Hạt cải trắng trị nhức răng Rau cải bẹ trắng còn tên gọi là rau cải trắng, tiếng Hán gọi là bạch thái, hay bạch giới thái, còn hột rau cải bẹ trắng thì gọi là bạch giới tử. Sách Bản Thảo Cương Mục gọi rau cải bẹ trắng là “Hồ giới” hay “Thục giới” và có chép rằng: Giống này từ Hồ Nhung tới, lại trồng tốt ở trên đất Thục nên mới có tên này. Giống cải này vào tháng 3 là nở hoa sắc vàng, trắng. Lại còn một thứ cải nữa lên ngồng như cải quả, hột lớn như hột kê, sắc hoa vàng trắng. Một loại cải nữa có ngồng lớn nhưng trong ruột đặc, ngồng lên cao và hột cũng lớn, thứ này tuy cũng là loại cải nhưng khác các thứ cải kia, có tính thông đàm, tiêu thũng và trừ đau nhức. Đây chính là loại cải bắp. Riêng về hột cải trắng, sách Bản Thảo Bị Yếu có chép: Bạch giới tử vị cay, tính ấm, đi vào phổi, làm thông kinh mạch, làm ấm tỳ vị, giúp ra mồ hôi xua tan cái lạnh, khiến làm lợi khí mà tiêu đàm, tiêu thũng, chỉ thống. Chủ trị ho, cước khí, các bệnh về gân cốt Tuy nhiên, với người bị ho lâu, phế hư lại không được sử dụng. Theo sách Nam dược thần hiệu hột cải bẹ trắng (Bạch giới tử) có vị cay, tính ấm, không độc, khoan lợi, tiêu đàm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, cước khí, đau phong. Trong y học hiện đại các nhà dinh dưỡng cũng đã phân tích các thành phần trong rau cải bẹ trắng thấy chứa nhiều chất có tác dụng bổ dưỡng và vitamin, nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt trong đó có vitamin C là một antioxidants mạnh (chống ôxy hóa mạnh). Để cùng tham khảo và có thể áp dụng trong trị liệu một số chứng bệnh, sau đây xin giới thiệu cụ thể để có thể tiện lợi lựa chọn sao cho thích hợp để việc chữa trị hiệu quả. Trị chứng nhức răng: Răng sưng đau lệch cả mặt. Cần lấy 14 hạt cải trắng còn tươi nghiền nát sau cho một chút sữa người mới vắt trộn lẫn. Nếu nhức răng bên trái thì nhỏ vào lỗ mũi bên phải, ngược lại nhức răng bên phải thì lại nhỏ vào lỗ mũi trái. Rất hiệu nghiệm (Hể nang tập toản). Trị chứng nhức đầu: Theo y thuật phổ cứu, lấy hạt cải trắng 1 nhúm, tán thành bột, trộn cùng với ít giấm, sau đó lấy hỗn hợp này thoa lên gáy và 2 bên thái dương chốc lát sẽ hết đau nhức đầu (hạt cải trắng trị nhức đầu hay hơn hạt cải xanh). Trị chứng lạnh bụng dưới: Có thể do hàn khí tụ ở phần bụng dưới gây ra đau râm ran không ngớt. Lấy hạt cải trắng 40g, sao hơi vàng, tán bột mịn, sau quết thật nhuyễn với cơm nếp viên hoàn bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 10 viên với nước gừng. Ngày uống 2-3 lần, uống cho đến khi hết đau thì ngừng (theo Cổ phương diệu dụng). Trị chứng cam răng: Tức là răng bị mủn, làm cho răng lợi bị loét, miệng rất hôi thối như vậy gọi là cam răng. Lấy lá cải trắng đốt thành than, nghiền nát mịn. Sau đó lấy bột này thường xuyên xát vào nơi răng lợi đau sẽ khỏi. Chữa chứng bị bế kinh: Hằng tháng đến kỳ hành kinh không thấy hành kinh. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng khiến bụng dưới đau tức, eo lưng và bắp đùi nặng trĩu như đeo đá, người trở nên bần thần, mệt mỏi, nóng sốt từng cơn. Lấy ngay 2 lạng ta hột cải trắng (80g), tán nhỏ. Mỗi lần uống 2 tiền (tức là 7,5g) pha với rượu mà uống khi bụng còn chưa ăn gì (bụng trống). Rất hiệu nghiệm (theo Nam dược thần hiệu). Trị chứng thũng độc mới phát: Lấy một ít hạt cải trắng, tán bột hòa với giấm đắp vào sẽ tự tan (cũng theo Nam dược thần hiệu). Trị chứng sơn ăn lở loét: Lấy 9 lá cải trắng nấu kỹ lấy nước rửa sẽ khỏi. Chữa đau dạ dày: Theo Giản tiện phương, lấy lá cải bắp rửa sạch bằng nước muối, rồi cho ép lấy nước bắp cải tươi mà uống sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh. Cần uống thường xuyên ngày 2-3 lân, bệnh sẽ giảm rõ rệt. . Hạt cải trắng trị nhức răng Rau cải bẹ trắng còn tên gọi là rau cải trắng, tiếng Hán gọi là bạch thái, hay bạch giới thái, còn hột rau cải bẹ trắng thì gọi là bạch giới. hết đau nhức đầu (hạt cải trắng trị nhức đầu hay hơn hạt cải xanh). Trị chứng lạnh bụng dưới: Có thể do hàn khí tụ ở phần bụng dưới gây ra đau râm ran không ngớt. Lấy hạt cải trắng 40g, sao hơi. lệch cả mặt. Cần lấy 14 hạt cải trắng còn tươi nghiền nát sau cho một chút sữa người mới vắt trộn lẫn. Nếu nhức răng bên trái thì nhỏ vào lỗ mũi bên phải, ngược lại nhức răng bên phải thì lại