1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây thiến thảo, thuốc cầm máu ppsx

2 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 62,93 KB

Nội dung

Cây thiến thảo, thuốc cầm máu Thiến thảo (Rubia cordifolia L.) thuộc họ cà phê (Rubiaceae), tên khác là tây thảo, mao sáng, kim tuyến thảo, người Tày gọi là hùng si sẻng, tên H’Mông là dù mi nhùa, là một cây thảo, sống lâu năm. Cành mọc uốn có 4 cạnh, phình lên ở các mấu, phủ nhiều gai nhỏ quặp xuống. Lá mọc vòng 4, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 1,5-2,5cm, rộng 0,6- 1,5cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mặt trên nháp màu lục, mặt dưới rất nhạt, có lông, mép có gai rất nhỏ, gân lá hình cung; cuống lá dài 2cm; lá kèm rất phát triển. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá gần ngọn, dài 5-20cm, hoa nhỏ màu vàng nhạt; đài cụt có ống ngắn; tràng 5 cánh thuôn, có lông ở mặt trong, ống ngắn; nhị 5, thò ra ngoài tràng, chỉ nhị dài bằng bao phấn; bầu 2 ô. Quả nạc, hình cầu, khi chín màu đen lam; hạt hình cầu, hơi lõm ở giữa. Mùa hoa quả: tháng 9-11. Cây mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình và có ít ở các tỉnh phía Nam. Thường gặp ở ven rừng núi đá vôi, bờ nương rẫy, ở độ cao 500-1.500m. Bộ phận dùng làm thuốc của thiến thảo là rễ, thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Rễ thiến thảo chứa antraquinon, naphtoquinon, hydroquinon, rubiadin, iridoid, rubilacton, các acid hữu cơ như acid rubifolic, acid rubicoumaric, alizarin, purpurin, mulogin; nhiều acid amin, các nguyên tố vi lượng: Al, Fe, Zn, Mg, Cu Khi dùng, thái rễ thành miếng mỏng, để sống hoặc sao qua. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng làm mát máu, cầm máu, điều hòa huyết mạch, làm tan ứ và giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau: Chữa thổ huyết: Rễ thiến thảo 20g, phơi khô, tán nhỏ, uống làm 2-3 lần trong ngày. Có thể dùng thêm sinh địa, mạch môn, rễ cỏ tranh, đương quy, mỗi thứ 16g, sắc với nước lấy 50ml, rồi hòa a giao 12g mà uống. Chữa tiểu tiện ra máu, chảy máu mũi, rong kinh: Rễ thiến thảo, rễ đại kế, rễ tiểu kế, lá trắc bá (sao đen), lá sen, rễ cỏ tranh, quả dành dành (sao), mỗi thứ 20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Có thể ngâm rượu uống. Chữa ho ra máu: Rễ thiến thảo 20g, ngấy tía 20g, rễ mạch môn 20g, hoa cứt lợn 10g, rễ lưu ký nô 10g. Sắc uống trong ngày. Chữa tắc kinh: Rễ thiến thảo 20g, mai mực 30g, đan sâm 10g. Sắc uống. Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ thiến thảo 20g, phục linh 10g, địa du 10g, sơn chi tử 6g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 5g. Sắc hoặc tán bột uống. Chữa nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, chấn thương, chảy máu: Rễ thiến thảo 20g, long nha thảo 15g, ngó sen 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa chảy máu cam, rong kinh: Rễ thiến thảo 20g, sinh địa 15g, a giao 10g, lá trắc bá 5g, hoàng cầm 5g, cam thảo 3g. Sắc hoặc làm bột uống. Chữa xích bạch đới: Rễ thiến thảo 20g, mai mực 10g, mẫu lệ 10g, hoài sơn 10g. Sắc uống trong ngày. Ngoài ra, rễ thiến thảo 8g phối hợp với đẳng sâm 16g, bạch truật, phục linh, mỗi vị 12g, a giao 8g, hoàng kỳ 2g, sắc uống chữa viêm loét dạ dày - tá tràng. Trẻ em còi xương, chân vòng kiềng, dùng rễ thiến thảo 8g, vỏ chanh khô 1g, hồi hương 1g, sắc rồi chế thêm mật ong mà uống. . Cây thiến thảo, thuốc cầm máu Thiến thảo (Rubia cordifolia L.) thuộc họ cà phê (Rubiaceae), tên khác là tây thảo, mao sáng, kim tuyến thảo, người Tày gọi là hùng. ra máu: Rễ thiến thảo 20g, phục linh 10g, địa du 10g, sơn chi tử 6g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 5g. Sắc hoặc tán bột uống. Chữa nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, chấn thương, chảy máu: . 16g, sắc với nước lấy 50ml, rồi hòa a giao 12g mà uống. Chữa tiểu tiện ra máu, chảy máu mũi, rong kinh: Rễ thiến thảo, rễ đại kế, rễ tiểu kế, lá trắc bá (sao đen), lá sen, rễ cỏ tranh, quả

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w