Đông y trị đái tháo nhạt Đái tháo nhạt là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ yếu là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của vùng dưới đồi (hypothalamus)- tuyến yên, dẫn tới cơ thể thiếu nội tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quan thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm, khát nước và uống nước nhiều. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhiều nhất là tuổi thanh niên, bệnh thuộc phạm trù chứng “tiêu khát” theo y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến phế, tỳ, vị và thận. Cơ chế sinh bệnh như sau: Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bố đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kém chức năng vận hóa thủy dịch suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều. Sách Cảnh nhạc toàn thư có ghi: “Dương không hóa khí thì tân dịch không phân bổ trong cơ thể, thủy không có hỏa thì chỉ có giáng mà không có thăng nên chảy trực tiếp vào bàng quang”. Biện chứng luận trị: Nguyên tắc chung điều trị đái tháo nhạt chủ yếu là bổ hư. Bệnh biểu hiện chủ yếu là âm hư nhưng nếu mắc lâu ngày có thể dẫn đến dương hư. Đông y chia bệnh đái tháo nhạt làm 3 thể bệnh sau: - Thể phế âm hư: Khát nhiều, thích uống nước lạnh, miệng lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác. Phép trị: Thanh dưỡng phế vị. Bài 1: Nhâm sâm bạch hổ thang gia giảm. Nhân sâm 8-10g, sinh địa 12g, thiên hoa phấn 12g, ngọc trúc 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, địa cốt bì 12g, đơn sâm 12g, đơn bì 12g, thạch cao (gói) 40-60g sắc trước, tri mẫu 10g, cam thảo tươi 4g, sắc uống. Tùy tình hình bệnh mà gia giảm. Bài 2: Mạch môn đông thang gia giảm. Hoàng cầm 15g, mạch môn 15g, cát căn 15g, tri mẫu 10g, trúc diệp 10g, ô mai 10g, lô căn 40g, thiên hoa phấn 20g, sa sâm 20g, sắc uống. - Thể thận âm hư: Triệu chứng chủ yếu là khát uống nhiều nước, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn tay bàn chân nóng, váng đầu mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phép trị: Tư thận dưỡng âm, thanh nhiệt sinh tân. Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm. Sinh địa 20g, sơn dược 20g, đơn bì 12g, bạch linh 12g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g, huyền sâm 12g, tang phiêu tiêu 10g, sơn thù nhục 12g, ngũ vị tử 4g, cam thảo 4g, sắc uống. - Thể thận dương hư: Thường bệnh lâu ngày, âm hư dẫn đến dương hư, người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt sạm khô, kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu, chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày, mạch trầm tế. Phép trị: Ôn bổ thận dương. Bài 1: Sinh địa 34g, thục địa 24g, hoài sơn 12g, nữ trinh tử 12g, đơn bì 12g, bạch linh 10g, trạch tả 10g, phụ tử 6g, nhục quế 6g, đỗ trọng 15g, xương bồ 3g, tang phiêu tiêu 14g, sắc uống. Bài 2: Thục địa 15g, hoàng kỳ 24g, sơn dược 30g, mạch môn 18g, huyền sâm 18g, sơn thù 9g, bạch linh 9g, xuyên ngưu tất 9g, nhục thung dung 9g, địa cốt bì 9g, nhân sâm 6g, ngũ vị tử 6g, bột kê nội kim 3g, bột lộc nhung (hòa uống) 1g. Một số bài thuốc trị đái tháo nhạt Bài 1: Hà thủ ô 120g, mè đen 120, táo đỏ 120g, sơn dược 60g, táo đen 60g, gà lông đen 1 con (bỏ lông và ruột), làm sạch bỏ chung với thuốc vào nồi đất, cho đủ nước chưng nhỏ lửa trong 8-12 giờ, chia nhiều lần uống nước thuốc và ăn thịt gà, mỗi tuần 1 con. Bài 2: Thục địa 12g, quy bản 12g, cam thảo 4g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, lô căn 12g, cát căn 12g, linh dương giác 1g, sơn dược 12g, đẳng sâm 4g, mộc qua 4g, sắc uống. Bài 3: Thục phụ tử 4g, hoàng kỳ 30g, sơn dược 30g, quế chi 12g, bạch truật 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, bạch thược 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, hoạt thạch 12g, phòng phong 12g, ý dĩ 12g, thần khúc 12g, cam thảo 3g, sinh khương 3g, đại táo 3g, sắc uống. Bài 4: Tế sinh địa 10g, mạch môn 10g, đơn bì 10g, bạch linh 10g, thạch xương bồ 10g, ngọc trúc 10g, tang bạch bì 10g, địa cốt bì 10g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 15g, chích cam thảo 15g, toàn qua lâu 20g, sắc uống. Bài 5: Bắc sa sâm 12g, toàn đương quy 12g, cát căn 12g, thiên hoa phấn 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 9g, a giao 9g, kê huyết đằng 30g, đơn sâm 15g, huyền sâm 15g, sinh địa 15g, bột tam thất 3g (hòa uống), sắc uống. Bài 6: Sinh địa 15g, xuyên tục đoạn 15g, tang ký sinh 15g, ngũ vị tử 10g, hoài sơn 10g, tri mẫu 10g, mạch môn 10g, hoàng cầm 10g, thạch hộc 10g, cát căn 10g, hoàng kỳ 10g, sắc uống. Bài 7: Đẳng sâm 30g, huyền sâm 15g, hoàng kỳ 15g, thiên hoa phấn 15g, ngũ vị tử 9g, sao cố chỉ 9g, tang phiêu tiêu 9g, thục địa 24g, sơn dược 24g, mạch môn 12g, tri mẫu 12g, nhục quế 3g, bột kê nội kim 3g, bột lộc nhung 1g hòa đều uống, phúc bồn tử 9g, tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn nặng 9g, mỗi lân uống 1 viên, ngày 3 lần. . Đông y trị đái tháo nhạt Đái tháo nhạt là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ y u là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của vùng dưới đồi (hypothalamus)- tuyến y n, dẫn tới. niên, bệnh thuộc phạm trù chứng “tiêu khát” theo y học cổ truyền. Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến phế, tỳ, vị và thận. Cơ chế. có thăng nên ch y trực tiếp vào bàng quang”. Biện chứng luận trị: Nguyên tắc chung điều trị đái tháo nhạt chủ y u là bổ hư. Bệnh biểu hiện chủ y u là âm hư nhưng nếu mắc lâu ng y có thể dẫn đến