1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rượu bổ: Không thể uống đại trà potx

3 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 91,95 KB

Nội dung

Rượu bổ: Không thể uống đại trà Rượu bổ không phải là loại rượu thuốc uống đại trà, nhiều khi vui bạn bè mọi người đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại không theo một cách thức nào và như vậy là chén chú chén anh, cứ “dô” rồi nốc hết cốc này sang cốc khác và cứ liên tục vui như thế mãi mà không cần liều lượng gì, cũng không cần biết đến hậu quả khôn lường sau những cuộc đọ chén. Nhiều khi mọi người hiểu rằng các thứ bổ cứ cho vào bình đổ rượu ngon vào ngâm hổ lốn như vậy là khi uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc(!) Mỗi loại rượu bổ (rượu thuốc) đều có tác dụng trị liệu nhất định. Bởi vậy phương pháp uống cũng khác nhau. Nếu như chúng ta không nắm được vấn đề này thì sẽ không biết cách sử dụng sao cho thích hợp dẫn đến hiệu quả trị liệu kém mà còn phản tác dụng hoặc gây nên sự cố đáng tiếc khi sử dụng. Rượu bổ có tác dụng như thế nào? Rượu bổ là một loại rượu thuốc có tác dụng bồi bổ, trị liệu nhiều bệnh tật khác nhau được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng, hoặc sắc mà dung môi hòa tan thuốc là rượu; ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu. Tùy theo yêu cầu chữa trị từng bệnh mà trong cách bào chế thuốc dạng rượu có sử dụng các loại rượu có độ cồn khác nhau. Theo Đông y, thuốc dạng rượu ngoài việc sử dụng làm dung môi hòa tan các vị thuốc còn có chức năng dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Bởi vậy phạm vi sử dụng rượu bổ để bồi bổ cơ thể là tương đối rộng rãi, vì vừa chữa được bệnh, lại vừa phòng bệnh, ngoài ra còn là thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm, sức khỏe chưa hồi phục có thể sử dụng các loại rượu thuốc như: rượu nhung hươu, rượu hải mã có tác dụng chữa trị và phòng ngừa liệt dương hay chứng tiểu tiện nhiều lần ở người cao tuổi. Rượu câu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn được dùng để chống lão suy sớm. Rượu thuốc có tác dụng hành huyết mạch, thông kinh lạc, nhờ thuốc ngâm rượu vừa làm cho thành phần hữu hiệu của thuốc được hòa tan, song cũng nhờ rượu đã phát huy được ưu thế tác dụng của thuốc. Do vậy ta thấy các bệnh như chấn thương phần mềm, viêm khớp uống rượu thuốc đặc biệt có hiệu quả. Rượu thuốc ngâm lâu đặc biệt tốt vì sẽ làm ổn định dược tính, sử dụng uống hằng ngày rất thuận lợi nhất là dùng trị liệu cho người chứng bệnh mạn. Song đây cũng là loại thuốc dễ chế biến vì đơn giản, dễ làm, chỉ cần chú ý theo bệnh và mùa mà phối chế sao cho linh hoạt, là phương pháp bồi bổ tương đối an toàn và hữu hiệu. Khi nào thì dùng rượu bổ? Tuy nhiên rượu bổ không phải là loại rượu thuốc uống đại trà, nhiều khi vui bạn bè mọi người đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại không theo một cách thức nào và như vậy là chén chú chén anh, cứ “dô” rồi nốc hết cốc này sang cốc khác và cứ liên tục vui như thế mãi mà không cần liều lượng gì, cũng không cần biết đến hậu quả khôn lường sau những cuộc đọ chén đó, cái hay gặp nhất say bí tỷ, ngộ độc rượu gây tổn hại đến tim, gan, thần kinh có khi dẫn đến tử vong, nếu nhẹ là khi say vẫn lên xe máy phi hay lái ô tô xảy ra tai nạn, nặng có thể bị ngộ độc gây hôn mê mà chết. Nhiều khi mọi người hiểu rằng các thứ bổ cứ cho vào bình đổ rượu ngon vào ngâm hổ lốn như vậy là khi uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc(!). Bởi vậy để giúp bạn đọc tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng rượu cần biết một số điểm sau đây: Không dùng kèm với thuốc tân dược như atrax, perphenazin, wintermin và thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa) Nếu như cần thiết phải sử dụng thì cần phải dừng không uống rượu thuốc ít nhất là 24 tiếng mới được uống các loại thuốc kia để tránh tác dụng phụ xảy ra. Những người không được sử dụng rượu thuốc như mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim vì nếu cứ uống sẽ làm cho bệnh nặng lên hoặc tiến triển xấu Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, hay đang khi đói bụng hoặc người bị dị ứng với rượu đều không sử dụng rượu bổ? Vậy uống rượu bổ như thế nào? Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, người dùng cần nắm 5 điểm sau: Chú ý thời gian uống: Thời gian uống rượu bổ có liên quan mật thiết với nơi có thể gây ra bất lợi cho người sử dụng như người có bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc sau khi ăn cơm từ 15-30 phút. Nếu bệnh ở dưới vùng bụng lại cần uống rượu bổ trước bữa ăn từ 10-60 phút. Nhưng đối với loại rượu bổ có tác dụng cường thận lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sinh tinh cần uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 15-30 phút. Để bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan. Cần chú ý liều lượng rượu thuốc vì có loại rượu khi uống đúng liều thì có tác dụng bồi bổ cơ thể làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc như rượu mã tiền chẳng hạn Do đó rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày mà còn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất của thuốc trong rượu mà quyết định liều lượng uống cho thích hợp. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 10-30g. Tuy vậy cũng cần lưu ý với người tửu lượng kém có thể uống ít hơn liều trung bình này, ngược lại người có tửu lượng cao có thể uống tăng thêm chút ít so với liều trung bình vừa nêu trên. Cần chú ý cách sử dụng rượu thuốc thế nào để làm tăng hiệu quả, đó là cần uống rượu được hâm ấm thì tốt vì sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc. Nếu uống rượu thuốc lúc ăn cơm cần phải uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn. Lưu ý khi uống loại rượu thuốc nào cần phải dùng sao cho đúng chứng bệnh, ví dụ người cần bổ khí thì dùng rượu nhân sâm, rượu bạch truật, rượu sâm kỳ, rượu tam thánh ; người cần bổ huyết thì phải dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu cự thắng, rượu thập toàn đại bổ Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu câu kỷ tử, rượu song sâm, rượu đen tóc ích thọ Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ . Rượu bổ: Không thể uống đại trà Rượu bổ không phải là loại rượu thuốc uống đại trà, nhiều khi vui bạn bè mọi người đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại không theo một cách. hữu hiệu. Khi nào thì dùng rượu bổ? Tuy nhiên rượu bổ không phải là loại rượu thuốc uống đại trà, nhiều khi vui bạn bè mọi người đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại không theo một cách thức nào. độc như rượu mã tiền chẳng hạn Do đó rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày mà còn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất của thuốc trong rượu mà

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN