Những bệnh thường gặp khi trẻ đi học Cùng với những cơn mưa tháng mười và thời tiết ẩm ướt, nhiều loại bệnh do virus và vi khuẩn gây ra cũng nhanh chóng lây lan. Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng xuất hiện nhiều thông tin về các lọai bệnh dịch nguy hiểm ở trẻ em như: Sốt xuất huyết, viêm màng não, bệnh chân – tay – miệng, tiêu chảy, sốt siêu vi…Vì vậy đây là khoảng thời gian bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Biện pháp nào cần tiến hành để giảm thiểu và ngăn chặn lây lan ? Giữ gìn môi trường sống phong quang, sạch sẽ: Một môi trường sạch sẽ và quang đãng là biện pháp tốt nhất để phòng tránh những căn bệnh lây lan nguy hiểm. Bạn nên chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cả ở nhà và lớp học của trẻ. Vì ở một lớp học đông đúc, các bệnh truyền nhiễm có thể dễ lây lan và nếu môi trường không đủ sạch thì lại càng tạo điều kiện cho những căn bệnh nguy nhiểm phát sinh. Khi ở nhà, bạn nên thường xuyên lau chùi nhà cửa, phát quang cây cối trồng trong nhà nếu có, tránh để nước đọng ở những nơi như tủ đựng chén bát, tủ lạnh …và chú ý đậy nắp những vật dụng đựng nước (hồ cá, bình lọc nước…). Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và ý thức bảo vệ môi trường: Khi thực hiện điều này, bạn cũng đồng thời dạy trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân mình. Không phải lúc nào bạn cũng ở cạnh bé mà dặn dò, nhắc nhở nên tốt nhất là giúp con hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe và môi trường sống quanh mình. Hãy dạy trẻ càng sớm càng tốt, bắt đầu từ những việc đơn giản như: ăn sạch, uống chin, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh… Thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lúc: Phòng bệnh bao giờ cũng hay hơn chữa bệnh. Vì vậy ngay từ khi trẻ ở tuổi nhũ nhi, bạn nên chú ý đến việc tiêm chủng đúng phương pháp cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần chú ý đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng lúc những vấn đề bệnh lý nếu có. Một số bệnh cần chú ý trong thời điểm hiện nay 1. Bệnh tay-chân-miệng: Bệnh tuy mới được nói tới trong mấy năm gần đây tại Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh, nhưng lại khá nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở các xứ nhiệt đới, nhất là vào mùa hè thu và thường gặp nhiều ở trẻ 3-4 tuổi (tuổi mẫu giáo). Virus Entero 71 là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn… bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp. Biểu hiện sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy ở người bệnh là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi.Sau 1-2 ngày, xuất hiện những hồng ban trên da, một vài giờ sau chuyển thành những bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hay vùng mông của trẻ. Đáng chú ý là những vết loét ở mặt trong má, trên vòm họng,trên mặt lưỡi…khiến trẻ đau, biếng ăn, quấy khóc Ngoài ra trẻ có thể bị ho, ói, chảy mũi, tiêu chảy. Bệnh có thể tiến triển theo hướng xấu khi xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, ói nhiều, co giật, lơ mơ, mê sảng. Hãy đưa trẻ tới các bác sĩ nhi khoa ngay từ khi bệnh chưa trở nặng để tránh những hậu quả đáng tiếc do nhiễm khuẩn huyết, do viêm não, màng não, viêm cơ tim…có thể dẫn tới tử vong. 2. Sốt xuất huyết: Đây là loại bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày mà không tìm thấy lý do, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, đi tiêu ra máu… Khi trẻ có triệu chứng sốt xuyết huyết nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để có biện pháp chưa trị kịp thời và hiệu quả. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau: Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy, cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…, cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…, hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao, không cho trẻ uống Aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống. 3. Bệnh tiêu chảy cấp: Bệnh thường do virus và vi khuẩn gây ra. Ngoài những dấu hiệu chung của những bệnh do virus và vi khuẩn gây ra như: sốt, biếng ăn, chướng bụng, buồn ói, ói,…, bệnh thường gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở người bệnh. Trẻ nhiễm bệnh thường đi tiêu từ 4-5 lần/ngày, phân lỏng, có màu trắng đục như nước vo gạo hoặc có lẫn máu. Bệnh trở nặng sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước, chướng bụng, nhịp tim rối lọan, mẹ sảng…và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Khi thấy trẻ có dấu hiệu đi tiêu phân lỏng từ 5-10 lần/ngày, đi tiểu ít, bụng chướng dần, sốt nhẹ thì bạn phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. 4.Ngoài những căn bệnh nói trên, những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do virus, những bệnh viêm não, viêm màng não cũng là những căn bệnh cần quan tâm vào thời điểm này. Việc phát hiện nhiều khi khó khăn, nên bạn đừng bỏ qua bất kỳ biểu hiện bất thường nào của trẻ, và hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sĩ riêng của bạn khi nhận thấy những dấu hiệu đáng nghi. . Những bệnh thường gặp khi trẻ đi học Cùng với những cơn mưa tháng mười và thời tiết ẩm ướt, nhiều loại bệnh do virus và vi khuẩn gây ra cũng nhanh chóng lây lan. Những ngày. 4.Ngoài những căn bệnh nói trên, những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do virus, những bệnh viêm não, viêm màng não cũng là những căn bệnh cần quan tâm vào thời đi m này. Việc phát hiện nhiều khi. tiêu chảy kéo dài ở người bệnh. Trẻ nhiễm bệnh thường đi tiêu từ 4-5 lần/ngày, phân lỏng, có màu trắng đục như nước vo gạo hoặc có lẫn máu. Bệnh trở nặng sẽ khi n cơ thể trẻ mất nước, chướng bụng,