Nấm sợi (tt) (Filamentous Fungi) PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP: 4. Phương pháp pha loãng: Phương pháp này dùng cho các mẫu đất. 1. Trước hết các mẫu đất phải được xử lý trước khi phân lập bằng cách phơi khô ở nhiệt độ phòng 2-3 ngày, sau đó dùng rây qua sàng có kích thước 2-3mm. 2. Cân 1g đất đã xử lý cho vào 9ml nước cất khử trùng, dùng vortex hoà tan đất. 3. Pha loãng mẫu ở các nồng độ pha loãng khác nhau: 10 -4 , 10 -5 là 2 nồng độ thích hợp để phân lập nấm trong đất ở Việt Nam. 4. Hút 0,5 ml dịch pha loãng ở 2 nồng độ trên nhỏ lên đĩa Peptri chứa môi trường phân lập ( môi trường Martin, hoặc môi trường cơ sở). Dùng que gạt trang đều dịch trên bề mặt thạch. 5. Đặt đĩa thạch trong tủ 25 0 C, phân lập nấm sợi từ những khuẩn lạc riêng rẽ trên đĩa thạch sau khoảng thời gian 4- 10 ngày. 5. Phương pháp pha loãng kết hợp với xử lý tia cực tím: Tương tự như 4 bước ban đầu của phương pháp pha loãng. Thêm một bước tiếp đó là đặt đĩa Peptri chứa môi trường phân lập và đã gạt dịch pha loãng đều trên bề mặt thạch vào tủ cấy và bật đèn tím 20 phút. Các bước khác tương tự như phương pháp pha loãng thông thường. 6. Phương pháp phân lập nấm đảm và nấm túi (Basidiomycetes và Ascomycetes) 1. Quả thể nấm sau khi thu hái, rửa sạch, cắt miếng nhỏ khoảng 5cm phần bên trong. 2. Rửa sạch bằng nước cất vô trùng (2-3 phút), sau đó dùng băng dính 2 mặt dính 3-4 miếng cắt quả thể gắn vào nắp trên của đĩa thạch nước. Đánh dấu vị trí gắn miếng nấm bằng bút viết kính ở đáy đĩa thạch nước. 3. Ủ 20 0 C trong vòng 24 giờ. 4. Soi dưới kính lúp tại vị trí đánh dấu xem độ nảy mầm của bào tử nấm. 5. Dùng que cấy hình vòng tròn lấy đám bào tử vừa nảy mầm đó chuyển sang đĩa môi trường thạch cao malt. 7. Phương pháp rửa bề mặt: Phương pháp này dùng để phân lập nấm từ lá tươi hoặc lá rụng. Cách làm: 1) Cắt mẫu lá cây (tươi và khô), rễ cây, cành cây, ra thành các miếng nhỏ, sau đó cho vào ống nghiệm. 2)Thêm 20ml dung dịch 0.005% Aerosol OT (di-iso-octyl sodium sulfosuccinate) hoặc dung dịch 0.005% Tween 80, lắc mạnh bằng máy vortex khoảng 10 phút để loại trừ vi sinh vật bám trên bề mặt mẫu. 3) Bước làm khô mẫu: loại bỏ nước trong ống nghiệm, dùng kẹp vô trùng lấy mẫu ra đặt lên bề mặt giấy lọc để qua đêm trong tủ cấy vô trùng, bước này có tác dụng loại bỏ sự nhiễm khuẩn. 4) Dùng kẹp vô trùng đặt mẫu đã làm khô lên bề mặt môi trường thạch LCA lăn một vòng mẫu lá (để loại tạp nhiễm (nếu có) một lần nữa), mỗi đĩa thạch có thể chia làm 8 phần để kiểm tra. 5) Sau đó chuyển mẫu sang đĩa thạch môi trường LCA vô trùng khác, mỗi đĩa nên đặt một mẫu, mỗi mẫu 5 miếng cắt. Ủ ở nhiệt độ 25 0 C trong vòng một tháng. 6) Trong khoảng thời gian đó hàng ngày phải kiểm tra sự nảy mầm của các vi sinh vật dưới kính lúp, phân lập nấm sợi nếu có. . Nấm sợi (tt) (Filamentous Fungi) PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP: 4. Phương pháp pha loãng: Phương pháp này dùng. phương pháp pha loãng thông thường. 6. Phương pháp phân lập nấm đảm và nấm túi (Basidiomycetes và Ascomycetes) 1. Quả thể nấm sau khi thu hái, rửa sạch, cắt miếng nhỏ khoảng 5cm phần. Dùng que gạt trang đều dịch trên bề mặt thạch. 5. Đặt đĩa thạch trong tủ 25 0 C, phân lập nấm sợi từ những khuẩn lạc riêng rẽ trên đĩa thạch sau khoảng thời gian 4- 10 ngày. 5. Phương pháp