 7: Nếu kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, tim hồi hộp khát nước dùng hương nhu tía 10g, cát căn 10g, diếp cá 10g, cây ban 10g, hoàng liên ô rô 10g, thạch xương bồ 6g, mộc hương 3g. Hoặc dùng nhân sâm 8g, trạch tả 8, cát căn 10g, thăng ma 12g, hoàng kỳ 10g, ngũ vị tử giã dập 6g, bạch truật 10g, thần khúc 10g, thương truật 10g, cam thảo 5g. Sắc uống ấm ngày một thang chia 2-3 lần. Bài 8: Trường hợp say nắng ở mức độ nhẹ dùng bí đao 60g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 80g nấu cháo thêm chút đường, ăn lúc còn ấm ngày 2 lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường kính vừa đủ. Hòa bột cúc hoa và đường vào nồi cháo, đun sôi thêm một lúc cho bệnh nhân ăn lúc còn nóng. . 8 bài thuốc chữa chứng say nắng Về mùa hè, nhiệt độ cao, thời tiết oi bức, cơ thể con người phải tự điều tiết. các huyệt thiếu thương, thập tuyên và cạo gió Sau đó có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây Bài 1: Trường hợp say nắng mùa hè do nhiệt độ ngoài trời cao dùng thanh cao 10g, liên kiều 10g,. phác 10g. Sắc uống. Bài 5: Chữa cảm nắng bị đau đầu, buồn nôn, tức ngực dùng hoắc hương, mần tưới mỗi thứ 10g, hoặc lá hoắc hương tươi 20g. Sắc uống. Bài 6: Trường hợp cảm nắng đau đầu, ớn lạnh,