Để bé không nản mỗi khi gặp thất bại Nếu bé không được vào đội bóng đá, bạn không nên nói: "Không sao, lần tới con hãy chăm chỉ hơn và con sẽ làm được". Thay vào đó, bạn hãy thử nói: "Không sao, con không được vào đội bóng, nhưng mẹ rất tự hào vì con đã cố gắng". Sự tự tin chính là áo giáp giúp trẻ đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Những trẻ cảm thấy tự tin vào bản thân mình dường như giải quyết những xung đột một cách dễ dàng hơn và chịu được những áp lực tiêu cực. Ngược lại, nếu không tự tin vào bản thân mình, thì những thách thức đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng và tức giận với trẻ. Vậy bạn có thể làm gì để giúp bé tự tin hơn. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn: Để ý những gì bạn nói Trẻ thường rất nhạy cảm với lời nói của cha mẹ. Bạn hãy nhớ rằng bạn không chỉ khen ngợi con vì đã làm việc gì tốt và còn phải ghi nhận cả sự cố gắng của bé. Hãy tỏ ra thành thực. Chẳng hạn, nếu bé không được tham gia đội bóng đá, bạn hãy tránh nói những điều như: "Không sao đâu, lần tới con hãy tập chăm chỉ hơn và con sẽ làm được". Thay vào đó, bạn hãy thử nói: "Không sao, con không được vào đội bóng, nhưng mẹ rất tự hào vì con đã cố gắng". Bạn hãy thưởng cho sự nỗ lực của trẻ thay vì là kết quả. Bạn hãy là một tấm gương tích cực cho bé Nếu bạn quá khắt khe với bản thân mình, bi quan hoặc không thực tế về những khả năng và giới hạn của mình, thì bé có thể cũng noi theo gương đó của bạn. Hãy nuôi nấng sự tự tin của chính bản thân bạn và trẻ sẽ học theo bạn. Hãy để ý và giúp con thay đổi những suy nghĩ không đúng Điều quan trọng là cha mẹ phải nhận ra những suy nghĩ không hợp lý của trẻ, về sự hoàn hảo, sự hấp dẫn, khả năng hoặc bất cứ điều gì khác. Bạn hãy giúp bé hình thành những chuẩn mực đúng hơn. Khi bé học rất tốt ở trường nhưng lại vất vả với môn toán, bé có thể nói: "Con không thể làm toán được. Con không học giỏi". Lúc đó, bạn hãy nói: "Con là học sinh giỏi. Con học rất tốt ở trường. Toán chỉ là một môn học mà con phải dành nhiều thời gian hơn. Mẹ sẽ giúp con học nó". Hãy thật tự nhiên và yêu thương bé Tình yêu của bạn đi suốt một chặng đường dài sẽ nâng đỡ sự tự tin của bé. Hãy ôm bé vào lòng và nói rằng bạn tự hào vì con. Bạn có thể dán một tờ giấy trên hộp đựng đồ ăn trưa của bé rằng: "Mẹ nghĩ con thật tuyệt vời". Bạn hãy khen ngợi trẻ thường xuyên và thành thật nhưng không được quá. Nếu không bé sẽ tự hỏi liệu có điều nào trong những điều bạn nói là thật lòng, là xuất phát từ trái tim. Hãy đưa ra cho bé câu trả lời chính xác, tích cực Những ý kiến như "Con luôn nổi nóng một cách thái quá" sẽ khiến bé cảm thấy mình không kiểm soát được sự giận dữ của mình. Thay vì đó, bạn có thể nói: "Con thực sự đã rất nổi nóng với em trai. Nhưng mẹ vui là con đã không quát tháo hoặc đánh em". Điều này có nghĩa bạn công nhận cảm xúc của trẻ, khen ngợi vì sự lựa chọn của bé, và khuyến khích con lựa chọn như thế vào lần sau. Tạo môi trưởng ở nhà an toàn, giàu tình yêu thương Khi thấy không an toàn hoặc bị lạm dụng ở nhà, trẻ sẽ rất dễ trở nên thiếu tự tin. Một trẻ được tiếp xúc với cha mẹ – những người chỉ thích đánh và cãi nhau liên tục – có thể trở nên thất vọng và thoái lui. Đồng thời, bạn hãy quan sát những dấu hiệu của sự lạm dụng từ những người khác, vấn đề ở trường học, rắc rối với bạn bè và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của bé. Bạn hãy đối phó với những vấn đề này khéo léo nhưng ngay lập tức. Và hãy luôn nhớ thể hiện sự tôn trọng bé. . Để bé không nản mỗi khi gặp thất bại Nếu bé không được vào đội bóng đá, bạn không nên nói: " ;Không sao, lần tới con hãy chăm chỉ hơn và. hình thành những chuẩn mực đúng hơn. Khi bé học rất tốt ở trường nhưng lại vất vả với môn toán, bé có thể nói: "Con không thể làm toán được. Con không học giỏi". Lúc đó, bạn hãy. nếu bé không được tham gia đội bóng đá, bạn hãy tránh nói những điều như: " ;Không sao đâu, lần tới con hãy tập chăm chỉ hơn và con sẽ làm được". Thay vào đó, bạn hãy thử nói: "Không