Ve sầu làm thuốc Mùa hè là mùa ve sầu sinh trưởng và phát triển. Thật khó có ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường mà lại quên được tiếng ve sầu và màu đỏ của hoa phượng vĩ trong cái nắng rạo rực mỗi khi mùa hè đến! Nhưng, cũng ít ai biết rằng ve sầu và xác lột của nó còn là vị thuốc hết sức độc đáo và có giá trị của y học cổ truyền. Ve sầu là một loài sâu bọ có vỏ cứng, có đốt. Con đực khi giao cấu xong thì chết, con cái đẻ trứng ở dưới vỏ cây hoặc khe đá. Trứng nở thành ấu trùng, sống dưới đất, sau đó nó bò lên, bám vào gốc cây rồi lột xác thành ve sầu trưởng thành. Có hai loại ve sầu được dùng làm thuốc là ve sầu thông thường và ve sầu bụng đỏ. Theo dược học cổ truyền, ve sầu, còn gọi là trách thiền, hắc tri tên khoa học là Cryptotympana japonica Kate, vị mặt ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt tức phong, trấn kinh an thần, được dùng để chữa trẻ em kinh phong, động kinh, trẻ khóc dạ đề Một số bài thuốc sử dụng ve sầu - Thấp nhiệt chú hạ: ve sầu 3 con, hoắc hương 10g, phượng lan 10g, hà diệp 10g, cốc nha 30g, mạch nha 30g, bán hạ chế 10g, lục thần khúc 10g, sắc uống. - Trẻ em sốt cao co giật: ve sầu 1 con, phục linh 15g, long cốt 30g, bột trân châu 0,3g (uống ngoài), câu đằng 15g (cho sau), bản lam căn 10g, bồ công anh 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 2 thang. - Trẻ em động kinh: ve sầu 3 con, bán hạ chế 10g, trần bì 6g, phục linh 10g, chích thảo 5g, khương trúc nhự 3g, chỉ xác 6g, sắc uống mỗi ngày 1thang, uống liền trong 1 tháng. - Trẻ em khóc dạ đề: ve sầu 1 con, cốc nha 10g, mạch nha 10g, phục linh 10g, sinh thạch cao 15g, trân châu mẫu 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền trong 3 ngày. - Tắc tia sữa: ve sầu 3 con, cá diếc 1 con, móng giò lợn 1cái, gia vị vừa đủ hầm ăn. Xác ve sầu, còn gọi là thiền thoái, thuyền thoái, tri liễu xác, thiền y cũng được dùng làm thuốc, vị mặn ngọt, tính hàn, vào 2 kinh phế và can, có công dụng tuyên phế tán phong, định kinh minh mục, giải nhiệt và giúp đậu sởi dễ mọc, được dùng để chữa trẻ em sốt cao co giật, khóc đêm nhiều, cảm mạo, ho mất tiếng, viêm tai giữa, thúc những nốt sởi chóng mọc ra ngoài, đau mắt đỏ, mò mắt, đinh sang thũng, thoát giang Một số bài thuốc chữa: - Cảm mạo, ho mất tiếng: thiền thoái 3g, ngưu bàng tử 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. - Đau đầu, chóng mặt: thiền thoái sao qua, tán bột, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước ấm, mỗi ngày 2 lần. - Phù toàn thân: thiền thoái, rễ cây vương tùng và cành tía tô lượng bằng nhau, nấu nước tắm hằng ngày. - Đau mắt đỏ, mờ mắt: dùng thiền thoái kết hợp với cốc tinh thảo, bạch tật lê, cúc hoa, phòng phong, thảo quyết minh, khương hoạt và hoàng cầm, sắc uống ngày 1 thang. - Viêm mũi dị ứng: thiền thoái tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g. - Ngứa ngoài da: thiền thoái 6g, địa phụ tử 15g, tạo giác thích 15g, sà sàng tử 10g, sắc kỹ 2 lần lấy chừng 1.000ml nước, để ấm rửa nơi bị ngứa nhiều lần trong ngày. - Đinh sang: thiền thoái 5g, cương tàm 5g, tán bột, trộn với giấm bôi xung quanh vết tổn thương, sau khi đã rút được ngòi lại dùng bột thuốc để bôi vào miệng vết thương. - Mày đay: thiền thoái 3g, quế chi 9g, phù bình 9g, bạch truật 9g, tạo giác thích 9g, địa phụ tử 9g, đan sâm 9g, bạch thược 9g, phòng phong 9g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc lấy thiền thoái rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi sao đen, tán bột, trộn với bột thích tật lê với tỷ lệ 2:1, sau đó làm thành viên hoàn mỗi viên nặng 9g, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên với nước ấm. - Da khô, nóng và ngứa: thiền thoái và tổ ong (nướng lên) lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4g với rượu nhạt. - Trẻ em mắt trợn ngược, đờm tắc, nóng sốt li bì: thiền thoái nấu với nước tương, phơi khô tán bột, cho uống mỗi lần 3 phân. - Trẻ em sốt cao co giật: thiền thoái 3g, câu đằng 6g, tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, chia uống 1-2 lần trong ngày. Đối với trẻ em còn đang bú, tán các vị thành bột mịn rồi hòa một ít vào sữa, cho uống làm nhiều lần trong ngày hoặc bôi vào núm vú cho trẻ bú. - Trẻ em khóc dạ đề: thiền thoái 50 cái, tán bột, chia uống 4 lần với nước sắc câu đằng. - Lòi dom (thoát giang): thiền thoái bỏ chân, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào hậu môn. Ve sầu bụng đỏ, còn gọi là hồng nương tử, tên khoa học là Huechys sanguinea De Geer, vị đắng cay, tính bình, có độc, có công dụng công độc, thông ứ, phá tích, được dùng để chữa huyết ứ đau bụng, kinh bế, chó dại cắn, tràng nhạc, ngứa lở (dùng ve sầu bụng đỏ 0,1, thanh đại 0,9g, lá phù dung 30g, băng phiến 10g, tất cả tán bột, hòa với mật ong bôi vào vết loét). . vào gốc cây rồi lột xác thành ve sầu trưởng thành. Có hai loại ve sầu được dùng làm thuốc là ve sầu thông thường và ve sầu bụng đỏ. Theo dược học cổ truyền, ve sầu, còn gọi là trách thiền, hắc. Ve sầu làm thuốc Mùa hè là mùa ve sầu sinh trưởng và phát triển. Thật khó có ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường mà lại quên được tiếng ve sầu và màu đỏ của hoa phượng. Tắc tia sữa: ve sầu 3 con, cá diếc 1 con, móng giò lợn 1cái, gia vị vừa đủ hầm ăn. Xác ve sầu, còn gọi là thiền thoái, thuyền thoái, tri liễu xác, thiền y cũng được dùng làm thuốc, vị mặn