1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thương nghiệp

27 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 754,5 KB

Nội dung

THƯƠNG NGHIỆP a. Vai trò. Trên thực tế, trong đời sống và SX con người có nhu cầu trao đổi với nhau về hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở tự nguyện, thoả thuận với nhau về giá cả mà 2 bên đều có lợi; sự trao đổi trên (giữa các nhân, tập thể, giữa các quốc gia) đã xuất hiện một ngành mới thuộc lĩnh vực dịch vụ: đó là thương nghiệp. Như vậy, thương nghiệp có nguồn gốc từ nền sản xuất hàng hoá, nó được phát triển song song với sự phát triển của việc PCLĐXH và sự tập trung sản xuất trên qui mô lớn. Ngày nay, thương nghiệp đang phát triển theo xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá toàn cầu. Trong hoạt động thương nghiệp, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi một nước (gọi là nội thương), còn trao đổi với nước ngoài (gọi là ngoại thương). Vai trò của thương nghiệp thể hiện: làm cho mọi thứ hàng hoá ở khắp nơi trên TG có thể đến tay người tiêu dùng; trong nền kinh tế thị trường, thương nghiệp còn thúc đẩy quá trình CMH’ sản xuất (tức là ở một lãnh thổ nào đó có thể CMH’ SX một vài SP phục vụ cho các vùng khác và (ngược lại) các vùng khác cũng sẽ cung cấp một số SP mà vùng có nhu cầu). Thương nghiệp đóng góp phần đáng kể vào cơ cấu GDP của cả nước; góp phần vào sự PCLĐ QTế b. Nội thương - Dưới thời phong kiến, hoạt động nội thương đã được đẩy mạnh. Vào thế kỉ XVI-XVII, hoạt động này đã rất nhộn nhịp. Trong đó, có một số đô thị nổi tiếng cho đến nay vẫn còn nhắc đến như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Gia Định (Sài Gòn) - Thời Pháp thuộc, bên cạnh các chợ quê, xuất hiện các chợ có qui mô lớn như Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Sắt (Hải Phòng), chợ Rồng (Nam Định), chợ Vinh (Nghệ An), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (Sài Gòn). Hoạt động này tuy thăng trầm lúc lên - lúc xuống, nhưng nó là điều kiện rất cần thiết để phục vụ cho đời sống và sản xuất xã hội - Từ 1990 trở lại đây. Sau một thời gian khó khăn và khủng hoảng, nhờ tác động của các chính sách vĩ mô (đặc biệt là sự thay đổi cơ chế quản lý) ngành đã tìm ra lối ra và phát triển mạnh. Sự phát triển này thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng khá nhanh (1990 là ~ 19.031,2 tỉ đồng, năm 1998 tăng lên 180.500tỉ đồng (tăng ~ 9,5 lần) và đến năm 2002 là 272.793 tỉ đồng (gấp ~ 14,3 lần so với năm 1990). - Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra cũng không đều giữa các vùng lãnh thổ. Những vùng có nền kinh tế phát triển hoạt động này tấp nập hơn (ngược lại); ví dụ: năm 2002: Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Đông Nam Bộ chiếm 35,8% doanh số bán lẻ cả nước ĐB sông Cửu Long (19,5%), ĐB sông Hồng (19,0%); Thấp nhất là Tây Bắc (1,0%). Các tỉnh có tổng mức bán lẻ cao nhất TP HCM (25,4% cả nước), Hà Nội (9,3%). Về thành phần kinh tế: tổng mức bán lẻ cao nhất là kinh tế ngoài QD (tập thể, tư nhân) chiếm 81,0%, đến kinh tế QD (17,2%) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN (1,8%). Vấn đề đặt ra là hoạt động của ngành còn phân tán, manh mún, hàng thật - hàng giả cùng tồn tại trên thị trường làm cho lợi ích của người kinh doanh và tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. Vì thế, trong tương lai, cần gắn chặt thương mại - tiêu dùng - sản xuất; đẩy mạnh phát triển thị trường thương mại nội địa thống nhất trên phạm vi cả nước. Hình thành các tập đoàn thương mại mà nòng cốt là kinh tế QD. Định hướng đến 2010, nội thương sẽ chiếm 3,7% giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ và 13,3% GDP. c. Ngoại thương Là ngành đóng góp quan trọng cho sự phồn vinh của đất nước. Ngay thời Bắc thuộc, nước Văn Lang - Âu Lạc đã có quan hệ buôn bán với nước ngoài (đặc biệt là với các nước láng giềng như Trung Quốc). Thương mại bằng đường biển cũng rất phát triển, thời kỳ này đã buôn bán với nhiều nước phương Tây. Dưới thời phong kiến (giai đoạn đầu do chính sách bế quan toả cảng, hoạt động này chưa được phát triển). Đến đời Lý - Trần buôn bán bắt đầu được phát triển, ngoài việc buôn bán với các nước láng giềng, thì việc buôn bán với phương Tây cũng rất tấp nập, các tàu buôn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, việc buôn bán lại phụ thuộc vào chính quốc, mang tính chất độc quyền đã bóp chết các ngành thủ công truyền thống. Trong 2 cuộc kháng chiến, hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Hoạt động này chỉ phát triển mạnh từ sau 1990. Trước đó, sự tan rã của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), thị trường truyền thống của nước ta bị thu hẹp lại, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã tìm kiếm được một số thị tường mới và hoạt động xuất - nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Sau nhiều năm nhập siêu, đến 1992 cán cân xuất - nhập khẩu của nước ta đã cân bằng. Từ sau 1993 nhập siêu tăng lên nhưng về bản chất khác thời kỳ trước. - Về thị trường đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá. Ngoài thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), đã hội nhập được với nhiều thị trường mới (các nước tư bản và đang phát triển), chúng ta đã quan hệ với nhiều công ty và các tổ chức phi chính phủ khác. - Về cơ chế quản lý cũng có thay đổi, xoá bỏ cơ chế cũ, mở rộng quyền hoạt động đến tận các ngành, các cơ sở địa phương và tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. - Về cơ cấu giá trị hàng X - NK: Xuất khẩu chủ yếu là các nhóm hàng CN nhẹ - TTCN, CN nặng, khoáng sản và hàng nông sản chiếm ưu thế tuyệt đối. Về cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là TLSX, nguyên-nhiên liệu-thiết bị toàn bộ, dầu khí và HTD. Bảng 5.7. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu 1990 - 2008. (Triệu USD) Tổng số Chia ra Cán cân xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 5156,4 2404,0 2752,4 - 348,4 1992 5121,5 2580,7 2540,8 + 39,9 1994 9880,1 4054,3 5825,8 - 1771,5 1996 18399,5 7255,9 11143,6 - 3887,8 1998 20859,9 9360,3 11499,6 - 2139,3 2000 30119,2 14482,7 15636,5 - 1153,8 2002 36451,7 16706,1 19745,6 - 3039,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 - 5483,8 2005 69419,9 32441,9 36978,0 - 4536,1 2008 143398,9 62685,1 80713,8 - 18028,7 - Các bạn hàng + Về xuất khẩu quan trọng nhất là các nước Châu Á (chiếm 65,5% giá trị xuất khẩu), châu Âu (24,0%). Các nước và lãnh thổ nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản (2.438 triệu USD, chiếm 18,2% giá trị xuất khẩu cả nước), Hoa Kỳ (14,5%), Trung Quốc (9,0%). + Về nhập khẩu, nước ta nhập khẩu nhiều hàng nhất từ các nước ở C.Á (78,4% giá trị nhập khẩu cả nước) đến C.Âu (14,9%). Trong số này, quan trọng nhất là Đài Loan (12,8%), Singapo (12,8%), Hàn Quốc (11,6%) và Trung Quốc (10,9%). d. Các cửa khẩu trao đổi buôn bán với bên ngoài. Trong việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài, thì vận tải đường biển có ý nghĩa hàng đầu; với các nước láng giềng và vùng biên giới thì đường bộ cũng có tầm quan trọng nhất định. Đến 2008 Việt Nam đã mở 16 cửa khẩu QTế, 13 cửa khẩu QGia, 29 cửa khẩu địa phương và 62 chợ biên giới. - Với Trung Quốc, chúng ta có đường biên giới chung dài 1.400km, việc giao lưu chính thức qua 4 cửa khẩu quốc tế (Móng Cái, Hữu Nghị, Thanh Thuỷ, Lào Cai); 6 cửa khẩu quốc gia và 14 cửa khẩu địa phương; Số chợ biên giới là 26 (Quảng Ninh 3, Lạng Sơn 5, Cao Bằng 7, Hà Giang 6, Lào Cai 4, Lai Châu 1). - Với Lào (phía Tây), đường biên giới 2.069 km, có 6 cửa khẩu quốc tế (Tây Trang, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Bờ Y), 4 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu địa phương. Có 7 chợ biên giới (Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum). - Với Cămpuchia, đường biên giới 1.080km, có 6 cửa khẩu quốc tế (Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Vĩnh Xương, Xà Xía), 3 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phương. Số chợ biên giới 29: Gia Lai (3), Bình Phước (1), Tây Ninh (3), Long An (5), Đồng Tháp (5), An Giang (10), Kiên Giang (2). Bảng 5.8. Các cửa khẩu vùng biên giới trên bộ (2007) Các tỉnh Tên cửa khẩu đã mở Quốc tế Quốc gia Địa phương Q.Ninh Móng Cái Hoàng Mô Bắc Phóng Sinh Lạng Sơn Hữu Nghị ChiMa,Bình Nghi Tân Thanh, Cốc Nam Cao Bằng Tà Lùng Trà Lĩnh,SócGiang, Pò Peo, Hạ Lang, Bí Hà Hà Giang Thanh Thuỷ Xín Mần, Phó Bảng, Sam Pưn, Xín Cái Lào Cai Lào Cai Mường Khương Bát Sát, Bắc Hà Lai Châu Ma Lu Thàng 6 tỉnh 4 cửa 6 cửa 14 cửa Lai Châu Tây Trang Sơn La Pa Háng, PaThơm Chiềng Khương Thanh Hoá Na Mèo Nghệ An Nậm Cắn Hà Tĩnh Cầu Treo Quảng Bình Cha Lo Quảng Trị Lao Bảo La Lay Kon Tum Bờ Y 8 tỉnh 6 cửa 4 cửa 1 cửa Kon Tum Gia lai Lệ Thanh Đắc Lắc Bu Prăng Đắc Pơ Bình Phước Hoa Lư Hoàng Diệu Tây Ninh Xa Mát, Mộc Bài Phước Tân, Cà Tem Long An Bình Hiệp, Mĩ Quí Tây, Hưng Điền Đồng Tháp Thường Phước Thông Bình, Sở Thượng, Dinh Bà An Giang Vĩnh Xương Tịnh Biên Đồng Đức, Khánh Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông Kiên Giang Xà Xía 9 tỉnh 6 cửa 3 cửa 14 cửa 23 tỉnh 16 quốc tế 13 quốc gia 29 địa phương e. Định hướng phát triển. Trong tương lai hoạt động X-NK sẽ triển khai theo hướng khai thác các lợi thế so sánh của nước ta để mở rộng khối lượng hàng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng: Tăng tỉ trọng hàng CN và dịch vụ; Giảm dần tỉ trọng hàng nông sản sơ chế; Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, chiếm lĩnh và củng cố thị trường. Trong hàng nhập khẩu, tăng tỉ trọng nhập khẩu kĩ thuật, giảm dần tỉ trọng HTD & nguyên, nhiên liệu. Đến sau 2010, dự kiến sẽ hình thành - TT thương mại quốc tế là đầu mối X-NK, nơi giao dịch và dịch vụ thương mại quốc tế, nằm ở đô thị loại 1có tổng mức xuất nhập khẩu hàng năm trên 4,0 tỉ USD. Hai trung tâm thương mại quốc tế này sẽ là Hà Nội (16,1 tỉ USD) và TP HCM (27,3 tỉ USD). - TT thương mại quốc gia là đầu mối giao dịch giữa các vùng trong nước với tổng kim ngạch XK ≥ 1,0 tỉ USD/năm. Dự kiến thành lập 3 trung tâm (Hải Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu). - TT thương mại vùng là đầu mối giao dịch trong vùng. Dự kiến 7 trung tâm (Cần Thơ, Biên Hoà, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Vinh, Hạ Long, Việt Trì). - TT thương mại cửa khẩu là đầu mối giao dịch với các nước láng giềng. Dự kiến Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai, Mộc Bài, Vĩnh Xương, Cầu Treo. DU LỊCH a. Vai trò. Du lịch, theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước ta kí 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình; nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. (Điểm 1, Điều 10, trang 8). Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống VH - XH, nó phát triển mạnh mẽ như là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Từ sau chiến tranh TG II (đặc biệt là từ 1950) trở lại đây, hoạt động du lịch trên TG trở nên rất nhộn nhịp. Năm 1950, số khách du lịch quốc tế ~ 25,3 triệu, doanh thu 2,4 tỉ USD. Năm 1990, số khách du lịch đã tăng lên ~ 454,9 triệu và doanh thu trên 255,0 tỉ USD. Gần đây tốc độ tăng trưởng có chững lại chút ít, nhưng năm 2001 gẫn đạt 693,0 triệu khách với doanh thu ~ 462,2 tỉ USD. Trong nền kinh tế và đời sống xã hội, du lịch có vai trò rất quan trọng: Trước hết, nó góp phần làm tăng sản phẩm trong nước (người ta coi đây là ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế), ví dụ, năm 2001, TSP của ngành du lịch trên thế giới đạt 3.400 tỉ USD, chiếm 10,2% GNP toàn cầu, lôi cuốn ~ 203 triệu lao động (10,6% LLLĐ thế giới). Tạo thêm việc làm cho người lao động. Là giấy thông hành của hoà bình. Góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên - xã hội (hiện nay, ở nước ta, ngành này đã thu hút ~ trên 150.000 lao động). Du lịch còn là “giấy thông hành của hòa bình”, là phương tiện để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Du lịch còn góp phần khai thác, bảo tôn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội. b. Tài nguyên du lịch ● Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình LĐ sáng tạo của con người có thể SD nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm DL, khu DL nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. ● Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Tài nguyên này được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: - Địa hình + Địa hình Karstơ, nước ta có khoảng 6,0 vạn ha đá vôi lộ ra trên bề mặt (tập trung chủ yếu từ 16 0 B trở ra), lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển. Nước ta có đủ dạng karstơ trên mặt, ngầm (hang, động) có khả năng thu hút khách du lịch. Hiện nay, đã phát hiện hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km. Lớn nhất là các hang động ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình), tổng chiều dài 73 km, ở Cao Bằng 26 km, ở Lạng Sơn 13 km, ở Sơn La trên 12km. Ở Kẻ Bàng, các hang động tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở thượng nguồn sông Son, chúng phân bố như một dòng sông, khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi (dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha). Các hang của nước ta có cấu tạo phức tạp, những hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh, thông ra ngoài bằng nhiều cửa, tuy nhiên cũng có hang chỉ có một phòng rộng như hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, rộng 200m, cao 120m, dài 328m. Các hang động ở vùng miền núi, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và vùng Ninh Bình đều có nhiều dạng cột đá, chuông đá, măng đá rất hấp dẫn khách du lịch. Có thể chia các hang động của nước ta thành 3 khu vực chính: Ở Đông Bắc, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn (trong đó, dài nhất là hang Cả trên 3.342m, tính cả 3 tầng hang). Ở Tây Bắc, các hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng, phân bậc rõ rệt. Ở Bắc Trường Sơn, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của sông các con sông hiện nay. Bảng 5.9. Một số hang động dài nhất ở nước ta (tính đến 1997). Tên hang Tỉnh Chiều dài (m) Độ sâu (m) Tên hang Tỉnh Chiều dài (m) Độ sâu (m) Phong Nha Q.Bình 7729 83 NgườmSập C.Bằng 2184 31 Hang Tối Q.Bình 5258 80 Hang Rắn Sơn La 1718 87 Hang Vòm Q.Bình 5050 145 Hang Én Q.Bình 1645 49 Maze Cave Q.Bình 3927 45 Hang Hổ Q.Bình 1616 46 Hang Thung Q.Bình 3351 133 Rù Moóc L.Sơn 1560 42 Hang Cả L.Sơn 3342 123 Khe Ry C/Bằng 1387 120 Ngườm Pắc Bó C.Bằng 3248 77 Pitch Cave Q.Bình 1075 60 Hang Over Q.Bình 3244 103 Pắc Nàng L.Sơn 1071 0 Rục Mòn Q.Bình 2836 49 Pygmy Q.Bình 845 94 Rục Caroon Q.Bình 2800 45 Ngườm Khu C.Bằng 804 36 (Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐHKHTN, ngành Địa lý, 1998) + Dạng địa hình bờ biển, đường bờ biển nước ta dài 3.260km, có nhiều bãi tắm, cùng hệ thống đảo, quần đảo ven bờ. Từ Móng Cái - Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhập Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta là từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ. (Riêng vịnh Văn Phong có thể tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu DL biển của các nước trong khu vực như Pattaya (Thái Lan). Bãi biển của nước ta dài, rộng, nền chắc chắn, độ dốc chỉ 2 - 3 0 , độ mặn nước biển dưới 30 0 / 00 , độ trong của nước biển dao động từ 0,3- 0,5m (riêng ở Đại Lãnh và Văn Phong dao động từ 3 - 5m). + Hệ thống các đảo, quần đảo. Hiện nay cả nước có 9 huyện đảo, nhiều xã đảo với 18 vạn dân, trải dọc vùng ven biển từ Quảng Ninh - Kiên Giang. Năm 1995, trong chương trình nghiên cứu biển (đề tài KT-03-12) thì nước ta có 2.773 đảo lớn nhỏ ở ven bờ (tính đến 100km). Diện tích 1.720 km 2 , trong đó có 84 đảo có diện tích từ ≥ 1 km 2 , chiếm 92,7% tổng diện tích đảo ven bờ; các đảo có diện tích ≥ 10 km 2 (là 24 đảo) và ≥ 100 km 2 (là 3 đảo). Các đảo lớn nhất Phú Quốc (557km 2 ), Cái Bầu (194km 2 ), Cát Bà (153km 2 ), Trà Bản (76,4km 2 ), Côn Lôn (57,4km 2 ) Về phân bố, tập trung chủ yếu ở vùng biển Bắc Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Những tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2078 đảo, chiếm 74,94%), Hải Phòng (243 đảo), và 8,76%), Kiên Giang (159 đảo và 5,3%), Khánh Hoà (106 đảo và 8,82%). Trong số các đảo trên, có ý nghĩa cho du lịch nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) Bảng 5.10. Phân bố các đảo ven bờ phân theo vùng. Các vùng Hệ thống đảo Trong đó: Các đảo có diện tích ≥ 1 km 2 Số đảo % Số đảo % D.Tích (km 2 ) % Ven bờ Bắc Bộ 2321 83,70 50 59,52 761,1914 47,68 Ven bờ B.Trung Bộ 57 2,06 3 3,57 9,424 0,59 Ven bờ N.trung Bộ 200 7,21 18 21,43 153,5418 9,61 Ven bờ Đ.Nam Bộ 30 1,05 5 5,95 76,9120 4,82 Vịnh Thái Lan 165 6,96 8 9,52 595,4877 37,30 Tổng cộng 2733 100,0 84 100,0 1596,5569 100,0 - Khí hậu. Khí hậu cũng được coi là một dạng của tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu của khí hậu, đáng quan tâm nhất là 2 chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như mưa, gió, ấp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và những hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nước ta, khí hậu nhiệt đới - gió mùa tương đối thích hợp cho sức khoẻ của con người, khi hậu có sự phân hoá cả theo thời gian và không gian, biên độ dao động nhiệt trung bình không quá 15 0 C, càng vào phía Nam càng thấp dần (Nha Trang 5 0 C, Nam Bộ chỉ còn 2-3 0 C), lượng mưa 1.500 - 2.000mm Như vậy, hoạt động du lịch của nước ta còn tuỳ thuộc theo mùa của khí hậu, có thể diễn ra chỉ vài tháng hoặc cả năm như ở các tỉnh phía Nam. Riêng mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, có thể phát triển với nhiều loại hình du lịch (đặc biệt là du lịch biển). Trở ngại chính của khí hậu cho hoạt động du lịch là các tai biến của thiên nhiên là mưa, bão, gió mùa Đông Bắc lạnh ở miền Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt.v.v. - Tài nguyên nước Phục vụ cho du lịch bao gồm nước trên mặt, nước ngầm và nước khoáng, không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như du lịch hồ, du lịch sông nước Do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới - gió mùa cùng với các nguyên nhân khác, sông ngòi nước ta tuy nhiều, nhưng ít có giá trị cho du lịch (trừ hệ thống sông Cửu Long và một vài con sông khác như sông Hương ) Về các hồ, nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau: Hồ tự nhiên lớn có giá trị cho du lịch là hồ Ba Bể, hồ ở độ cao 145m/biển, diện tích ~ 500 ha, dài 7km, chỗ rộng nhất là 2km, độ sâu TB ~ 30m, hồ bị thắt khúc thành ba hồ nhỏ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng). Về các hồ nhân tạo, có 2 nguồn gốc (thuỷ điện và thuỷ lợi), có giá trị hàng đầu là hồ thuỷ điện Hoà Bình, Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Bà (Yên Bái), Núi Cốc (Thái Nguyên), Đồng Mô - Ngải Sơn (Hà Tây) Về nước ngầm, nước khoáng có giá trị đặc biệt là là nước khoáng thiên nhiên (dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt như các nguyên tố hoá học, khí, nguyên tố phóng xạ, hoặc một số tính chất vật lý như nhiệt độ, độ pH có tác dụng cho sức khoẻ của con người, đã SD cho chữa bệnh, du lịch và được phân loại thành các nhóm chủ yếu sau: Nhóm nước khoáng cacbonic (là nhóm nước khoáng quí), dùng cho giải khát, chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về thần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trong nhóm này là nước khoáng Vĩnh Hảo, khai thác từ 1928, SP có mặt cả ở các nước ĐNÁ. Nhóm nước khoáng silic, có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hoá, thấp khấp, phụ khoa Có ở Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định). Nước khoáng Kim Bôi có lượng Ca, Na khá lớn, nhiệt độ ổn định 37 0 C, thích hợp cho việc chữa các bệnh khớp, dạ dày, viêm đại tràng. Nước khoáng Hội Vân, có hàm lượng silic cao, nhiệt độ tới 79 0 C, chữa được các bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, điều hoà chức năng tiêu hoá Nhóm nước khoáng brôm - iôt - bo có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, Ở nước ta, 2 nhà nghỉ Cẩm Phả (Quang Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng) đã SD nguồn nước khoáng Quang Hanh. Ngoài ra, còn có một số loại khác cũng có giá trị cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh. - Tài nguyên sinh vật Khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì những thị hiếu về DL cũng đa dạng; con người sau những ngày LĐ căng thẳng, họ muốn thư giãn, muốn hoà mình vào thiên nhiên, từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới "Du lịch sinh thái", trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt. Về tài nguyên sinh vật, thì tài nguyên rừng và động vật có ý nghĩa rất quan trọng không những về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có ý nghĩa lớn với du lịch, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh cùng các loài động vật quí hiếm. Đối với tài nguyên sinh vật, không phải tất cả đều là đối tượng của du lịch tham quan. Tuỳ theo mục đích du lịch, mà có các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ với loại hình du lịch săn bắn thể thao; các chỉ tiêu săn bắn được qui định là các loài sinh vật không ảnh hưởng đến quĩ gien, loài động vật dưới nước, trên mặt đất, trên cây phải nhanh nhẹn; diện tích phải rộng, địa hình tương đối dễ vận động; xa khu dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn của khách; cấm dùng súng dân dụng và chất nổ nguy hiểm. Năm 2007, cả nước đã qui hoạch và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm: 30 vườn quốc, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh. 8 khu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng (thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) gồm vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, U Minh Thượng, Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát (12/02/2008), Cù Lao Chàm (05/2009), Cà Mau (05/2009). Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia là để bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái. Bảng 5.11. 30 vườn quốc gia của Việt Nam (tính đến năm 2007). TT Tên Địa điểm D.Tích (ha) Năm Th/ lập Đặc điểm đặc trưng 1 Cúc Phương N.Bình-H.Bình- T.Hóa 22200 1962 Rừng trên núi đá vôi. Voọc mông trắng. 2 Cát Bà Hải Phòng 15200 1986 Rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi. Voọc đầu trắng. 3 Ba Vì Hà Tây 7377 1991 Rừng á nhiệt đới 4 Bạch Mã T-T-Huế 22031 1991 Rừng á nhiệt đới miền Trung. Trĩ, sao, voọc chà vá. 5 Ba Bể Bắc Cạn 7610 1992 Rừng,hồ trên núi. Voọc mũi hếch 6 Bến En Thanh Hóa 38153 1992 Rừng nhiệt đới thường xanh 7 Cát Tiên Đ.Nai – L.Đồng – B.Phước 73878 1992 Rừng ĐNBộ. Voi, cá sấu, ngan cánh trắng. 8 Yok Đôn Đắc Lắk 58200 1992 Rừng khộp. Voi, bò rừng,bò tót. 9 Côn Đảo Bà Rịa - VT 19998 1993 Rừng trên đảo. Động vật biển 10 Tam Đảo V.Phúc- T.Nguyên- T.Quang 36883 1996 Rừng á nhiệt đới, sam bông. Voọc mũi hếch, voọc đen. 11 Tràm chim Đồng Tháp 7588 1998 Rừng tràm. Sếu đầu đỏ. 12 Bái Tử Long Quảng Ninh 15783 2001 Rừng trên đảo 13 Phong Nha- Kẻ Bàng Quảng Bình 85754 2001 Các kiểu rừng miền Trung. Thú linh trưởng, mang lớn 14 Phú Quốc Kiên Giang 31422 2001 Rừng trên đảo 15 Pù Mát Nghệ An 91113 2001 Các kiểu rừng miền Trung 16 Chư MomRay Kon Tum 56621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông Dương 17 Chư Yang Sin Đắc Lắc 58974 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên 18 H.Liên Sơn Lào Cai 29845 2002 Rừng á nhiệt đói 19 Lò Gò-Xamát Tây Ninh 18756 2002 Rừng chuyển tiếp 20 U Minh Thượng Kiên Giang 8053 2002 Rừng tràm. 21 Vũ Quang Hà Tĩnh 55029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn 22 Xuân Sơn Phú Thọ 15045 2002 Rừng kín thường xanh, cây họ dầu. 23 BùGiaMập Bình Phước 26032 2002 Rừng nhiệt đới ẩm. 24 Kôn Ka Kinh Gia Lai 41780 2002 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới. 25 Xuân Thủy Nam Định 7100 2003 Rừng ngập mặn. Chim nước, di trú. 26 Núi Chúa Ninh Thuận 29865 2003 Rừng khô Nam Trung Bộ 27 Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngập mặn 28 Bidoup NúiBà Lâm Đồng 29 U Minh Hạ Cà Mau 30 Phước Bình Ninh Thuận ● Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người làm ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị cho du lịch. Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng, có giá trị nhận thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi đông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn (khách du lịch thường có trình độ văn hóa, có yêu cầu nhận thức ). Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất đa dạng, phong phú. Quan trọng là các di tích (lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật ) và các lễ hội. - Di tích văn hoá - lịch sử Đây là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, có khả năng thu hút đặc biệt khách du lịch. Trên thế giới đến 1998. Hội Đồng di sản thế giới đã công nhận 582 di sản. Trong đó, 444 di sản văn hoá, 117 di sản thiên nhiên và 21 di sản hỗn hợp vừa văn hoá vừa tự nhiên. Ngày 1/12/1999 tại Ma Rốc, Hội Đồng di sản thế giới công nhận thêm 48 di sản nữa. Ở Việt Nam, đến năm 2007 có 7 di sản được công nhận là Cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994), Tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), gần đây là di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế. Di tích văn hoá - lịch sử là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích và thắng cảnh lại được chia ra các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh. Ngoài di tích, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi vì nó cũng có giá trị thu hút khách du lịch. Cho đến 2003, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại (trong số này có 2.715 di tích được Bộ văn hoá xếp hạng; được chia ra di tích lịch sử chiếm (51,2%); di tích kiến trúc nghệ thuật (44,2%); di tích khảo cổ (1,3%); thắng cảnh (3,3%). Về viện bảo tàng, cả nước có 117 (trong đó, bảo tàng TW (6), bảo tàng thành phố (79), bảo tàng chuyên ngành (32 thì có 24 thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó đã trưng bày 87.515 hiện vật, và 606.886 hiện vật đang được kiểm kê khoa học (có 489 trống đồng). - Lễ - hội: Là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau một thời gian lao động mệt nhọc; hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại nào đó như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hay nhằm giải quyết những nỗi lo âu, khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa khắc phục được. Lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, nó là một tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau: “Thiêng liêng và trần tục; Nghi lễ và đôn hậu; Truyền thống và phóng khoáng; Giàu có và khốn khổ; Cô đơn và đoàn kết; Trí tuệ và tài năng ” Lễ hội bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội Phần lễ, các lễ hội dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu cho ngày hội. Phần mở đầu này thường mang tính tưởng niệm hướng về một sự kiện trọng đại, một vị anh hùng lỗi lạc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, hoặc bày tỏ lòng tôn kính các bậc thánh hiền, thần linh, cầu mong cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà và phồn vinh hạnh phúc. Phần hội, thường là những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn người xưa, tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất đều được phô diễn ra, đem lại niềm vui cho mọi người. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ Với khách du lịch, thông qua lễ hội họ có dịp hiểu sâu thêm phong tục tập quán, lối sống cũng như truyền thống của một địa phương. Ở nước ta, lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa 2 mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ lao động này chuyển sang chu kỳ lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền, thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của người Mường; múa xoè, ném còn của người Thái; hát sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các DT Tây Nguyên Về qui mô, có thể diễn ra trên một vùng rộng lớn, nhưng cũng có khi chỉ ở trên một vùng nhỏ 1 làng hoặc 1 xã. Về thời gian, có lễ hội chỉ diễn ra vài ngày, có lễ hội diễn ra vài tháng như Hội Chùa Hương (Hà Nội) kéo dài 3 tháng. Có lễ hội thu hút đông đảo khách từ nhiều vùng đất nước như Hội Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Đền Bà (Tây Ninh) Trong chương trình chào đón giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ VH-TT đã chọn 13 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Lễ hội Đền Gióng (Hà Nội);Chùa Hương (Hà Nội);Phủ Giày (Nam Định); Đền Hùng (Phú Thọ); Trường Yên (Ninh Bình); Yên Tử (Quảng Ninh); Tây Sơn (Bình Định); Hội đâm trâu (Tây Nguyên); Hội đua bò (An Giang); Hội đua thuyền (Sóc Trăng); Hội chọi trâu (Đồ Sơn); Nghinh Ông (Bà Rịa – Vũng Tàu); Katê (Ninh Thuận). ● Các dạng tài nguyên nhân văn khác Văn hoá dân tộc cũng là đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Nước ta, 54 dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo. Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Các món ăn đặc sản dân tộc ở các vùng khác nhau cũng thu hút du khách. Các làng nghề với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao (đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ, .v.v.). c. Sự phát triển của du lịch ở Việt Nam - Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 09/07/1960, theo Nghị định 26/CP của CP. Sau 1975, ở miền Nam một số Công ty du lịch lần lượt được hình thành như Saigon Tourist, OSC Việt Nam đã hoà vào mạng lưới du lịch của cả nước. Tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự chuyển biến từ sau đổi mới (đặc biệt từ sau 1990), bởi vì du lịch không thể phát triển cùng với chiến tranh cũng như với cơ chế bao cấp cũ. Từ một Công ty ban đầu nằm trong Bộ Ngoại giao, đến nay về mặt quản lý hành chính Nhà nước chúng ta có Tổng cục Du lịch và nhiều Sở du lịch ở 64 tỉnh [...]... làng nghề nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, phố cổ Hà Nội) Bên cạnh dạng quần cư nông thôn, hiện nay các đô thị cũng phát triển khá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải quan trọng cả đường sắt, ô tô, sông, hàng không Có Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật quan trọng... 3,52 19,3 2,02 86,8 4,42 182,4 4,31 CHND Trung 9,55 50,5 36,5 643,3 15,19 Hoa 62,6 484,0 9 717,4 3 * Mục đích đến 45,1 47,0 58,6 2612,9 61,69 Du lịch 610,6 9 837,6 1 2038,5 2 22,7 14,9 14,2 844,3 19,93 Thương mại 308,0 9 266,0 3 495,6 5 Thăm thân nhân 432,7 32,0 337,1 18,9 508,2 14,6 510,5 12,05 2 Các mục đích khác * Phương tiện đến 341,1 Đ Hàng không 1206,8 Đường thủy 89,3 1 1,61 21,7 1022,1 187,9 9,09... triệu, 2003 là 2,2 triệu, và 2008 tăng lên 4,235 triệu lượt người) Về thị trường: khách du lịch vào nước ta đông nhất là Trung Quốc đến Nhật Bản và Hoa Kỳ Mục đích đến (2008): khách đi du lịch (61,69%), thương mại (19,93%), thăm thân nhân (12,05%), mục đích khác (6,33%) Về phương tiện đến bằng đường hàng không (77,51%), đường bộ (18,91%), đường thuỷ (3,58%) So với khu vực ĐNÁ, Việt Nam đứng thứ 6 về số... ở M.Nam Núi Thành (Quảng Nam), trận đọ súng đầu tiên giữa quân giải phóng với bọn xâm lược Mỹ, đã khẳng định một chân lý ví đại: “Chúng ta có thể đánh và đánh thắng được Mỹ” Hội An, từ TK 18 đã là một thương cảng sầm uất Về mặt tự nhiên Việc hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp, ở vị trí giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa 2 đơn vị kiến tạo lớn và là nơi gặp gỡ... phục vụ du lịch Do nằm ở giữa tuyến giao thông huyết mạch (đường sắt và QL 1A Bắc - Nam) vùng có điều kiện để phát triển GTVT cả đường sắt, ô tô, biển và hàng không Từ cảng Đà Nẵng có thể dễ dàng thông thương với các cảng thuộc khu vực CÁ - TBD và các cảng dọc ven biển trong nước, hàng hoá vận chuyển cho Lào đều thông qua cảng này Ngày 01/04/1998, sân bay Đà Nẵng trở thành sân bay quốc tế, có thể tiếp . Ngày nay, thương nghiệp đang phát triển theo xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá toàn cầu. Trong hoạt động thương nghiệp, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi một nước (gọi là nội thương) ,. ngoài (gọi là ngoại thương) . Vai trò của thương nghiệp thể hiện: làm cho mọi thứ hàng hoá ở khắp nơi trên TG có thể đến tay người tiêu dùng; trong nền kinh tế thị trường, thương nghiệp còn thúc. thể, giữa các quốc gia) đã xuất hiện một ngành mới thuộc lĩnh vực dịch vụ: đó là thương nghiệp. Như vậy, thương nghiệp có nguồn gốc từ nền sản xuất hàng hoá, nó được phát triển song song với sự

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:00

Xem thêm

w