Làm gì khi con gái bạn dậy thì? Để giúp đỡ có hiệu quả con gái trong qúa trình phát triển thể chất và tâm lý, chính người mẹ cũng cần có hiểu biết. Chị Phan Thùy L. (Đống Đa, Hà Nội) có cô con gái năm nay 13 tuổi, vốn bận rộn công việc kinh doanh nên chị ít khi có thời gian chuyện trò với con gái. Một hôm vô tình chị bắt gặp con đang loay hoay thử áo "nhỏ" của mẹ, chị tá hỏa nhận ra rằng con mình đã lớn, nhưng lại không biết phải bắt đầu nói chuyện với con như thế nào, cứ khi gợi ý thì con bé có vẻ ngượng, chuyển qua chuyện khác. Chị quyết định bí mật để vào phòng con quyển sách giáo dục giới tính, với hy vọng vì tò mò, con bé sẽ đọc. Để giúp đỡ có hiệu quả con gái trong qúa trình phát triển thể chất và tâm lý, chính người mẹ cũng cần có hiểu biết Mẹ là “chuyên gia” Câu chuyện của chị N.TH. ở Thái Nguyên cũng vậy, con gái chị học lớp 6, sang năm nay trông có vẻ phổng phao hẳn, chị cứ nghĩ như mình ngày xưa, đến mười lăm mười bảy tuổi mới "thấy tháng"; nên chị cũng chưa nghĩ con mình "bị" sớm như vậy. Thật bất ngờ và bàng hoàng khi thấy con gái mắt đỏ hoe, ấp úng hỏi mẹ "Mẹ ơi, con phải làm thế nào bây giờ, con bị chảy máu!" Câu chuyện của chi L. và chị H. chỉ là một trong vô số các tình huống mà các bà mẹ gặp phải khi có con gái đang trong độ tuổi dậy thì. Độ tuổi dậy thì của trẻ em gái theo như nghiên cứu của giới chuyên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thể chất, tâm sinh lý, điều kiện kinh tế, xã hội. Với thời điểm hiện tại, trẻ em gái thường bắt đầu dậy thì từ 12, 13 tuổi. Để định hướng về vấn đề giới tính cho trẻ, không ai có thể làm tốt hơn người mẹ trong việc cung cấp cho con gái những hiểu biết về sự phát triển thể chất, sinh lý sinh sản và cả những vấn đề về văn hoá ứng xử, giao tiếp vì mối quan hệ mẹ -con gái là mối quan hệ đặc biệt: con gái thường gần gũi với mẹ để chia sẻ, tâm tình. Chính nhờ mối quan hệ đó mà người mẹ có thể dạy bảo con gái từ rất sớm những điều nhỏ nhất của phép vệ sinh phụ nữ cho đến khi con gái đến tuổi đi lấy chồng. Những biến đổi rõ rệt của các em gái tuổi dậy thì Vú trước đây giống như con trai nay bắt đầu nhú lên có màu sắc như chũm cau và phát triển to dần. Vú là tập hợp của nhiều tuyến có khả năng bài tiết ra sữa sau khi sinh con. Kích thước của vú thường là mối quan tâm của các em gái. Vú có thể to nhỏ, trung bình hay không phát triển lắm là chuyện bình thường. Phụ nữ mỗi người một vẻ thì vú cũng vậy. Một vú có thể bắt đầu to lên trước hoặc phát triển nhanh hơn vú kia cũng không có gì lo lắng. Khoảng 40% phụ nữ có kích thước vú không đều, nhiều em gái phải đến tuổi 20 thì vú mới bằng nhau. Đa số các em gái thường rất bối rối khi thấy mình bắt đầu có ngực, muốn mặc áo lót để "che chắn" như phụ nữ trưởng thành, lúc này người mẹ phải hướng dẫn giúp con chọn mua loại áo ngực phù hợp: Nên chọn loại áo mỏng, thoải mái, không chật quá thường là áo dệt kim Đông Xuân (loại dành riêng cho trẻ em gái mới lớn), không nên cho con mặc các loại áo có đệm mút, áo nâng ngực; nên khuyên trẻ khi ở nhà, không phải đi học, đi ra ngoài thì nên cởi bỏ áo ngực; đảm bảo cho sự phát triển tự nhiên. ạy trẻ cách theo d õi chu kỳ kinh nguyệt, theo dõi ợc các thay đổi có tính chất bệnh lý Cơ quan sinh dục ngoài và trong cũng có những thay đổi. Lớp mỡ dưới da tăng lên ở toàn bộ khu vực cơ quan sinh dục và nhất là vùng hông. Tử cung và 2 buồng trứng đạt kích thước bình thường vào tuổi dậy thì, đồng thời buồng trứng bắt đầu hoạt động: rụng trứng lần đầu và sau đó tiếp tục tái diễn ở mỗi chu kỳ (một chu kỳ bình thường là 28-32 ngày). Cùng với hiện tượng rụng trứng là những thay đổi có chu kỳ ở lớp bề mặt tử cung và hiện tượng hành kinh – hiện tượng đặc trưng của giới nữ. Lông cũng bắt đầu mọc ở mô vệ nữ và hố nách. Thân thể con gái trở nên tròn trĩnh hơn tạo nên hình dáng đặc thù của giới nữ do lớp mỡ dưới da phát triển hơn so với con trai. Lúc này người mẹ cũng phải quan tâm, hướng dẫn con gái cách chọn băng vệ sinh phù hợp, cách vệ sinh bằng nước sạch, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm, giặt quần lót sạch sẽ, không phơi quần áo lót ở những chỗ ẩm thấp, tối tăm để không bị nhiễm nấm. Dạy trẻ cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, theo dõi và nhận biết được các thay đổi có tính chất bệnh lý: huyết có bị đen không? có mùi hôi không? có bị ra huyết kéo dài không?… Bình thường, chất xuất tiết có độ dính, có thể kéo dài được hoặc đặc và nhờn, trong hoặc hơi trắng, khi bị nhiễm khuẩn, chất xuất tiết có thể thay đổi về mùi (hôi) – về màu sắc và độ dính (dính máu, màu vàng hay xanh) – ngứa hay có cảm giác nóng rát. Nếu thấy bất thường cần được thăm khám và tư vấn điều trị sớm. Những nét nổi bật trong tính cách của con gái tuổi dậy thì là thích được chiều chuộng, được bảo vệ, được mọi người yêu quý chứ không phải là muốn thỏa mãn một thể chất dường như vẫn còn ngủ yên, hay giấu diếm tâm trạng thực, thích được khen, dễ buồn, dễ xấu hổ, nhạy cảm, mơ mộng hão huyền, thường chỉ mơ ước có một người đàn ông lý tưởng (kiểu như một hoàng tử nào đó)… những tình cảm này mang dấu ấn thuần khiết, rất ít màu sắc tình dục… Ngày nay mẫu hình một người con gái đã có nhiều điểm thay đổi nhưng những gì tốt đẹp của nữ tính truyền thống vẫn cần được chắt lọc và bảo vệ. Lại cũng chính người mẹ có ảnh hưởng mạnh nhất đến con gái trong sự hình thành nhân cách, giới tính. . Làm gì khi con gái bạn dậy thì? Để giúp đỡ có hiệu quả con gái trong qúa trình phát triển thể chất và tâm lý, chính người. (Đống Đa, Hà Nội) có cô con gái năm nay 13 tuổi, vốn bận rộn công việc kinh doanh nên chị ít khi có thời gian chuyện trò với con gái. Một hôm vô tình chị bắt gặp con đang loay hoay thử áo. "bị" sớm như vậy. Thật bất ngờ và bàng hoàng khi thấy con gái mắt đỏ hoe, ấp úng hỏi mẹ "Mẹ ơi, con phải làm thế nào bây giờ, con bị chảy máu!" Câu chuyện của chi L. và chị