Đừng coi thường các loại bệnh về giun, đặc biệt ở trẻ em Bệnh giun đường ruột là bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và ẩm độ cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên toàn cầu có khoảng 1 tỉ người nhiễm giun đũa, 500 triệu người nhiễm giun tóc, 900 triệu người nhiễm giun móc và khoảng 100.000 người chết hằng năm do các giun nói trên gây nên. Ở Việt Nam, các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim đều chiếm tỉ lệ cao. Giun đũa xâm nhập vào người do nuốt phải trứng giun có ở trong thức ăn và nước uống không vệ sinh. Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non và hấp thụ chất bổ dưỡng trong ruột non và cũng có thể hấp thụ các thức ăn chưa tiêu hóa hết. Sự dinh dưỡng của giun cần đến protid, glucid và các loại vitamin A, C. Sức đề kháng của người bệnh đối với giun đũa ký sinh tùy thuộc vào sự dinh dưỡng của người đó. Ở trẻ em, nhiễm giun đũa có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn và ảnh hưởng đến khả năng học tập. Ngoài ra, giun đũa ký sinh có số lượng nhiều trong ruột có thể làm tắc ruột, thủng ruột, di chuyển lạc chỗ… gây nên những ca cấp cứu nguy hiểm. Giun móc là loại giun có các răng sắc bén dùng để móc, bám vào niêm mạc ruột ký chủ. Ấu trùng giun móc có sẵn ngoài đất xâm nhập vào người bằng cách chui qua da mỏng như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân theo máu đến tim, phổi và trở về ruột để trưởng thành. Giun móc ký sinh ở tá tràng và sinh sống bằng cách hút máu. Lượng máu bị mất đi mỗi ngày do một con giun móc lấy đi có thể lên đến 0,2 ml máu, gây thiếu máu ở bệnh nhân. Giun tóc có hình dạnh giống như cây roi, phần đuôi to và phần đầu dài mảnh như sợi tóc. Giun tóc xâm nhập vào người giống như giun đũa. Giun tóc hút máu để sống. Mỗi con giun tóc có thể làm mất đi khoảng 0,005 ml máu mỗi ngày. Trong trường hợp nhiễm giun tóc nhiều và kéo dài người bệnh có thể bị thiếu máu, tiêu chảy giống như bị lỵ và tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ đưa đến khả năng bị sa trực tràng. Giun kim ký sinh bình thường ở manh tràng, phần cuối ruột non và đầu ruột già. Giun cái không đẻ trứng ở trong ruột mà di chuyển theo đại tràng ra rìa đến hậu môn, tại các nếp niêm mạc hậu môn để đẻ trứng thường vào ban đêm. Triệu chứng lâm sàng duy nhất dễ nhận biết là ngứa hậu môn, quấy khóc. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Biểu hiện lâm sàng khác cũng có thể xảy ra như mê sản, co giật, động kinh, bé hay nghiến răng khi ngủ, đái dầm, cương dương ở bé trai. Giun kim di chuyển lạc chỗ có thể gặp ở các bé gái: viêm âm đạo, viêm vòi trứng, tổn thương ở xoang bụng, niệu đạo và viêm ruột thừa. Để giảm thiểu sự nhiễm giun đường ruột cần phải có biện pháp phòng ngừa tích cực, liên tục và phải là ý thức giữ gìn vệ sinh của từng người. Bên cạnh đó, biện pháp điều trị hàng loạt, định kỳ cũng là biện pháp cần thiết để làm giảm tỉ lệ nhiễm giun hiện nay trong dân chúng. Tại nước ta, việc điều trị giun hàng loạt cũng đã tiến hành ở một số khu vực dân cư, đặc biệt là trong các trường học với thuốc Mebendazole – loại thuốc được WHO đưa vào danh sách thuốc thiết yếu để điều trị giun đường ruột. Mebendazole 500 mg (Fugacar) cũng là loại thuốc đáp ứng đủ các yêu cầu nói trên trong điều trị giun đường ruột hàng loạt, định kỳ. Jansen-Cilag cũng đã vừa trao tặng 711.000 liều thuốc tẩy giun Menbendazole 500 g cho trẻ em VN. Số thuốc này để sử dụng cho hơn 700.000 học sinh tiểu học ở các tỉnh Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu vào tháng 10- 2007 và tháng 4-2008. . Đừng coi thường các loại bệnh về giun, đặc biệt ở trẻ em Bệnh giun đường ruột là bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và. trở về ruột để trưởng thành. Giun móc ký sinh ở tá tràng và sinh sống bằng cách hút máu. Lượng máu bị mất đi mỗi ngày do một con giun móc lấy đi có thể lên đến 0,2 ml máu, gây thiếu máu ở bệnh. đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non và hấp thụ chất bổ dưỡng trong ruột non và cũng có thể hấp thụ các thức ăn chưa tiêu hóa hết. Sự dinh dưỡng của giun cần đến protid, glucid và các loại vitamin